Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 60 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

4.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu

4.1.1.1 Tiềm năng du lịch tự nhiên

Do đặc thù vị trí địa lý nên khí hậu Mộc Châu luôn luôn mát mẻ quanh năm, chính vì thế Mộc Châu là điểm đến lý tưởng vào bất kỳ thời điểm nào trong

năm. Hành trình đến với Mộc Châu vào những tháng 11, 12 cho đến tháng 2 âm

lịch là mùa của hoa Đào, hoa Mận. Hoa Đào ở Mộc Châu thuộc giống hoa đào Pháp, thường nở rộ vào cuối Thu, đầu Đông. Không nhiều cánh như Bích Đào, không đậm sắc như đào Mèo, nhưng đào Pháp có sức hấp hẫn bởi cánh mỏng manh mang sắc của đào Phai điểm thêm những sọc đỏ tía chạy từ đài hoa chạy ra. Khi đào Pháp nở rộ đến gần tết âm lịch, thì đào rừng và hoa mận trắng được xem như là vẻ đẹp đặc trưng không phải nơi nào cũng có như ở Mộc Châu. Khi đào Pháp tàn thì lúc này đào rừng và hoa mận bắt đầu nở rộ thay cho sắc hồng nhạt là cánh đào phai trên thân cây có tuổi đời mấy chục năm. Nếu đào Pháp có mặt tại Mộc Châu từ 5 -:- 10 năm tuổi thì đào rừng đã có tuồi đời hàng chục năm, với thân cây cổ thụ rêu mốc bao kín khắp các làng bản, hoa đào phủ hồng cả mọi lối đi. Cũng thời gian này, lẩn khuất trong sương sớm của tiết trời đông, những ngôi nhà của người dân tộc Mông trở nên thi vị, lãng mạn hơn khi xung quanh phủ đầy hoa mận trắng. Cả cao nguyên Mộc Châu rộng lớn như được thu gọn bởi sắc trắc trong sương của hoa mận. Có thể ví, Mộc Châu là “xứ sở hoa Đào” của Tây Bắc (UBND huyện Mộc Châu, 2017).

Thời điểm hoa đào, hoa mận tàn là lúc khắp núi rừng Mộc Châu lại bừng lên sắc trắng hồng của hoa Ban. Không được trồng tập trung như Mận và Đào, nhưng hoa Ban tại Mộc Châu nhiều, đẹp nhất và nở rộ vào khoảng tháng 3. Khắp các cung đường Tây Bắc, quanh thung lũng của Mộc Châu, hoa Ban nở rộ và có sức sống mãnh liệt cho dù trên đồi cỏ ranh khô hay trên vách đá treo leo, cứ sau mùa đốt nương là cây Ban trỗi dậy, bung hoa. Người ta ví hoa Ban giống như người con gái Thái, mang vẻ đẹp khiêm nhường, e ấp, mộc mạc nhưng có sức cuấn hút ánh mắt của du khách khi đến Mộc Châu.

Trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5, khi Mộc Châu chuyển mình từ Xuân sang Hạ, Mộc Châu thu hút khách thập phương bởi các nông sản của địa phương. Những trang trại, Công ty tư nhân, hay Hợp tác xã trồng và bán giống hoa Lan, cung cấp “ rau an toàn Mộc Châu‘‘, các giống rau trái vụ, nông sản mang đậm nét Mộc Châu. Nếu trước đây, khi nhắc đến các loại cây cho quả như: dâu tây, bơ sáp hay hồng giòn... thì Đà Lạt là nơi được nhắc đến như một địa danh chỉ nơi đây có, nhưng Mộc Châu đã chuyển mình và cho ra sản phẩm có thương hiệu. Một Mộc Châu thu nhỏ trong khuân viên của Công ty Hoa cây cảnh Cao Nguyên, du khách được ngắm các loại hoa lan bản địa, lan rừng, nuôi trồng các giống bản địa, giống nhập ngoại từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...các giống hoa, sản phẩm hoa lan, cây cảnh, các loại cây ăn quả, và đặc biệt có vườn dâu tây với đủ các loại giống để du khách được tự mình thu hái, thưởng thức và chọn cho mình một vài loại phù hợp để làm quà khi rời Mộc Châu. Không có những sắc hoa rực rỡ vào thời gian này, nhưng người dân nơi đây đã tận dụng đất trống trong năm để trồng hoa tam giác mạch, tạo thành thảm hoa ngút ngàn, không kém những cánh đồng tam giác mạch khi du khách đến Hà Giang (UBND huyện Mộc Châu, 2017)

