Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch cho đối tượng tham gia là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 110 - 120)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch cho đối tượng tham gia là

là Nhà nước

4.3.1.1. Về cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La nói chung và của từng ngành kinh tế nói riêng trong đó có du lịch. Vì thế nhằm phát huy tối đa tiềm năng du lịch cộng đồng và vận hành mô hình DLCĐ ở Sơn La hiêụ quả, đạt được các mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh cần ban hành những cơ chế chính sách cụ thể, đó là:

Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại các bản thực nghiệm; Có chính sách hỗ trợ kinh phí để người dân địa phương tại các bản DLCĐ thực hiện: Nâng cấp cơ sở hạ tầng đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà vệ sinh. Khôi phục, phát triển các nghề thủ công truyền thống như: nghề dệt thổ cẩm, nghề thêu, nghề đan lát … phục vụ du lịch. Xây dựng sản phẩm du lịch mang sắc thái riêng có chất lượng của bản DLCĐ. Bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về du lịch cho cộng đồng. Bảo tồn, phát huy những đặc trưng văn hóa của địa phương. Tôn tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường tại khu vực bản.

Có chính sách hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm du lịch của địa phương để các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống họ có nguồn thu, đảm bảo cuộc sống. Có cơ chế quản lý phù hợp đối với hoạt động DLCĐ: quản lý khách quốc tế tại địa bàn xã, bản, công tác an ninh trật tự, kiểm tra, giám sát… Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình kinh doanh lưu trú tại gia như: thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khách lưu trú… Có chính sách ưu tiên, đãi ngộ với nghệ nhân để bảo tồn di sản vật thể, phi vật thể của địa phương.

4.3.1.2. Quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cộng đồng

Thực tế cho thấy các bản có lợi thế về mặt tự nhiên, cảnh quan, văn hóa độc đáo để phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc Châu đều cách

xa trung tâm, cở sở hạ tầng đặc biệt giao thông chưa đồng bộ. Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, để đón khách du lịch đến các bản cần phải có đường giao thông, nơi đón tiếp, nơi đỗ xe, nơi nghỉ, nơi ăn, uống, nơi tham quan, nơi mua sắm hàng lưu niệm, nơi vệ sinh.

Đảm bảo những điều kiện trên, cần có quy hoạch, đầu tư tổng thể về cở sở hạ tầng. Trong điều kiện hiện nay, khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các địa phương vùng sâu, vùng xa nhiều bất cập, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp cần phải tính toán để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Khi điểm du lịch được lựa chọn là điểm du lịch cộng đồng, cần phải quy hoạch chi tiết, phát triển theo định hướng thị trường lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Quy hoạch này phải được sự tham gia đóng góp không chỉ của các chuyên gia về các lĩnh vực du lịch mà phải được sự tham gia và đồng thuận của cộng đồng dân cư địa phương, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp.

4.3.1.3. Thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng

Thu hút các nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, tập thể, cá nhân đầu tư phát triển du lịch cộng đồng; cơ sở hạ tầng để cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương, đồng thời để phát triển du lịch cộng đồng, hỗ trợ các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng. Tổ chức huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, du lịch, công ty lữ hành, du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ngoài ra đề xuất trình UBND tỉnh, UBND huyện kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ những doanh nghiệp trung ương, các doanh nghiệp tỉnh bạn bằng cách hợp tác đôi bên cùng có lợi: Đối với những doanh nghiệp đầu tư vốn cho huyện phát triển du lịch, tỉnh sẽ có những cơ chế, chính sách thông thoáng, giúp tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở những tour tuyến đến địa phương huyện cho khách của mình; Hoặc kêu gọi những sự giúp đỡ của các doanh nghiệp đó với việc đề cao những hình thức du lịch có trách nhiệm. Bằng hình thức này không những tỉnh, huyện, xã sẽ có khả năng nhận được sự giúp đỡ về tài chính của doanh nghiệp, khách du lịch mà còn có cơ hội nhận được những tư vấn quý báu của họ trong việc phát triển DLCĐ theo hướng bền vững. Bên cạnh đó huyện, xã tận dụng một số quỹ của cộng đồng để làm nguồn vốn cho phát triển du lịch. Nguồn vốn này tuy không nhiều nhưng nếu sử dụng hợp lý, nó cũng sẽ có tác dụng thay đổi bộ mặt du lịch của địa phương. Tại các xã có chủ trương phát triển du lịch, lãnh đạo huyện cần làm việc với tỉnh Sơn La để kêu gọi đầu tư, đưa ra những chính sách,

