Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 46)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Đất đai

Theo số liệu thống kê đất đai hàngsnăm được thể hiện qua bảng 3.1 cho chúng ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2014 là 108.166 ha và không có sự thay đổi qua 3 năm. Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2014 là 83.956 ha, tăng lên 84.023 ha năm 2015 (tăng thêm 67 ha). Năm 2016 diện tích đất nông nghiệp tiếp tục tăng 84.121 ha so với năm 2015 tăng thêm 98 ha do một phần diện tích đất phi nông nghiệp được chuyển sang đất nông nghiệp.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Mộc Châu qua các năm 2014 - 2016 TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 15/14 16/15 BQ Tổng diện tích tự nhiên 108.166 100,00 108.166 100,00 108.166 100,00 100,00 100,00 100,00 I Đất nông nghiệp 83.956 77,62 84.023 77,68 84.121 77,77 100,08 100,12 100,10

1 Đất sản xuất nông nghiệp 34.617 32,00 35.198 32,54 35.487 32,81 101,68 100,82 101,25

2 Đất lâm nghiệp 49.217 45,50 48.704 45,02 48.513 44,84 98,86 99,61 99,23

3 Đất nuôi trồng thủy sản 101 0,10 100 0,10 100 0,10 99,01 100,00 99,50

4 Đất nông nghiệp khác 21 0,02 21 0,02 21 0,02 100,00 100,00 100,00

II Đất phi nông nghiệp 4.823 4.46 4.756 4,40 4.658 4,31 98,61 97,94 98,27

1 Đất ở 710 0,66 713 0,66 720 0,67 100,42 100,98 100,70

2 Đất chuyên dùng 1.574 1,46 1.501 1,39 1.422 1,31 95,36 94,74 95,05

3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 319 0,29 319 0,29 319 0.29 100,00 100,00 100,00

4 Đất sông suối, mặt nước 1.510 1,40 1.510 1,40 1.510 1,40 100,00 100,00 100,00

III Đất chưa sử dụng 19.387 17,92 19.387 17,92 19.387 17,92 100,00 100,00 100,00

Một số chỉ tiêu BQ

1 Đất NN/lao động 1,58 - 1,53 - 1,51 - 96,73 99,03 97,87

2 Đất NN/nhân khẩu 0,82 - 0,80 - 0,78 - 96,94 97,74 97,34

Đất sản xuất nông nghiệp qua 3 năm đều có xu hướng tăng lên với mức tăng bình quân là 1,25% do một phần diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cụ thể là trồng cây ăn quả. Đất lâm nghiệp năm 2015 giảm 513 ha so với 2014, năm 2016 tiếp tục giảm 191 ha so với năm 2015 do chuyển từ đất rừng sản xuất sang trồng cây ăn quả. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác không có sự biến động qua 3 năm.

Đất phi nông nghiệp giảm liên tục qua 3 năm với tốc độ giảm bình quân 1,73%. Nguyên nhân chính là do diện tích đất chuyên dùng giảm, năm 2014 là 1.574 ha, năm 2016 là 1422 ha (giảm 152 ha) với tốc độ giảm bình quân là 4,95% do chuyển từ diện tích đất chuyên dùng sang đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất ở có xu hướng tăng nhẹ với mức tăng bình quân là 0,7% trong đó: diện tích đất ở tại nông thôn giảm với tốc độ giảm bình quân 2,53%; ngược lại thì diện tích đất ở tại đô thị lại có xu hướng tăng, năm 2016 là 173 ha, năm 2014 là 169 ha (tăng 4ha) (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2016).

3.1.2.2. Dân số, lao động

Dân số và lao động là một yếu tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế.

Trên địa bàn huyện Mộc Châu có 10 dân tộc, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 38,5%; dân tộc Thái chiếm 30,1%; dân tộc Mông chiếm 12,2%; dân tộc Mường chiếm 12,4%; dân tộc Dao chiếm 5,7%; dân tộc Xinh Mun chiếm 0,7%; dân tộc Tày chiếm 0,28%; các dân tộc khác chiếm 0,12% (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2016).