Từ tháng 6 đến tháng 9 được coi là khoảng thời gian nóng nhất trong năm,

nhưng nhiệt độ trung bình ở Mộc Châu cũng chỉ dao động từ 18C -:- 21C. Nếu

như nhiệt độ ban ngày khá cao thì khi đêm xuống du khách lại cảm nhận được tiết trời thu hơi se lạnh, dễ đi vào giấc ngủ. Với lợi thế về địa hình và khí hậu, nhiều cá nhân, đơn vị chọn Mộc Châu là điểm đến để tổ chức các chương trình, sự kiện hay chỉ đơn giản tránh cái nóng oi ả miền xuôi.

Vào khoảng cuối tháng 10, khi thời tiết bắt đầu trở nên hanh khô có chút se lạnh, những bông hoa dã quỳ bắt đầu nở bung màu vàng rực rỡ. Khắp mọi nơi, trên các sường đồi, chân thung lũng hay dọc các ven đường hoa dã quỳ dày đặc như chào đón du khách. Ngắm hoa dã quỳ đẹp nhất khi sáng sớm, lúc này sương chưa tan hết, ánh nắng chưa quá chói chang, khiến hoa dã quỳ đẹp lung linh trong sương sớm. Chỉ khoảng 1 tháng là hoa dã quỳ tàn, nhường lại màu vàng là những cánh đồng, đồi nương trắng xóa bởi màu hoa cải. Hoa được trồng kín cả quả đồi, kéo dài từ thung lũng này đến chân núi khác, không gian được phủ bởi một màu trắng tinh khôi (UBND huyện Mộc Châu, 2017).

Những khám phá về Mộc Châu không chỉ bởi sắc hoa mà vẻ đẹp tự nhiên do điều kiện địa hình mang lại tạo cho nơi đây là điểm đến thu vị.

Về cấu trúc địa chất cao nguyên đá vôi Mộc Châu nằm trong miền võng sông Đà với thành phần thạch học chủ yếu là các thành phần hệ đá vôi. Khu vực này được các hoạt động tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ tạo nên các dạng cao nguyên ngày nay. Đây là khu vưc khá đồng nhất về thành phần đá. Dạng địa hình cao nguyên ở Mộc Châu còn tạo ra nhiều thuận lợi để phát triển loại hình du lịch thể thao leo núi (Pha Luông), cắm trại du lịch văn hoá cộng đồng ….Ngoài ra, địa hình cao nguyên Mộc Châu còn có một bộ phận đồng ruộng nhỏ hẹp, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang. Dạng địa hình như càng tô thêm vẻ đẹp cả cao nguyên Mộc Châu.

Mộc Châu còn có địa hình như địa hình các hang động. Nhiều hang động đẹp có thể khai thác và phát triển du lịch như Hang Dơi (động sơn Mộc Hương), Ngũ động bản Ôn… dạng địa hình này rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu…

a. Hang dơi

Hang Dơi thuộc tiểu khu 8 Thị trấn Mộc Châu, diện tích là 6915m². Là một hang động đá vôi điển hình nằm ở độ cao gần 100m so với mặt đường quốc lộ 6. Hang nằm ngay dãy núi bên phải cách quốc lộ 6 chừng 165m, từ quốc lộ 6 lên hang đá phải leo 240 bậc. Đường lên hang được xây dựng uốn khúc thành 3 đoạn để tránh sự mệt mỏi cho du khách.

