Thực trạng liên kết phát triển hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 97 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.8. Thực trạng liên kết phát triển hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn

bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

4.2.8.1. Liên kết theo chiều dọc

Trong việc phát triển DLCĐ và dịch vụ homestay, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa “3 nhà” bao gồm nhà dân, nhà nước và nhà doanh nghiệp. Trong đó,

nhà nước giữa vai trò trung gian kết nối giữa các hộ gia đình cung ứng dịch vụ homestay với các công ty du lịch.

Vấn đề khó khăn nhất đối với các hộ gia đình là nguồn khách, bởi đặc thù của dịch vụ homestay là các hộ gia đều là đồng bào các dân tộc, họ chưa thể tiếp cận được với các hoạt động marketing hay chủ động tìm kiếm nguồn khách. Do vậy, việc cung cấp nguồn khách hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các công ty lữ hành. Còn việc xúc tiến quảng bá, kết nối các hộ gia đình với các công ty lữ hành hiện nay đang phụ thuộc chủ yếu vào các cơ quan chuyên môn của địa phương.

Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch Sơn La hiện đang là đơn vị tích cực đứng ra đảm nhận nhiệm vụ đó.

Bảng 4.20. Thực trạng liên kết của hộ với các doanh nghiệp lữ hành

STT Chỉ tiêu

Đông Sang Tân Lập SL (n=40) CC (%) SL (n=20) CC (%)

1 Tham gia liên kết 11 27,50 4 20,00

2 Hình thức liên kết 0,00

- Hợp đồng chính thống 0 0,00 0 0,00

- Hợp đồng phi chính thống 11 100,00 4 100,00

3 Nội dung liên kết 0,00 0,00

- Phân bổ khách du lịch 11 100,00 4 100,00

- Cung cấp thông tin, nguồn lực 9 81,82 1 25,00 - Cung cấp các dịch vụ du lịch 10 90,91 3 75,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Hiện nay sự liên kết hoạt động du lịch cộng đồng giữa doanh nghiệp, nhà nước và cộng đồng dân cư trong các DLCĐ tại Mộc Châu chưa gắn bó chặt chẽ về các mặt như sự hưởng lợi của người dân, hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng công cộng trên địa bàn, mở rộng ngành nghề … Khi tiến hành điều tra ý kiến người dân tham gia phát triển DLCĐ tại Mộc Châu thì có tới 70% số người được phỏng vấn nhận thức được rằng người dân có trách nhiệm quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên khi hỏi về mức độ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn của các hộ tham gia các hoạt động du lịch cộng đồng thì có 60% số người được hỏi có câu trả lời là không tốt hơn.

4.2.8.2. Liên kết theo chiều ngang

Các chuyên gia kinh tế du lịch nhận định để phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch cộng đồng nói riêng thì cần có sự liên kết vùng miền. Các địa phương cần phải liên kết, hỗ trợ nhau phát huy lợi thế, khai thác các nguồn lực một cách hợp lý. Do vậy, đẩy mạnh hợp tác, liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch là việc làm cần thiết để tạo sức mạnh chung.

Bảng 4.21. Thực trạng liên kết của hộ làm du lịch với các hộ khác

STT Chỉ tiêu

Đông Sang Tân Lập SL (n=40) CC (%) SL (n=20) CC (%)

1 Tham gia liên kết 40 100,00 20 100,00

2 Hình thức liên kết

- Hợp đồng chính thống 0 0,00 0 0,00

- Hợp đồng phi chính thống 40 100,00 20 100,00 3 Nội dung liên kết

- Phân bổ khách du lịch 3 7,50 5 25,00

- Vay mượn nguồn lực 38 95,00 16 80,00

- Cung cấp các dịch vụ du lịch 14 35,00 11 55,00

- Cung cấp hàng hóa 29 72,50 13 65,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Trong những năm vừa qua, để phát triển du lịch cộng đồng, Mộc Châu đã hợp tác phát triển du lịch với các huyện khác trong tỉnh và với các tỉnh bạn. Ngày 16/2/2011, UBND huyện Mộc Châu đã ký kết với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội trong lĩnh vực hợp tác phát triển du lịch. Theo đó trong năm 2011, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội sẽ giúp huyện Mộc Châu xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo mang bản sắc địa phương; tiến hành quy hoạch, xây dựng các chương trình, tuyến, điểm du lịch giữa các vùng miền; tổ chức các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua hoạt động truyền thông, hội chợ, triển lãm. Hỗ trợ huyện đẩy mạnh việc quảng bá, thu hút đầu tư,

khai thác giá trị của di sản Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất duy nhất của Việt Nam đã được UNESCO công nhận; hỗ trợ công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách, tổ chức các hội nghị mang tính Quốc gia, Quốc tế nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 97 - 100)