Yếu tố con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 107 - 108)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc

4.2.4. Yếu tố con người

Các hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch cộng đồng phụ thuộc nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất hiện có. Những gia đình có điều kiện về cơ sở vật chất tốt như nhà cửa, công trình vệ sinh, không gian… sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh dịch vụ homestay, như cung cấp cho các đoàn khách nơi tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống… số lượng khách tiếp đón có thể nhiều hay ít, và phụ thuộc khá nhiều vào không gian nhà cửa cũng như những điều kiện cơ sở vật chất khác. Mặt khác các tuyến đường nội huyện, các tuyến đường liên thông giữa Mộc Châu với các vùng khác thuận lợi sẽ là điều kiện tốt để du khách đi du lịch. Các công trình văn hóa tín ngưỡng, các công trình phục vụ du lịch cộng đồng… cũng cần được quy hoạch lại không gian kiến trúc, đầu tư đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan cũng như hoạt động dịch vụ của các hộ.

Hộp 4.4. Trình độ văn hóa người dân thấp, du lịch cộng đồng chậm phát triển

"Hiện nay người dân toàn xã chúng tôi đa số là người dân tộc, nhận thức về phát triển du lịch còn kém, việc chặt chém khách du lịch và nghĩ tới lợi ích trước mắt làm cho du lịch cộng đồng tại địa phương còn nhiều khó khăn khi khách du lịch có tâm lý e sợ".

Phỏng vấn ông: Vàng A Thao - Chủ tịch xã Tân Lập, tại UBND xã Tân Lập, lúc 15h ngày 07/4/2017 Trong quá trình thực hiện phát triển du lịch cộng đồng, huyện Mộc Châu đã quan tâm công tác quy hoạch, tập trung và phát huy tối đa các nguồn lực, tuy nhiên nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp, người dân thoát nghèo nhưng chưa thực sự bền vững nên nguồn lực từ cả phía nhà nước và người dân đều rất hạn chế. Về cơ bản thì tiêu chí cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Trong bối cảnh hiện nay việc huy động và sử dụng nguồn lực là một vấn đề cần

tiếp tục được quan tâm và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, và đây là vấn đề mang tính dài hơi do sự hạn chế của Mộc Châu về tiềm lực kinh tế.

Bảng 4.25. Trình độ văn hóa của hộ

STT Chỉ tiêu Hộ làm du lịch CĐ Hộ không làm du lịch SL (n=60) (%) CC (n=30) SL (%) CC 1 Không đi học 0 0,00 4 13,33 2 Cấp I 4 6,67 3 10,00 3 Cấp II 22 36,67 8 26,67 4 Cấp III 34 56,67 15 50,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Bên cạnh tiềm lực kinh tế, nguồn lực lao động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Mộc Châu còn hạn chế, kể cả về chất lượng lẫn số lượng. Lao động chủ yếu là những chủ hộ gia đình có trình độ học vấn thấp. Số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất ít, điều này làm giảm chất lượng phục vụ, do không có chuyên môn cũng như khả năng tiếp đón khách du lịch.

Trong tương lai, cần có các giải pháp nâng cao chất lượng cũng như số lượng nhân lực tham gia vào hoạt động du lịch, xây dựng hình ảnh con người Mộc Châu ôn hòa, sâu sắc và am hiểu về lịch sử, các giá trị văn hóa của quê hương cũng như có khả năng giới thiệu cho du khách hiểu và thêm yêu mến đất nước

con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 107 - 108)