Bài học kinh nghiệm rút ra từ mô hình phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 40 - 45)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ mô hình phát triển du lịch cộng đồng

Một cộng đồng lớn mạnh và được tổ chức chặt chẽ chính là điều kiện thuận lợi để phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng. Quy trình xây dựng năng lực cho địa phương là rất cần thiết. Quy trình này đòi hỏi địa phương phải mất một thời gian dài mới có thể tự hoạt động và kinh doanh. Một khi hoạt động du lịch đã phát triển thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế của cả vùng tăng theo cấp số nhân. Sự phối hợp chặt chẽ với các công ty du lịch là vấn đề mấu chốt. Rõ ràng rằng những hộ gia đình thành công nhất trong bản là những hộ có mối quan hệ khăng khít với các công ty này. Việc thu hút các công ty đó, tham gia ngay từ đầu vào quá trình quy hoạch là rất cần thiết,vì những công ty này rất năng động trong việc đi tìm hoặc tạo lập một điểm đến thu hút khách du lịch mới. Trong quá trình quy hoạch cũng cần phải xem xét tới vấn đề thương mại hóa có thể xảy ra

do thiếu kế hoạch lường trước.

Việc lựa chọn địa điểm cần được xem xét kỹ lưỡng, nằm trong chiến lược phát triển sản phẩm của các công ty điều hành du lịch. Do đó việc thương mại hóa sản phẩm trở nên dễ dàng hơn và thu hút được nhiều du khách tới bản hơn. Khu vực này đã trải qua một quá trình phát triển du lịch trước khi dự án DLCĐ được triển khai. Vai trò tích cực của cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các công ty du lịch tại địa phương đã tạo ra những thay đổi lớn trong quá trình phát triển cộng đồng. Chính quyền lãnh đạo trong vùng cũng đã có những đóng góp đáng kể tạo nên yếu tố thành công và cũng là đối tác lựa chọn đúng đắn của DLCĐ. Các thành viên hoạt động tích cực trong ban quản lý du lịch cùng với tinh thần đoàn kết cộng đồng cao cũng như tỷ lệ biết chữ lớn, thói quen sinh hoạt tốt (sạch sẽ) đã góp phần tạo nên tiêu chuẩn dịch vụ du lịch có chất lượng. Trong quá trình vận động, cần tìm ra nhân tố tác động, người có ảnh hưởng lớn đến người dân trong bản, ví dụ như trưởng bản, và cũng là người có năng lực tổ chức tốt hơn các hoạt động trong vùng.

Trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình DLCĐ cần tận dụng tối đa thế mạnh của tiềm năng du lịch, bao gồm nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của tỉnh để phục vụ cho việc phát triển DLCĐ.

Bảo tồn và phát huy hiệu quả các yếu tố truyền thống văn hóa của các dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh, để tạo ra sự khác biệt về sản phẩm du lịch từ đó nâng cao sức mạnh cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch so với những điểm DL khác.

Tận dụng được nguồn nhân lực lao động và lợi thế của dân cư địa phương, giúp cho người dân địa phương thấy rõ vị trí và trách nhiệm của mình trong việc phát triển du lịch, đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia lợi ích cho cộng đồng.

2.2.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan

1. Hạng Dương Thành (2014). Phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Nghiên cứu đã có những tổng quan về lý luận cũng như những thực tiễn trong phát triển du lịch cộng đồng, đánh giá được thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương cũng như phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch cộng đồng, từ đó đưa ra các giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng tại Quảng Bạ, Hà Giang.

Dựa trên lợi thế về điều kiện địa hình tự nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc, đề tài đã phân tích được tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng tại 5 thôn

thuộc 5 xã đại diện cho huyện Quảng Bạ. Tuy nhiên, để phát triển được du lịch cộng đồng thì huyện Quảng Bạ chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu như: (i)Hệ thống cơ sở vật chất chưa được đầu tư: đường giao thông chủ yếu là đường đất; chưa đảm bảo được cung cấp nước sạch sinh hoạt; chưa có hệ thống điện thắp sáng 24/24; hầu hết chưa có nhà nghỉ cộng đồng; thông tin liên lạc chưa thông suốt. (ii) Người dân tự phát làm du lịch cộng đồng hoặc được chưa ý thức được phát triển du lịch cộng đồng là như thế nào? Bài toán đặt ra của Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Quảng Bạ: Khai thác giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể làm thế mạnh phát triển du lịch cộng đồng nhưng bị hạn chế bởi cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và các yếu tố khác. Vậy thì giải pháp nào để Quảng Bạ phát triển du lịch cộng đồng theo định hướng phát triển kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ? Mặc dù, nghiên cứu đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng nhưng giải pháp để phát triển được du lịch cộng đồng thì mới chỉ dừng lại là: xây dựng làng văn hoá.