ưu đãi đối với những tổ chức nước ngoài đầu tư vào huyện và xã. Các hình thức kêu gọi có thể áp dụng như thông qua các trang thông tin điện tử của tỉnh hoặc trang web của huyện, hoặc cũng có thể dựa vào các dự án phát triển DLCĐ của các tổ chức quốc tế vào Việt Nam. Trong thực tế, những dự án phát triển Du lịch Cộng đồng ở Sơn La tuy không đóng góp trực tiếp về vốn cho huyện, xã nhưng đã gián tiếp giúp huyện, xã giảm đi phần nào những chi phí đào tạo cho người dân địa phương cách làm du lịch. Nhờ những dự án này, huyện cũng có thể kêu gọi đầu tư, kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế cho du lịch huyện nói chung và DLCĐ nói riêng. Khi đã có được số vốn nhất định, huyện, xã xem xét thật kỹ để phân bổ số vốn vào những hạng mục cần được đầu tư: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng để cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương, đồng thời để phát triển du lịch. Các cơ sở hạ tầng nên được đầu tư như đường giao thông, chợ, quy hoạch các khu du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan, tôn tạo các di tích lịch sử, bảo vệ rừng.... đường giao thông là cầu nối giúp du khách đến với cộng đồng địa phương. Nếu giao thông thuận tiện, khả năng tiếp cận của du khách đối với cuộc sống của dân cư bản địa, truyền thống văn hóa của cộng đồng sẽ nâng cao. Hệ thống giao thông tốt, hệ thống điện, nước tốt sẽ khuyến khích du khách nghỉ qua đêm tại bản. Như vậy số lượng du khách đến với bản làng sẽ gia tăng, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương.

Nguồn vốn hỗ trợ các hộ gia đình để phát triển du lịch sử dụng chủ yếu vào mục đích xây dựng nhà lưu trú; Nhiều hộ gia đình có mong muốn kinh doanh lưu trú tại gia nhưng lại không có đủ chi phí để làm nhà. Vì vậy, huyện, xã và Ban quản lý DLCĐ có thể xem xét sử dụng nguồn vốn để giúp nhân dân xây dựng nhà lưu trú; nếu cần thiết, có thể coi đó như một hình thức cho vay với lãi suất thấp, khuyến khích họ tham gia tích cực vào việc phát triển DLCĐ. Một phần nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch, nâng cao năng lực phục vụ du lịch của nhân dân địa phương. Sau khi các dự án phát triển Du lịch Cộng đồng chấm dứt hoặc đang trong giai đoạn chờ kinh phí, các lớp đào tạo của dự án ngừng hoạt động, một phần nguồn vốn có thể được trích ra để duy trì các lớp đào tạo, giúp nâng cao nhận thức của người dân địa phương về du lịch.

Các hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng ở địa phương có nhu cầu được hỗ trợ vốn phát triển DLCĐ cần phải có ý tưởng làm du lịch, ý tưởng bảo tồn, bảo lưu vốn văn hóa cổ truyền đặc sắc; tôn tạo nhà sàn cổ, ý tưởng chế biến

các sản phẩm nông nghiệp thành ản phẩm ẩm thực độc đáo, phục hồi các nghề thủ công, đảm bảo nhân lực thực hiện, dự trù kinh phí thực hiện xây dựng mô hình phục vụ du lịch từ hộ gia đình. Các hộ gia đình ký cam kết thực hiện, sau đó nhận được hỗ trợ về vốn phát triển DLCĐ.

4.3.1.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và quảng bá thu hút thị trường

a. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về DLCĐ, cách làm DLCĐ mang lại hiệu quả thiết thực cho các đối tượng làm DLCĐ tại các địa phương bao gồm; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chính quyền địa phương, các hộ gia đình tại các xã, bản làng/thôn tham gia làm DLCĐ. Để thực hiện được giải pháp trên cần tiến hành: Giới thiệu chủ trương, định hướng, nghị quyết phát triển du lịch, DLCĐ của UBND tỉnh Sơn La, giới thiệu tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch và DLCĐ nói riêng trên địa bàn. Đồng thời giới thiệu, hướng dẫn phát triển DLCĐ với nội dung: Kiến thức, đặc điểm, nguyên tắc phát triển, điều kiện cơ bản và những đóng góp của DLCĐ, vai trò của DLCĐ đối với địa phương; giới thiệu một số mô hình DLCĐ và cách làm những mô hình du lịch cộng đồng hiệu quả trong và ngoài tỉnh Sơn La đến người dân. Bên cạnh đó cần đào tạo, tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn về DLCĐ đáp ứng nhu cầu phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch tại các bản/làng văn hóa du lịch cộng đồng trên địa bàn. Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức về DLCĐ, cách làm DLCĐ tại cơ sở, thống nhât xây dựng quy ước bảo vệ di sản văn hóa địa phương, bảo vệ cảnh quan môi trường, lồng gép các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức vào các hoạt động của các tổ chức: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội người cao tuổi trong các bản. Giới thiệu và quảng bá luật tục tiến bộ trong việc bảo vệ di sản, tài nguyên, môi trường ở đồng bào Thái, H'Mông, … Chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến các sản vật địa phương, phát triển các nghề thủ công truyền thống, các dịch vụ lưu trú, ăn uống cho khách du lịch kết hợp việc bảo tồn đặc trưng văn hóa, môi trường tại cộng đồng. Từ đó hướng dẫn người dân cách làm DLCĐ tạo ra sinh kế tổng hợp mang lại thông qua hoạt động DLCĐ ở hộ gia đình, địa phương. Tổ chức học hỏi, trao đổi và đúc rút một số kinh nghiệm của đối tác; khi những dự án kết thúc hoặc đang trong giai đoạn chờ kinh phí, các lớp đào tạo của dự án ngừng hoạt động. Các trung tâm đội ngũ cán bộ du lịch chuyên trách vẫn có thể tổ chức các lớp đào tạo cho nhân dân địa phương trên địa bàn tỉnh. Các lớp

