Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 57 - 60)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2.Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

3.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp sẽ được thu thập qua các báo cáo thống kê của Nhà nước, bộ ngành, các địa phương và cơ quan chuyên môn nghiệp vụ của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp. Ngoài ra, thông tin thứ cấp sẽ còn được thu thập từ các nguồn khác như sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học và mạng dữ liệu số trên internet.

3.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Số liệu và dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn chuyên sâu các cán bộ quản lý tài chính dự án tại Ban Quản lý các dự án nông nghiệp và ở các cơ sở triển khai thực hiện dự án về các nội dung: (i) lập kế hoạch tài chính và dự toán vốn đầu tư; (ii) chấp hành dự toán vốn đầu tư; (iii) báo cáo tài chính dự án; (iv) quyết toán vốn đầu tư và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về sử dụng vốn đầu tư của dự án; (v) những bất cập và nguyên nhân của chúng trong công tác quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA. Dung lượng mẫu điều tra được tổng hợp như ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Số lượng mẫu điều tra

TT Đối tượng phỏng vấn Số lượng

(người)

1 Cán bộ quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA tại Ban

Quản lý các dự án nông nghiệp - Bộ NN và PTNT 05 2 Cán bộ quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của các dự

án cụ thể 15

3 Cán bộ triển khai thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn ODA (kỹ

thuật, chuyên môn, đấu thầu, quản lý tài sản…) 30

Phương pháp phỏng vấn sẽ được thực hiện thông qua bảng hỏi có sẵn và các nội dung mở để phỏng vấn định lượng và phỏng vấn sâu các nội dung liên quan đến quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA.

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sẽ được sử dụng để phản ánh tình hình quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA tại Ban Quản lý các dự án nông nghiệp - Bộ NN và PTNT qua các năm. Mặt khác, nó cũng sẽ được dùng để mô tả số liệu liên quan đến thực trạng công tác quản lý tài chính đối với các dự án đầu tư tại CPO Nông nghiệp trong giai đoạn thực hiện từ năm 2014 đến 2016.

3.2.2.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Chủ yếu sẽ được sử dụng để so sánh kết quả của việc thực hiện kế hoạch tài chính và chấp hành dự toán chi cho thực hiện dự án theo năm tài chính, đối chiếu kết quả giải ngân cho dự án với các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA. Đây là cách thức và là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá mức độ chấp hành và sự nỗ lực của Ban Quản lý các dự án nông nghiệp - Bộ NN và PTNT trong công tác quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA.

3.2.2.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Phương pháp này sẽ được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA tại Ban Quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ NN và PTNT. Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng được nhìn nhận trên cơ sở tiếp cận theo mô hình tổ chức phân cấp quản lý tài chính, quy trình quản lý tài chính và hệ thống quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA.

3.2.2.4. Phương pháp chuyên gia

Để đảm bảo cho đề tài có ý nghĩa khoa học cao hơn, phương pháp chuyên gia sẽ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu để tham vấn ý kiến của chuyên gia có chuyên môn sâu về quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA và những người trực tiếp làm công tác quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp.

3.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Ban quản lý các dự án Nông nghiệp là một trong ba ban quản lý dự án ODA của Bộ NN&PTNT, việc nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại APMB có ý nghĩa quan trọng. Để làm rõ công tác quản lý tài chính ở CPO Nông nghiệp nghiên cứu lựa chọn hai dự án: dự án QSEAP đại diện cho 3 năm cuối của vòng đời dự án, VnSAT đại diện cho 2 năm đầu của vòng đời dự án. Việc lựa chọn nghiên cứu hai dự án sẽ cho ta thấy chu trình quản lý tài chính khép kín cho cả vòng đời dự án (vòng đời một dự án từ 5-6 năm), qua đó nhằm đúc rút được những kinh nghiệm, nhận biết những mặt còn tồn tại, hạn chế, khắc phục cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính trong thời gian tới.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý tài chính các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA tại ban quản lý các dự án Nông nghiệp

- Kế hoạch tổng thể

- Kế hoạch năm

- Sổ giải ngân

- Tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch - Số quyết toán

- Số được quyết toán.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả giải ngân - Dự toán vốn đầu tư hàng năm

- Vốn đầu tư thực hiện đề nghị quyết toán - Vốn đầu tư được chấp nhận quyết toán

- Vốn đầu tư không được chấp nhận quyết toán - Tỷ lệ vốn đầu tư đề nghị quyết toán so với dự toán

- Tỷ lệ vốn đầu tư được quyết toán so với số đề nghị quyết toán. 3.2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá theo các nhân tố ảnh hưởng

Chỉ tiêu đánh giá nhằm phân tích sự ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng trong công tác quản lý tài chính. Trong đó, các chỉ tiêu phân tích chủ yếu mang tính định tính. Phân tích các điều kiện về cơ chế, chính sách, vốn, con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 57 - 60)