Thực trạng quy hoạch du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 71 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

4.1.2. Thực trạng quy hoạch du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu

4.1.2.1. Định hướng quy hoạch phát triển du lịch huyện Mộc Châu

của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La về việc Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham mưu, ban hành và thực hiện các chính sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015 thuộc lĩnh vực Văn hoá, Thể thao và Du lịch cụ thể như: Hoạt động xúc tiến và môi trường đầu tư của ngành. Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định trình Chính phủ phê duyệt, hàng năm Ban quản lý khu du lịch Mộc Châu lập kế hoạch đầu tư và thực hiện triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm xây dựng Khu du lịch sinh thái Mộc Châu thành khu du lịch Quốc gia, thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu là trung tâm du lịch quan trọng của tỉnh.

- UBND tỉnh đã chủ động chỉ đạo xây dựng và trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số: 319/NQ-HĐND ngày 13/4/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XII, kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 phê chuẩn Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2020.

- Đề án phát triển xã hội hoá các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2010, đã được HĐND tỉnh Ban hành Kế hoạch thực hiện xã hội hóa các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2010.

- UBND tỉnh phê duyệt, ban hành Quy chế quản lý bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La; Kế hoạch số: 64/KH - UBND ngày 01/9/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về quản lý, bảo vệ phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến 2020.

- Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 366/2011/NQ-HĐND ngày 18 tháng 3 năm 2011 Về việc Quy định mức chi đối với các hoạt động văn hoá, nghệ thuật quần chúng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Nghị quyết số 37/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2012 về Sửa đổi mức chi đối với một số nội dung của Nghị quyết số 366/2011/NQ-HĐND ngày 18/3/2011 của HĐND tỉnh về việc quy định mức chi đối với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng trên địa bàn tỉnh Sơn La.

HĐND tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho một số nội dung, công việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Hỗ trợ 90% cho việc xây dựng nhà văn hóa xã, nhà văn hóa bản.

- Nghị quyết số 342/2012/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đội văn nghệ bản với mức hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/bản/năm.

- Định hướng xây dựng các trung tâm cụm xã, trung tâm xã có đủ sân thể thao, nhà văn hoá xã và hệ thống truyền thanh cơ sở. Phấn đấu 75% số xã đạt tiêu chuẩn văn hoá, 80% các bản có đội văn nghệ, đội thể thao, các xã được phủ sóng truyền hình, trên 80% dân số được xem truyền hình, các xã, bản đều có đài truyền thanh.

Những cơ chế, chính sách trên đã có tác động tích cực đến công cuộc đổi mới ở địa phương, nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, đặc biệt là ở các huyện, xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

* Định hướng, quy hoạch phát triển cụm du lịch tại Mộc Châu

+ Cụm du lịch thị trấn Mộc Châu: Đây là trung tâm du lịch của huyện. Ranh giới bao gồm thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông Trường và các xã Đông Sang, Mường Sang, Chiềng Hắc, Chiềng Sơn, Tân Lập, Chiềng Khừa, Lóng Sập, một phần xã Phiêng Luông.

Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch tham quan thị trấn Mộc Châu; Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; Du lịch thể thao tập huấn; Du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ, tổ chức các sự kiện; Du lịch hợp tác thương mại; Du lịch tham quan nông nghiệp; Du lịch văn hoá - lễ hội tại thị xã Mộc Châu; Du lịch tham quan hang Động.

+ Cụm du lịch phía Bắc huyện Mộc Châu: Bao gồm các xã: Chiềng Khoa, Mường Men, Chiềng Yên, Tô Múa, Mường Tè, Hua Păng, Nà Mường, Quy Hướng, Suối Bảng, Liên Hoà, Tà Lại và một phần xã Phiêng Luông. Trung tâm du lịch phụ trợ đặt tại khu vực bản Nà Sà thuộc xã Nà Mường và bản Khoỏng thuộc xã Mường Men.

Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch sinh thái cộng đồng; Du lịch tham quan tự nhiên; Du lịch tham quan nông nghiệp; Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; Du lịch trải nghiệm, thể thao mạo hiểm; Du lịch tham quan sông Đà.