đào tạo có thể là những bài mới hoặc đơn thuần chỉ là nhắc lại nhiều lần những gì mà người dân đã được học để giúp họ nhớ những điều quan trọng trong phát triển DLCĐ. Từ đó giúp nâng cao nhận thức của dân cư địa phương về DLCĐ.

b. Quảng bá thu hút thị trường

Nhằm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến với du lịch cộng đồng Mộc Châu cần thực hiện tốt công tác quảng bá thu hút thị trường, đó là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về DLCĐ tại huyện. Giới thiệu quảng bá các sản phẩm DLCĐ của huyện tại các hội trợ, triển lãm, Festival… In ấn tờ rơi quảng bá hình ảnh tới du khách trong và ngoài nước về DLCĐ; Cập nhật thường xuyên những tin bài trên trang web của Sở VH-TT&DL về các sản phẩm DLCĐ của huyện; Có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích khách du lịch sử dụng các sản phẩm du lịch; Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá và tuyên truyền: Đối tượng xúc tiến, quảng bá nên tập trung vào các thị trường mục tiêu đã được xác định. Nội dung xúc tiến quảng bá cần nhấn mạnh đến thông tin về các điểm du lịch Sơn La, địa chỉ cung cấp các dịch vụ du lịch và hệ thống sản phẩm du lịch của địa phương đặc biệt là các sản phẩm du lịch cộng đồng. Các kênh thông tin sử dụng nên thực hiện qua các trung gian như thông qua các công ty du lịch, các hướng dẫn viên hay qua việc xuất bản các tờ rơi, tờ gấp, các sách hướng dẫn du lịch Sơn La. Đặc biệt cần đẩy mạnh và cập nhật các thông tin xúc tiến qua Internet. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế đến Sơn La. Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch để phát triển du

lịch cộng đồng ở địa phương: Ban Quản lý du lịch cộng đồng cần xây dựng mối

quan hệ đối tác chiến lược với một số công ty du lịch, ưu tiên các công ty chuyên khai thác các tuyến trên địa bàn. Liên kết với các đơn vị truyền thông, các nhà làm phim để làm các phim ngắn, phim tư liệu, phim điện ảnh... để quảng bá hình ảnh của Mộc Châu.

4.3.1.5. Tăng cường huy động mọi nguồn lực, các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển du lịch cộng đồng

Nhằm huy động mọi nguồn lực, các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển du lịch cộng đồng tại 02 bản thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp như sau: UBND xã cần xây dựng kế hoạch, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền có chính sách đầu tư vốn phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo

nguồn nhân lực tại 02 xã nghiên cứu; Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương về DLCĐ; Phối hợp với phòng kinh tế huyện Mộc Châu để xây dựng những dự án đầu tư phát triển DLCĐ tại các bản; Huy động tối đa nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển DLCĐ tại các bản; Thu hút các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ, đầu tư phát triển DLCĐ tại địa phương: bồi ưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ kinh phí nâng cấp cơ sở hạ tầng; Huy động tối đa nguồn lực tại chỗ của địa phương của bản Áng và bản Dọi để phát triển loại hình DLCĐ; Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh DLCĐ của các bản tại các hội trợ, triễn lãm, trên các phương tiện thông tin đại chúng… qua những kênh thông tin này nhiều nhà đầu tư biết đến tiềm năng du lịch của Mộc Châu sẽ quyết định đầu tư vốn để phát triển DL tại đây.

Phát triển du lịch cộng đồng được xác định là một giải pháp chiến lược giúp địa phương, các bản/thôn vùng cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Mộc Châu phát triển kinh tế -sinh kế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao thu nhập, đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu xóa đói nghèo bền vững dựa vào tiềm năng, lợi thế của địa phương. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ góp phần bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa, vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo của cộng đồng dân tộc đang sinh sống ở Mộc Châu, bảo vệ cảnh quan và môi trường ở Mộc Châu và vùng Tây Bắc trong tiến trình hội nhập. Phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi bền vững phù hợp cho du lịch Mộc Châu hiện tại và tương lai.

4.3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch cho đối tượng tham gia là Cộng đồng là Cộng đồng

4.3.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch cộng đồng

Du lịch là một trong những ngành kinh tế dịch vụ mang lại lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 110 - 120)