Qua bảng 3.2 Tình hình dân số lao động của huyện cho chúng ta thấy: Số hộ có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: Tổng hộ năm 2014 là 19.333 hộ tăng lên 21.691 hộ năm 2016, tốc độ tăng bình quân 5,92%/năm. Trong đó hộ nông nghiệp có xu hướng tăng chậm hơn hộ phi nông nghiệp: hộ nông nghiệp là 15.338 hộ năm 2014 tăng lên 16.693 hộ năm 2016, tốc độ tăng bình quân là 4,32%; hộ phi nông nghiệp tăng từ 3.995 hộ năm 2014 lên 4.998 hộ năm 2016, tấc độ tăng bình quân là 11,85%/năm. Số nhân khẩu tăng từ 102.220 khẩu năm 2014 lên 108.100 khẩu năm 2016, với tốc độ tăng bình quân là 2,84%/năm. Tỷ lệ nam/nữ tương đương tỷ lệ quốc gia, cấu trúc tuổi hợp lý với tỷ lệ dân số trẻ (dưới 15 tuổi) chiếm khoảng 24,6%. Số lao động tăng từ 53.255 lao động năm 2014 lên 55.702 lao động năm 2016, tốc độ tăng bình quân là 2,27%/năm.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Mộc Châu qua các năm 2014 – 2016 STT Chỉ tiêu ĐVT STT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ

Tổng nhân khẩu Người 102.220 100,00 105.530 99,89 108.100 100,00 103,24 102,44 102,84

1 Nam Người 50.737 49,64 52.774 49,95 53.866 49,83 104,01 102,07 103,04 2 Nữ Người 51.483 50,36 52.756 49,93 54.234 50,17 102,47 102,8 102,63 Tổng số lao động L.động 53.255 100,00 55.097 100,00 55.702 100,00 103,46 101,1 102,27 1 Lao động NN L.động 44.509 83,58 45.739 83,02 45.806 82,23 102,76 100,15 101,45 2 Lao động phi NN L.động 8.746 16,42 9.358 16,98 9.896 17,77 107 105,75 106,37 Tổng số hộ Hộ 19.333 102,38 20.459 106,86 21.691 107,54 105,82 106,02 105,92 1 Hộ NN Hộ 15.338 81,23 15.876 82,92 16.693 82,76 103,51 105,15 104,33 2 Hộ phi NN Hộ 3.995 21,16 4.583 23,94 4.998 24,78 114,72 109,06 111,85 Chỉ tiêu BQ

1 BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 5,29 - 5,16 - 4,98 - 97,56 96,62 97,09

2 BQ lao động/hộ L.động/hộ 2,75 - 2,69 - 2,57 - 97,76 95,36 96,55

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo chiều hướng tích cực nhưng diễn ra tương đối chậm, cơ cấu lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm (năm 2014 chiếm 83,58% tổng số lao động, năm 2016 giảm còn 82,23%), cơ cấu lao động phi nông nghiệp tăng lên (năm 2014 chiếm 16,42 % tổng số lao động, năm 2016 chiếm 17,77%). Hiện nay, Mộc Châu đã và đang thu hút được nhiều lao động chất lượng khá ở nơi khác đến làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng nông sản chất lượng cao và bắt đầu kinh doanh du lịch. Bình quân về lao động /hộ, khẩu/hộ có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2014 BQ lao động/hộ 2,75 lao động, BQ khẩu/hộ là 5,29 khẩu. Năm 2016 giảm BQ lao động/hộ còn 2,57 lao động; BQ khẩu/hộ là 4,98 khẩu. (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2016).

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Là một huyện nằm cách xa thành phố Sơn La với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Mộc Châu có những bước chuyển mình theo nhịp độ phát triển kinh tế chung của các huyện thị trong tỉnh, từng bước đưa nền kinh tế đi vào ổn định và phát triển. Thực hiện chủ trương đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ yếu, từng bước CNH - HĐH nền kinh tế đất nước kết hợp với điều kiện văn hoá và truyền thống lao động cần cù sáng tạo của con người Việt Nam. Trong những năm qua giá trị sản xuất các ngành tăng lên đáng kể.

a. Sản xuất nông - lâm nghiệp

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2016 (giá năm 2010) ước đạt 2.018 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch; giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác đạt khoảng 42,75 triệu đồng, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 22,1% so với kế hoạch (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2016).

+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 31.332ha tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Diện tích cây lương thực có hạt đạt 24.943 ha, bằng 96,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,46% so với kế hoạch; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 104.818 tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ, bằng 96,96% so với kế hoạch và trên 1.778ha ngô ủ ướp, sản lượng cây ngô làm thức ăn ủ ướp đạt khoảng 54.113 tấn tăng 51,6% so với cùng kỳ (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2016).

