Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 33 - 35)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng

2.1.4.1. Điều kiện kinh tế địa phương

Đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển. Sự phát triển của du lịch kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, nhưng bên cạnh đó thì du lịch cũng lệ thuộc vào các ngành này về nhiều mặt như: ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.

Hàng năm, du lịch góp phần tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm, như thực phẩm tươi sống: thịt lợn, gà, bò.... của nông nghiệp cũng như qua sơ chế sẵn như: đường, bơ, sữa, đồ hộp...là những mặt hàng không thể thiếu trong việc cung ứng các bữa ăn cho khách du lịch. Nếu như ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn, uống thì ngành công nghiệp nhẹ cung cấp các dịch vụ, tiện nghi sinh hoạt hàng ngày đối với khách du lịch. Là cầu nối giữa nhà cung cấp dịch vụ với điểm đến của của du khách, sự phát triển giao thông vận tải là nhân tố không thể thiếu trong sự phát triển của du lịch. Nếu như các điều kiện chung ảnh hưởng đến nhu cầu cung và cầu thì điều kiện kinh tế chủ yếu tác động đến khả năng cung ứng du lịch của địa phương (Nguyễn Văn Đính, 2008).

2.1.4.2. Chính sách phát triển du lịch

Có vai trò quyết định đến hoạt động du lịch nói chung và phát triển du lịch cộng đồng nói riêng. Một khu vực dù có nguồn tài nguyên du lịch phong phú,

mức sống của người dân tương đối cao nhưng chính quyền địa phương không đưa ra các quyết sách hỗ trợ cho hoạt động du lịch thì hoạt động này không thể phát triển được (Nguyễn Văn Đính, 2008).

2.1.4.3. Khả năng cung ứng nhu cầu dịch vụ

Với điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch với nhiều loại hình khác nhau. Một số tính chất hợp phần tự nhiên có sức hấp dẫn như: khí hậu, địa hình, vị trí địa lý.... những nhân tố được đưa vào khai thác trực tiếp trong hoạt động du lịch:

Khi xem xét các điểm du lịch cần đánh giá về các vị trí tiếp giáp, toạ độ địa lý, vị trí so với các trung tâm kinh tế, văn hoá du lịch và các lợi thế, từ đó luận giải các điều kiện du lịch và các điểm du lịch. Là một trong các nhân tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh ở điểm du lịch. Địa hình càng đa dạng, tương phản và độc đáo tạo nên sức hấp dẫn với du khách. Du khách thường có xu hướng chọn nơi có khí hậu ôn hoà để du lịch. Trong các yếu tố của khí hậu, thì nhiệt độ và độ ẩm liên quan chặt chẽ đến nhau có ảnh hưởng chính đến cảm giác của con người. Qua quan trắc và nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác lập được một số chỉ tiêu gọi là chỉ tiêu sinh khí hậu để đánh giá mức độ thuận lợi về mặt khí hậu đối với hoạt động du lịch. Tuỳ thuộc vào từng vùng khí hậu mà con người có thể hoặc không thể thích nghi với khí hậu nói chung nơi con người sống lâu dài hay tạm thời. Nhiều yếu tố khí hậu có thể tham gia vào quá trình hình thành các bệnh do thời tiết, khí hậu (Bùi Thị Hải Yến, 2008).

Tính mùa vụ của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu. Các vùng khác nhau có tính mùa du lịch không như nhau do ảnh hưởng của thành phần khí hậu.

2.1.4.4. Yếu tố con người

Cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào hệ thống du lịch dưới nhiều hình thức, cung cấp nhân lực hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch và bản thân họ có thể là điểm hấp dẫn du lịch. Cộng đồng địa phương là những người trực tiếp tiếp nhận những tác động kinh tế – xã hội – môi trường cả tiêu cực và tích cực. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình ra chính sách phát triển du lịch bền vững được thừa nhận rộng rãi và có ý nghĩa quan trọng, bởi vì cộng đồng địa phương người được hưởng lợi trực tiếp thông qua việc phát triển du lịch bền vững (Nguyễn Văn Lưu, 2006).

2.1.4.5. Điều kiện an ninh chính trị

An ninh chính trị phải đảm bảo hoà bình, ổn định để mở rộng cho các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá giữa các dân tộc. Du lịch chỉ phát triển được trong bầu không khí hoà bình, thân thiện, hữu nghị giữa các dân tộc, giúp du khách có cảm giác an toàn khi được tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn. Ngoài sự ổn định về chính trị thì an toàn xã hội cũng là một trong các tiêu chí quan trọng để phát triển du lịch bởi lẽ các hiện tượng thiên tai, dịch bệnh...có ảnh hưởng rất lớn đến du lịch (Nguyễn Văn Đính, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 33 - 35)