Nha, Tân Xuân, Vân Hồ, Lóng Luông. Trung tâm vùng du lịch đặt tại xã Tân Xuân. Các điểm tài nguyên du lịch thuộc cụm du lịch Đông Nam bao gồm: Du lịch tham quan thiên nhiên; Du lịch văn hoá - lễ hội dân gian; Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch cộng đồng.

- Tuyến du lịch chính:

+ Mộc Châu - Vân Hồ - Lóng Luông. + Mộc Châu - Chiềng Hắc - Thị xã Sơn La. + Mộc Châu - Nà Mường - Quy Hướng. + Mộc Châu - Mường Sang - Lóng Sập. - Tuyến du lịch phụ trợ:

+ Tuyến Bó Nhàng (Vân Hồ) - địa phận hạt 5 (Phiêng Luông) - Thị trấn Mộc Châu

+ Mộc Châu - Tân Lập - Tà Phình - Nậm Khao - Tân Hợp.

+ Mộc Châu - Chiềng Khoa –Tô Múa - Mường Tè - Quang Minh. + Mộc Châu - Chiềng Sơn - Xuân Nha - Vân Hồ hoặc đi Mường Lát. + Tuyến du lịch đường thủy tham quan hồ thuỷ điện Hoà Bình. - Điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp:

+ Khu Trung tâm du lịch Mộc Châu.

+ Khu du lịch Đồi Thông - bản Áng, xã Đông Sang. - Điểm du lịch sinh thái cộng đồng:

+ Điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Nà Sài, xã Nà Mường. + Điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Nậm Khao, xã Tân lập. + Điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Khoỏng, xã Mường Men. - Điểm du lịch tham quan tự nhiên:

+ Điểm du lịch Thác Dải Yếm xã Đông Sang.

+ Điểm du lịch suối nước nóng Mường Khoa, xã Chiềng Khoa + Điểm du lịch suối nước nóng Phụ Mẫu - xã Chiềng Yên. + Điểm du lịch suối nước nóng bản Bó - xã Suối Bảng + Điểm du lịch suối nước nóng Hua Păng- xã Hua Păng. + Điểm du lịch khu công nghệ cao tại Thị trấn Mộc Châu. - Điểm du lịch vui chơi giải trí tổng hợp và chuyên đề:

+ Công viên vui chơi giải trí (VCGT) tiểu khu 7, thị trấn Mộc Châu. + Công viên VCGT tổng hợp (khu trung tâm hành chính mới). + Công viên VCGT khu du lịch Trung tâm. (thị trấn Mộc Châu)

4.1.2.2. Đánh giá của hộ về quy hoạch, cơ cấu tổ chức phát triển du lịch cộng đồng huyện Mộc Châu

Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn huyện Mộc Châu đều được cụ thể hóa thành các kế hoạch, có sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội. Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo sát với tình hình thực tế.

Bảng 4.1. Dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các bản du lịch cộng đồng huyện Mộc Châu

STT Các hạng mục Hoàn thành

1 Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển du lịch

cộng đồng tại Bản Áng Đến 2020

2 Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển du lịch

cộng đồng tại Bản Vặt Đến 2020

3 Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển du lịch

cộng đồng tại Bản Tà Phình-Phiêng Cành Đến 2020 4 Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển du lịch

cộng đồng tại Bản Nậm Khoa 2021 - 2030

5 Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển du lịch

cộng đồng tại Bản Cà Đặc 2021 - 2030

6 Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển du lịch

cộng đồng tại Bản Lóng Luông-Vân Hồ Đến 2020 Nguồn: UBND huyện Mộc Châu (2017) Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý du lịch giữ vai trò quản Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý du lịch giữ vai trò quản lý vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch cộng đồng: đặt ra các khung pháp lý về du lịch, bảo tồn, quản lý môi trường, sử dụng lao động... nhằm hướng các hoạt động du lịch trong cộng đồng theo hướng bền vững và giúp duy trì hoạt động của mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương.

Cộng đồng dân cư địa phương đóng vai trò là người thụ hưởng các kiến thức và các nguồn hỗ trợ để có thể chủ động tham gia vào hoạt động du lịch từ khâu hoạch định, quản lý tới trực tiếp kinh doanh như: đánh giá tiềm năng nhằm đưa ra các quyết định về đầu tư phát triển du lịch, đầu tư cung ứng các dịch vụ du

lịch, chủ động liên kết với các đối tác để tổ chức quản lý và tham gia công tác bảo tồn; xây dựng các quy chế quản lý, tự quản, phân chia lợi ích... Vì thế, cộng đồng chính là nhân tố duy trì sự phát triển du lịch cộng đồng sau khi mô hình du lịch cộng đồng đã được xây dựng và áp dụng tại địa phương mình.

Ghi chú: mũi tên chỉ mối quan hệ trực tiếp;

chỉ sự tác động và quan hệ gián tiếp;

Đội ẩm thực Đội hướng dẫn

viên du lịch Đội Văn hóa,

văn nghệ, thể thao Các nguồn tài trợ khác Các nhà đầu tư, đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch Đội dịch vụ lưu trú Tổ TQDLCĐ bản (có 3 đến 5 người)

Ban chỉ đạo phát triển DLCĐ cấp xã (có 2 đến 3 người)

Khách du lịch (Khách hàng)

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý và các hoạt động của hoạt động du lịch cộng đồng

Nguồn: UBND huyện Mộc Châu (2017) Mô hình quản lý (tổ chức phân công lao động) cơ cấu tổ chức ban chỉ đạo, tổ tự quản, đội dịch vụ gồm những người thực hiện các hoạt động dịch vụ DL tại cộng đồng, quy chế hoạt động và các văn bản mang tính định hướng trong công tác quản lý, hoạt động DL cho một điểm DL gắn với cộng đồng; Phân phối được thể hiện rõ trong nội dung quy chế quản lý thu chi tài chính của cộng đồng tuân theo quy ước cộng đồng bản DL và hương ước của bản.

Bảng 4.2. Đánh giá của người dân và cán bộ về quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng huyện Mộc Châu STT Chỉ tiêu Hộ dân Cán bộ SL (n=90) Tỷ lệ (%) SL (n=6) Tỷ lệ (%)

Biết về quy hoạch 32 35,56 6 100,00

Mức độ phù hợp với địa phương

1 Rất phù hợp 14 43,75 5 83,33

2 Phù hợp 11 34,38 1 16,67

3 Không phù hợp 7 21,88 0 0,00

Nguồn thông tin biết về quy hoạch

1 Loa truyền thanh 8 25,00 1 16,67

2 Họp thôn bản 21 65,63 1 16,67

3 Báo, pano 1 3,13 4 66,67

4 Tivi, Internet 2 6,25 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nghiên cứu cho thấy qua đánh giá của người dân về quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc Châu chỉ có 35,56% số hộ được điều tra biết đến quy hoạch, có 100% số cán bộ được hỏi có biết đến quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng. Trong 35,56% số hộ biết đến quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng chỉ có 21,88% số hộ đánh giá quy hoạch không phù hợp và nguồn thông tin cung cấp cho các hộ về quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng đó là họp thôn bản chiếm 65,63% số hộ biết về quy hoạch.

Bảng 4.3. Đánh giá của người dân tại điểm nghiên cứu về quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn

STT Chỉ tiêu

Xã Đông Sang Xã Tân Lập SL (n=40) Tỷ lệ (%) SL (n=20) Tỷ lệ (%)

Biết về quy hoạch 27 67,50 3 15,00

Mức độ phù hợp với địa phương

1 Rất phù hợp 13 48,15 1 33,33

2 Phù hợp 9 33,33 2 66,67

3 Không phù hợp 5 18,52 0 0,00

Nguồn thông tin biết về quy hoạch

1 Loa truyền thanh 7 25,93 1 33,33

2 Họp thôn bản 19 70,37 2 66,67

3 Báo, pano 0 0,00 0 0,00

4 Tivi, Internet 1 3,70 0 0,00

Trong số 32 hộ biết về quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc Châu chỉ có 30 hộ đang làm du lịch chiếm 50% số hộ đang làm du lịch cộng đồng được điều tra biết về quy hoạch, có 2 hộ trong nhóm hộ không làm du lịch có biết về quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng. Trong 30 hộ đang làm du lịch biết về quy hoạch phát triển du lịch có 27 hộ thuộc xã Đông Sang, chỉ có 3 hộ thuộc xã Tân lập biết về quy hoạch. Như vậy có thể thấy thông tin về quy hoạch chưa được phổ biến rộng rãi và chưa đồng đều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 71 - 78)