- Tập trung chăm sóc, thâm canh diện tích cây công nghiệp hiện có, triển khai trồng mới các loại cây lâu năm. Tổng diện tích trồng cây chè đạt 1.875 ha,

tăng 2,35% so với cùng kỳ; trồng mới 13 ha chè, diện tích cho sản phẩm 1.774ha, sản lượng chè búp tươi đạt 24.304 tấn tăng 1,25% so với cùng kỳ, trong đó có 248,16ha chè được cấp giấy chứng nhận VietGap. Tổng diện tích cây ăn quả hiện có 4.064ha, tăng 37,7% so với cùng kỳ, trồng mới 902ha, tăng 492 ha so với cùng kỳ; sản lượng thu hoạch đạt 26.497 tấn, tăng 51,9% so với cùng kỳ, trong đó có 1.952 ha mận hậu, tăng 513ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 16.617 tấn, tăng 47,1% so với cùng kỳ (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2016).

- Duy trì phát triển vùng sản xuất rau trái vụ và rau an toàn, diện tích rau hoa chất lượng cao đạt 1.434 ha, tập trung chủ yếu tại xã: Đông Sang, Mường Sang, Chiềng Hắc và thị trấn Nông trường Mộc Châu, trong đó có 21,3ha rau an toàn được cấp giấy chứng nhận VietGap, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2015 (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2016).

+ Công tác chăn nuôi:

- Thực hiện Kết luận số 126/KL-HU ngày 07/3/2016 của Ban Thường vụ huyện ủy, UBND huyện đã tổ chức thực hiện tốt quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 của UBND tỉnh, năm 2016 đàn bò sữa đạt 18.680 con, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng sữa tươi ước đạt 68.848 tấn, tăng 12,5% (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2016).

- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện đạt 113 ha; toàn huyện có 95 lồng cá, với tổng thể tích là 6.014 m3, giảm 33 lồng so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân giảm chủ yếu do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa bão xảy ra nhiều, gây ảnh hưởng đến việc nuôi cá lồng của nhân dân (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2016).

+ Sản xuất lâm nghiệp

- Trong hai năm qua đã trồng 609,43ha rừng tập trung bằng 110,8% kế hoạch được giao. Chăm sóc rừng trồng 669,1ha, đạt 100% kế hoạch; khoanh nuôi tái sinh 5.600 ha, đạt 100% kế hoạch. Bảo vệ rừng hiện còn 46.580 ha, đạt 100% so với kế hoạch năm. Thực hiện Thông báo số 120-TB/TU ngày 30/11/2015 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về chủ trương trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh nhân dịp tết trồng cây hàng năm, UBND huyện đã phát động trồng trên 92.200 cây phân tán, bằng 384,2% so với cùng kỳ, đạt 108% kế hoạch.

- Hoàn thành công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng cho 4.310 chủ rừng của 15 xã, thị trấn và 3 tổ chức, với diện tích 45.837,8 ha, tổng kinh phí 7.815 triệu đồng; độ che phủ rừng năm 2016 đạt 47,1%(Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2016).

- Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác phòng, chống cháy rừng. Trong năm, toàn huyện đã phát hiện, xử lý 48 vụ = 43 đối tượng vi phạm về Luật Bảo vệ và phát triển rừng (giảm 26 vụ so với cùng kỳ 2015); tổng diện tích rừng bị thiệt hại do chặt phá rừng trái phép 0,442 ha; thu nộp ngân sách nhà nước 302,45 triệu đồng; tang vật tịch thu 29,423m3 gỗ các loại (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2016).

b. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Ngành công nghiệp tiếp tục có bước phát triển khá, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (theo giá hiện hành) đạt 2.692,702 tỷ đồng tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 2.388,436 tỷ đồng chiếm 88,7%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 290,415 tỷ đồng chiếm 10,8%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,851 tỷ đồng chiếm 0,51%. Một số sản phẩm có xu hướng tăng cao so với cùng kỳ năm 2015 như: sữa thanh trùng tăng 11,9%, sữa chua tăng 22%, điện thương phẩm tăng 11,2%, nước máy sinh hoạt tăng 10,4% (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2016).

Qua bảng 3.3 Kết quả sản xuất của các ngành trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 – 2016 cho ta thấy ngành công nghiệp, xây dựng tuy không phải là thế mạnh của huyện nhưng lại có giá trị sản xuất cao hơn so với các ngành sản xuất khác, giá trị sản xuất của ngành ngày càng tăng. Năm 2014, giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng là 2.145.642 triệu đồng, tăng lên là 2.540.900 triệu đồng năm 2016 với tốc độ tăng bình quân 3 năm đạt 8,82%.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản tăng lên từ 1.758.730 triệu đồng năm 2014 lên 2.085.630 triệu đồng năm 2016 với tốc độ tăng bình quân 8,9%.