Từ xa nhìn lại, miệng hang trông tựa như miệng một con rồng khổng lồ. Miệng hang cao 12m, rộng 23m, ở giữa có khối đá nhỏ nhô ra tựa như lưỡi rồng. Hai bên cạnh có hai cửa nhỏ đi vào trông tựa như 2 mép rồng. Trên miệng hang có một đá nhô ra che lấy cửa hang, khi mưa cửa hang không bị nước hắt vào. Trong hang có nền rộng, bằng phẳng, chiều rộng 15m, đi sâu vào 20m, phía trái có một cửa hang cao khoảng 10m và rộng, bằng phẳng, chiều rộng 6m, vòm hang cao khoảng 20m đủ độ sáng, thoáng. Tại nền hang này, năm 1992, Bảo tàng Sơn La phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam đã đào hố thám sát khảo cổ học. Kết quả những hiện vật thu được cho thấy tại hang này đã có người Việt cổ sinh sống cách đây 3000 - 3500 năm. Từ cửa du khách bước vào hang cảm thấy sững sờ khi thấy một cảnh sắc diệu kỳ hiện ra trước mắt trong ánh sáng mờ ảo từ cửa hắt vào như thể tạo hóa đã cảm tình riêng với nơi đây mà nhô ra những vẻ đẹp kỳ thú. Trên trần động cao rủ xuống những dải nhũ thạch lấp lánh đủ 7 sắc cầu

vồng. Nhiều khối nhũ đá chảy từ trên xuống nền hang cao tới hơn 20 mét như những rễ cây đa cổ thụ to lớn thả xuống mặt đất. Trên vách động nhiều khối nhũ đá rủ xuống thiên tạo đã tạo ra nhiều hình vẻ khác nhau như: con voi, sư tử, cầy bay, kì đà.. Trên vòm hang có nhiều hốc đá là tổ của những đàn dơi đông đúc, đen kịt từ đó mới có tên gọi Hang Dơi. Du khách đã đến thăm hang Dơi chắc không khỏi ngỡ ngàng như lạc vào thế giới thần thoại, cổ tích. Đó cũng là điều kì vĩ tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách (UBND huyện Mộc Châu, 2017).

b. Ngũ động bản Ôn

Ngũ động bản Ôn thuộc tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, vị trí cùng tuyến đường vào tham quan các khu chè cổ thụ, chè Mộc Sương, bản du lịch cộng đồng (bản Dọi, bản Tà Phình). Ngũ động bản Ôn được phát hiện vào năm 2006 sau cơn lũ lịch sử ở Mộc Châu (UBND huyện Mộc Châu, 2017).

Đường đi hoang sơ với hàng trăm thứ cây cỏ, cổ thụ, cây dại sặc sỡ sắc hoa, với ngàn hợp âm: tiếng ve râm ran, tiếng côn trùng rỉ rả, tiếng chim líu lo…Vẫn còn rất nhiều cây thân gỗ lớn tạo cho du khách cảm giác như mình đang bước vào một khu rừng nguyên sinh, hoang dã.

Quần thể ngũ động gồm 5 động chính nằm trên một quả đồi. Các hang trong ngũ động đều khá đẹp, nhiều nhũ đá, đặc biệt là rộng và sâu, bên cạnh đó còn có bãi đá lớn rất độc đáo.

Ngoài ra, địa hình cao nguyên với khung cảnh vừa hùng vĩ vừa nên thơ, lại có thêm những đồi chè, đồng cỏ xanh ngát rộng quá tầm mắt, những vườn mận hoa trắng, những ngọn núi hùng vĩ bốn mùa mây phủ, những bản làng ẩn hiện trong sương sớm…đã tạo nên nét độc đáo rất riêng hấp dẫn khách du lịch trong nước và ngoài nước đến tham quan, viễn cảnh.

Chính các địa hình đã tạo nên nhiều cảnh quan độc đáo để phát triển du lịch. Địa hình cũng quyết định kiểu khí hậu khác biệt của Mộc Châu, tạo cho khu vực này trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng.

c. Khí hậu

Khí hậu là tài nguyên du lịch điển hình và đặc thù của huyện Mộc Châu. Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và độ cao của địa hình nên Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát và nhiều

mưa. Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa thung lũng sông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18,5C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.560mm. Độ ẩm không khí trung bình 85% (UBND huyện Mộc Châu, 2017).