2. Lô Văn Ốc (20125). Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Đề tài nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hoá truyền thống nhằm: (i) Mang lại giá trị kinh tế đồng thời có ý nghĩa trong việc giáo dục mọi người để hiểu biết về lịch sử của dân tộc mình; (ii) Đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội, ổn định chính trị xã hội; (iii) Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương. Trong quá trình phát triển và dưới tác động của du lịch, những người dân tộc thiểu số từng bước hoà nhập chung vào sự phát triển kinh tế tại địa phương và nền kinh tế thị trường.Văn hoá địa phương thông qua du lịch dường như mềm dẻo, đa dạng, tích cực và được biểu đạt ra thế giới bên ngoài. Loại hình du lịch này giúp cho các nét văn hoá đặc sắc riêng của địa phương đến với du khách, khơi gợi lòng tự hào dân tộc, khuyến khích gìn giữa những nét đẹp cổ xưa của địa phương. Khai thác văn hoá địa phương là yếu tố thu hút du khách đến với du lịch ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

3. Nguyễn Huy Hoàng và Cs (2014).Nghiên cứu nội dung và giải pháp xây

dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn văn hoá, giảm nghèo và bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La. Là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, nhóm tác giả nghiên cứu nội dung và giải pháp xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Sơn La nhằm: (i) Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc tại tỉnh Sơn La. (ii) Phát triển kinh tế, ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng các dân tộc tại tỉnh

Sơn La.(iii) Nâng cao nhận thức trách nhiệm và hành động cho cộng đồng các dân tộc về giữ gìn và bảo vệ môi trường tại tỉnh Sơn La trong hoạt động du lịch.

Nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động kinh tế chủ yếu của tỉnh Sơn La là nông - lâm nghiệp, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển nên đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn. Từ khi có quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, cuộc sống của bà con các dân tộc ở Sơn La nói chung và vùng chịu ảnh hưởng của dự án đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội nhưng mức sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh Sơn La còn gặp những khó khăn nhất định. Để nâng cao đời sống cho đồng bào vùng tái định cư thủy điện Sơn La nói riêng và đồng bào các dân tộc trong tỉnh nói chung, cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ. Một trong những hướng quan trọng để phát triển kinh tế dịch vụ là phát triển du lịch trên cơ sở khai thác và bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng. Đồng thời, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa và đô thị hóa như hiện nay, sự giao thoa giữa những nền văn hóa đã tạo nên bức tranh văn hóa phong phú, đa dạng và có những biến đổi nhất định. Trước thực tế đó, những giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của dân tộc cần phải bảo tồn và gìn giữ. Do vậy phát triển du lịch cộng đồng ở Sơn La là một nhu cầu cấp thiết giúp đồng bào có điều kiện để gìn giữ, bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Vì thế, song song những giải pháp để cộng đồng phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động du lịch cần phải nâng cao nhận thức để đồng bào làm tốt công tác bảo vệ môi trường, điều đó sẽ giúp cộng đồng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách bền vững.

* Đánh giá chung về công trình nghiên cứu có liên quan: Các nghiên cứu

trên được thực hiện tại các địa điểm khác nhau, trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch của địa phương, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng. Dù nghiên cứu từ góc độ nào thì cả ba công trình nghiên cứu trên đều hướng đến mục đích: Tìm ra giải pháp phát triển du lịch cộng đồng nhằm: Giải quyết an sinh xã hội mà trực tiếp là cộng đồng địa phương làm du lịch; tạo kế sinh nhai, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương; bảo tồn văn hoá địa phương….Tuy nhiên, với nghiên cứu: "Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An" và "Nghiên cứu nội dung và giải pháp xây dựng mô

hình phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn văn hoá, giảm nghèo và bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La" thì nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng nhằm góp phần bảo tồn văn hóa, giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Đây là một hướng nghiên cứu mới nhằm khai thác những giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc để phát triển du lịch, góp phần giảm nghèo và giúp cho người dân địa phương gìn giữ và bảo vệ môi trường nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Với nghiên cứu: "Phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang" thì dựa trên các lợi thế điều kiện tự nhiên, văn hoá bản địa để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ tập trung chủ yếu khai thác lợi thế về dân tộc tạo ra bản sắc văn hoá địa phương nhưng chưa làm rõ được các tiềm năng khác phục vụ cho phát triển du lịch. Như vậy câu hỏi đặt ra: Nếu chỉ khai thác một khía cạnh là bản sắc văn hoá dân tộc có là thế mạnh lâu dài để Quảng Bạ phát triển du lịch?

Cũng nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng, đề tài "Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La" là hướng đi đúng đắn trong chủ trương phát triển kinh tế chung của tỉnh và địa phương, định hướng phát triển kinh tế theo loại hình dịch vụ. Đề tài đã nêu bật được tiềm năng của huyện Mộc Châu khi phát triển du lịch cộng đồng, khai thác tiềm năng du lịch vào các mùa trong năm mang lại nguồn thu nhập ổn định, bền vững cho cộng đồng địa phương và Nhà nước, khắc phục được tính thời vụ trong phát triển du lịch. Đồng thời, đề tài cũng đã đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng trong những năm tiếp theo tránh bị rơi vào tình trạng "ăn xổi ở thì".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 40 - 45)