Mộc Châu có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nắm bắt được điều này huyện Mộc Châu ngày càng chú trọng đầu tư để phát triển dịch vụ, thương mại. Vì vậy, cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ, thương mại cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Năm 2014, giá trị sản xuất của ngành là 1.185.232 triệu đồng, tăng lên là 1.525.770 triệu đồng năm 2016 với tốc độ tăng bình quân 13,46% cao hơn tốc độ tăng bình quân các ngành khác.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành của huyện Mộc Châu qua các năm 2014 – 2016 TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) SL (Tr.đ) Cơ cấu (%) SL (Tr.đ) Cơ cấu (%) SL (Tr.đ) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ Tổng giá trị sản xuất 5.089.604 100,00 5.761.733 100,00 6.152.300 100,00 113,21 106,78 109,95

1 Nông, lâm, thủy sản 1.758.730 34,56 2.002.078 34,75 2.085.630 33,90 113,84 104,17 108,90

2 Công nghiệp, xây dựng 2.145.642 42,16 2.346.055 40,72 2.540.900 41,30 109,34 108,31 108,82

3 Dịch vụ, thương mại 1.185.232 23,29 1.413.600 24,53 1.525.770 24,80 119,27 107,94 113,46

Một số chỉ tiêu bình quân

1 Tổng GTSX/Hộ 263,26 - 281,62 - 283,63 - 106,98 100,71 103,80

2 Tổng GTSX/Khẩu 49,79 - 54,60 - 56,91 - 109,66 104,24 106,92

3 Tổng GTSX/LĐ 95,57 - 104,57 - 110,45 - 109,42 105,62 107,50

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

a. Mạng lưới giao thông

Với lợi thế nằm trên trục quốc lộ 6, huyện Mộc Châu có nhiều điều kiện để đón khách du lịch từ mọi miền của tổ quốc và khách du lịch quốc tế. Huyện Mộc Châu có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua như Quốc lộ 6,43,37... nên hàng năm đón nhận nhiều tuyến du lịch đến tham quan, một số xã của huyện Mộc Châu tiếp giáp với lòng hồ sông Đà nên cũng có nhiều điều kiện để phát triển du lịch đường thủy.

- Mạng lưới đường bộ: Với tổng chiều dài đường bộ là 733,6 km, trong đó đường Quốc lộ là 113,7 km, đường tỉnh dài 37,3 km và còn lại là đường giao thông nông thôn. Cụ thể:

+ Đường Quốc lộ: Quốc lộ 6 đã được nâng cấp, đây là tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc, đoạn chạy qua huyện dài 32,7 km. Quốc lộ 43 tổng chiều dài 81 km từ bến phà Vạn Yên ra cửa khẩu quốc gia Lóng Sập, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, đá dăm láng nhựa.

+ Đường tỉnh có 3 tuyến dài 37,3 km: Tỉnh lộ 104 từ thị trấn Nông trường Mộc Châu đến Tân Lập dài 22 km, tỉnh lộ 102 từ Quốc lộ 43 đến Chiềng Sơn dài 11 km, tỉnh lộ 101A từ thị trấn Nông trường Mộc Châu đến Vân Hồ dài 4,3km, kết cấu mặt đường đá dăm, láng nhựa, kinh phí duy tu sửa chữa hàng năm thấp nên đang xuống cấp nghiêm trọng.

+ Đường đô thị dài 25,76 km thuộc thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường Mộc Châu, các tuyến đường này cơ bản đã được cứng hóa.

+ Đường huyện dài 79,6 km, kết cấu mặt đường: đá dăm láng nhựa (Mộc Châu – Đông Sang, Nà Mường – Tà Lại, Mường Sang – Chiềng Khừa dài 9km), hiện tại một số tuyến đường nhựa do nguồn kinh phí bảo dưỡng thường xuyên quá thấp (5 triệu/km/năm) đã xuống cấp trầm trọng. Còn lại 3 tuyến đường đất (Tân Lập – Tân Hợp, Nà Mường – Quy Hướng, Mường Sang – Chiềng Khừa dài 27,6 km) và các tuyến đường đất còn lại khác mùa mưa đi lại rất khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 46)