Thực trạng công tác tổ chức, quản lý trong phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 95 - 97)

đồng huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Việc tổ chức, quản lý du lịch huyện Mộc Châu hiện nay được Uỷ ban nhân dân huyện giao cho Phòng Văn hóa - Thông tin huyện là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch. Trong những năm qua Phòng Văn hoá - Thông tin huyện đã nghiên cứu đề xuất với Uỷ ban nhân dân huyện nhiều việc có liên quan đến sự phát triển du lịch trên địa bàn. Bước đầu đã thực hiện tốt việc chuyển các nhà khách, nhà nghỉ của các ngành sang kinh doanh dịch vụ; quản lý vĩ mô được các doanh nghiệp dịch vụ du lịch nhất là dịch vụ lưu trú và dịch vụ lữ hành. Nhưng việc đầu tư duy trì, bảo tồn các di tích lịch sử và các sản phẩm du lịch, nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện còn bị gặp những khó khăn và trì trệ trong khai thác kinh doanh, xây dựng các khu vui chơi, giải trí lớn đồng bộ.

Bảng 4.17. Đánh giá của khách du lịch về công tác quản lý du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La STT Chỉ tiêu Du lịch cộng đồng Du lịch khác SL (n=45) CC (%) (n=15) SL (%) CC 1 Rất tốt 5 11,11 2 13,33 2 Tốt 9 20,00 5 33,33 3 Trung bình 25 55,56 7 46,67 4 Kém 6 13,33 1 6,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Trong những năm gần đây nhận thức và chỉ đạo của các cấp, các ngành về du lịch ở Mộc Châu chưa toàn diện và đồng bộ. Việc xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án tiến hành chậm. Vốn đầu tư vào ngành còn hạn chế. Quản lý du lịch còn nhiều bất cập. Số lượng lao động trong ngành du lịch chưa được đáp ứng, sự phối hợp liên ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Hiện nay tổ chức quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện đã được củng cố, kiện toàn nhằm phát huy vai trò nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động Du lịch, UBND huyện đã ra quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Văn hoá - Thông tin thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn. Tuy nhiên hệ thống quản lý từ huyện xuống cơ sở chưa được triển khai đồng bộ, chưa có sự phân công theo dõi, quản lý chuyên ngành du lịch.

Bảng 4.18. Nhận định của hộ đang làm du lịch về vai trò của ban quản lý trong phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc Châu

STT Chỉ tiêu

Đông Sang Tân Lập SL (n=40) CC (%) SL (n=20) CC (%) 1 Xây dựng quy chế 40 100,00 20 100,00

2 Thực thi quy định, quy chế 37 92,50 18 90,00

3 Phân bổ khách du lịch 19 47,50 11 55,00

4 Đảm bảo quyền lợi cho các bên 8 20,00 7 35,00 5 Cung cấp thông tin, nguồn lực 33 82,50 19 95,00

Tại một số địa phương có các điểm du lịch, các lễ hội thu hút được nhiều khách tham quan du lịch, song lực lượng tham gia chủ yếu là bán chuyên trách, kiêm nhiệm nên năng lực quản lý, điều hành các hoạt động về du lịch còn hạn chế. Nhiều chính sách quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động du lịch như các quy định về quản lý cơ sở lưu trú, hoạt động kinh doanh lữ hành chưa được thực hiện nghiêm túc.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch huyện Mộc Châu, đến thời điểm hiện nay cơ bản là chưa có. Điều này ảnh hưởng đến sự thống nhất trong tập trung các hoạt động trong việc đầu tư xây dựng cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực và quy hoạch, kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.

Bảng 4.19. Nhận định của du khách về vai trò của ban quản lý trong phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc Châu

STT Chỉ tiêu

Du lịch cộng đồng Du lịch khác SL

(n=45) CC (%) (n=15) SL CC (%)

1 Xây dựng quy chế 43 95,56 15 100,00

2 Thực thi quy định, quy chế 40 88,89 14 93,33

3 Phân bổ khách du lịch 45 100,00 15 100,00

4 Đảm bảo quyền lợi cho các bên 34 75,56 11 73,33 5 Cung cấp thông tin, nguồn lực 41 91,11 13 86,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua khảo sát khách du lịch về vai trò của ban quản lý cho thấy 100% du khách cho rằng ban quản lý có vai trò phân bổ khách du lịch, có 96,67% số du khách được khảo sát cho rằng ban quản lý có vai trò trong xây dựng quy chế hoạt động chung cho du lịch trên địa bàn. Chỉ có 75% số du khách cho rằng ban quản lý có vai trò đảm bảo quyền lợi cho các bên trong đó có bên cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp du lịch và du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 95 - 97)