Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý tài chín hở một số nước
nước cho Ban quản lý các dự án Nông nghiệp
- Từ phương thức quản lý ngân sách của một số nước, có thể thấy rằng: quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn là những phương thức quản lý mới đang được nhiều nước tiếp cận trong đó có cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nguồn lực ngân sách dồi dào.
- Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra chính là để giải quyết đòi hỏi nguồn ngân sách phải được sử dụng hiệu quả, minh bạch, công khai. Hiệu quả sử dụng ngân sách được lượng hóa thông qua những kết quả đầu ra cụ thể và để mọi người đều có thể đánh giá.
- Quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn là một cơ chế giúp phân bổ các nguồn lực giữa các ngành và các hoạt động của một ngành trong phạm vi mức trần ngân sách được xác định trước. Hay, quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn giúp phân bổ nguồn tài chính phù hợp với chính sách và chiến lược của Chính phủ trong một không gian tài khóa nhiều năm. Ưu điểm của công cụ này là kế hoạch luôn được bổ sung, cập nhật hàng năm, làm cho kế hoạch sống động, mang tính khả thi hơn.
- Do đó, đối với Việt Nam nói chung và CPO Nông nghiệp nói riêng cần phải có một hệ thống khuôn khổ pháp lý đầy đủ, có độ co giãn phù hợp, hạ tầng công nghệ thông tin, đội ngũ cán bộ quản lý với tư duy và trình độ đủ để tiếp cận với phương thức mới. Trong bối cảnh nước ta đã quen áp dụng phương thức quản lý ngân sách truyền thống dựa trên yếu tố đầu vào, ngân sách vốn đã có quy mô nhỏ lại phải dàn trải và sử dụng kém hiệu quả.
- Thực hiện rà soát, đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện các dự án đồng thời coi trọng công tác Kiểm toán.
- Cần có cơ chế thích hợp để tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp chính quyền. Các đơn vị được giao nhiệm vụ xác định rõ về trách nhiệm, thẩm quyền để thực hiện được một hệ thống phân cấp trách nhiệm rõ ràng. Phân cấp dựa trên nguyên tắc “lợi ích” để các bên cùng hiểu rõ về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình.
- Tăng cường công tác giám sát/ kiểm tra/ kiểm toán: thông qua các công cụ quản lý từ Bộ Tài chính đến các ban ngành tại địa phương, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, tạo điều kiện tăng tính minh bạch, khắc phục sai sót, rút ra bài học kinh nghiệm giúp đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án.
- Có sự điều phối và phối hợp hiệu quả của các phòng ban trong Ban cũng như các cơ quan chức năng liên quan, nỗ lực hài hòa các quy trình và thủ tục, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc thúc đẩy giải ngân để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính.