Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
3.2.4.1. Phương pháp Thống kê mô tả
Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê (số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân,...) để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như tác động của hoạt động phát triển du lịch cộng đồng đến thu nhập và đời sống của người dân cùng với những thuận lợi, khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể
phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong những năm qua.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên việc phân tích hoạt động du lịch cộng đồng tại các xã: Đông Sang, Tân Lập theo các bản, theo các hộ khác nhau để khái quát một cách sâu sắc nhất thực trạng năng lực phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu.
3.2.4.2. Phương pháp Thống kê so sánh
Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau. Đây chính là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong phân tích của đề tài nghiên cứu này. Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng kia trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau.
So sánh quy mô du lịch, nguồn thu nhập, phương thức tổ chức du lịch... giữa các bản, các hộ với nhau để từ đó tìm ra nguyên nhân, hạn chế, khó khăn và tìm ra giải pháp phù hợp nhất với với loại hình du lịch cộng đồng tại địa phương.
3.2.4.3. Phương pháp phỏng vấn người nắm giữ thông tin (Key Infomant Person- KIP)
Là một phương pháp định tính, được tiến hành phỏng vấn sâu những người nắm giữ thông tin/ các chuyên gia trong/ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin cho đánh giá nhu cầu và sử dụng các kết quả nghiên cứu để lập kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp cho việc hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.