Thực trạng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 94 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.6. Thực trạng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du

du lịch cộng đồng huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Là một trong những ngành kinh tế dịch vụ đòi hỏi nhiều lao động có chuyên môn nghề nghiệp cao, tuy nhiên, lao động có trình độ được đào tạo chuyên ngành du lịch có bằng cấp chỉ chiếm 10% số lao động trong ngành. Lao động trong lĩnh vực du lịch còn rất hạn chế và chỉ chiếm 1% tổng số lao động của huyện. Trình độ lao động trong nghành du lịch còn rất hạn chế, hầu hết lao động chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ chuyên môn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của du lịch Mộc Châu.

Du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu mang lại thu nhập cho cộng động địa phương, thấy được nguồn lợi từ du lịch mang lại nhiều người dân làm du lịch cộng đồng một cách tự phát. Tuy nhiên, do nhận thức là du lịch cộng đồng dễ làm và cho thu nhập cao nên nhiều hộ gia đình xây dựng cơ sở để kinh doanh du lịch ồ ạt, thiếu tính toán, nên nhiều cơ sở không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, nguồn thu không ổn định. Cũng do tự phát, nhiều hộ dân chưa có nhận thức đầy đủ về làm du lịch cộng đồng, đa phần các hộ là người dân tộc thiểu số, thái độ thân thiện, cởi mở nhưng thiếu tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ và phong cách phục vụ, hạn chế rất nhiều đến đón tiếp

hình thành như Mộc Châu và hấp dẫn du khách nhất chính là chất lượng nguồn nhân lực. Mộc Châu, nơi có nhiều hộ kinh doanh dịch vụ homestay khá đẹp, gia đình tiếp đón thân thiện nhưng lại không có hướng dẫn viên du lịch tại điểm để giới thiệu cho du khách về văn hóa, kiến trúc, lối sống của bà con người dân tộc Mông địa phương.

Du lịch cộng đồng là mô hình không mới, và cũng là định hướng phát triển ngắn hạn, hợp lý và có thể đem lại thành công ở Mộc Châu trong khi các dự án lớn chưa thực hiện được. Nhưng để đưa lại sản phẩm tốt không dễ bởi khách cần được trải nhiệm, được tìm hiểu văn hóa chính bà con địa phương, cùng vào bếp nấu cơm, đi nương, lao động cùng bà con chứ không chỉ đơn thuần là nơi ăn và ngủ như hiện tại. Muốn như vậy, mỗi gia đình làm dịch vụ du lịch cộng đồng tại Mộc Châu đều phải là một hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch, nắm rõ bản sắc dân tộc mình, thân thiện nhưng vẫn phục vụ du khách chu đáo, chuyên nghiệp.

Để thực thi hiệu quả chiến lược phát triển, quản lý chặt chẽ đầu tư, tài nguyên phục vụ cho phát triển bền vững và xây dựng sản phẩm, vấn đề cốt lõi là nguồn nhân lực. Trong thời gian tới, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách đối với du lịch Mộc Châu, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, kiến thức văn hoá - xã hội và về tự nhiên - môi trường của những người làm du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 94 - 95)