Các đặc trưng bức xạ, nắng, mây ở khu vực Mộc Châu phân bố tương đối đồng đều quanh năm. Lượng bức xạ tổng cộng tháng cực đại (tháng V) là 14kcal/cm²/tháng, lượng bức xạ cực tiểu (tháng I) là 8,3 kcal/cm²/tháng. Tháng V có nhiều nắng nhất đạt 204 giờ, chỉ nhiều hơn tháng 2 ít nắng nhất (125 giờ) là khoảng 80 giờ.

Trong năm ở khu vực này chỉ có tháng 5 là tháng có lượng bức xạ tổng cộng lớn, đạt tới 14kcal/cm²/tháng, với khoảng 204 giờ nắng/tháng (tức là có khoảng 6,8 giờ nắng/ngày). Đây là tháng duy nhất trong năm có lượng bức xạ lớn với cường độ hơi cao, nhiều nắng, hơi dư thừa đối với cơ thể con người.

Tốc độ gió trung bình ít thay đổi trong năm, dao động trong khoảng 1,7% - 23,3%. Đây là những giá trị vận tốc gió nằm trong ngưỡng có ảnh hưởng tương đối tốt với sức khỏe con người (theo chỉ tiêu sinh học của Việt Nam).

Mộc Châu có độ cao địa hình từ 800m đến 1100m, nhiệt độ không khí

trung bình năm dao động từ 17C đến 20C thuộc ngưỡng nhiệt mát mẻ xét theo

chỉ tiêu sinh học đối với cơ thể người thì Mộc Châu có 2 vành đai với điều kiện khác nhau cho du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng.

d. Thác Dải Yếm

Thác Dải Yếm các tên gọi khác là “thác Nàng” nằm tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Sở dĩ thác mang tên là Dải Yếm vì theo truyền thuyết, thác là dải yếm của người con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng nước lũ. Thác Dải Yếm khởi nguồn từ 2 khe nước Bó Co Lắm và Bo Tá Cháu, chảy từ hang đá ở địa đầu bản Vặt (nơi có lịch sử lâu đời nhất ở vùng đất này khi tộc người Thái đến định cư ở đây). Nước từ nguồn trong núi chảy ra tạo thành suối Vặt khoảng 5 km thì hòa vào dòng chảy của suối Bó Sập giáp biên giới Việt Lào chảy về đất Yên Châu tạo thành thác nước hùng vĩ. Có chiều cao khoảng trên dưới 100 m, chia làm hai nhánh, một bên có tới 9 tầng (như “chín bậc tình yêu” trong truyền thuyết), một bên 5 tầng, 2 thác nằm cách nhau khoảng 200 m (UBND huyện Mộc Châu, 2017).

lượng nước đổ về nhiều, toàn bộ thác rộng 70m là một màn nước trắng xóa, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Nhìn từ xa, thác như một “dải yếm” hững hờ nối giữa trời và đất.

e. Thác Chiềng Khoa

Thác Chiềng Khoa, hay còn gọi là Thác Mây được gắn bởi truyền thuyết của lễ hội Hoa ban Xên bản- Xên Mường. Thác nước đẹp như một dải mấy trắng vờn quanh thung lũng sâu, tung bọt trắng xoá tạo nên những làn sương nhẹ thấm mát cả một vùng...

Mùa hè đến, du khách nô nức về đây để được thoả sức ngâm mình bên dòng suối mát trong veo; hít thở bầu không khí trong lành của cao nguyên Châu Mộc; đắm mình cùng điệu xoè quấn quýt bên nhau trong nhịp trống chiêng vang rộn dưới ánh lửa bập bùng.

f. Rừng thông Bản Áng

Rừng thông có diện tích 42ha, trải dài trên dãy đồi feralit đỏ vàng, được hình thành từ rất lâu đời gắn liền với lịch sử thành lập Bản Áng của dân tộc Thái ở nơi đây, rừng do chính bàn tay con người trồng và chăm sóc. Rừng thông được chia thành 3 khu, ở đây còn có 2 hồ, vừa tạo cảnh quan vừa để khai thác hoạt động du lịch.

Hiện nay khu rừng thông ở Bản Áng đã được đưa vào khai thác, phục vụ khách du lịch. Sở dĩ như vậy là ở đây rừng thông đẹp, trải dài, khí hậu trong lành, mát mẻ lại gần thị trấn thuận tiện để phát triển du lịch với các loại hình như cắm trại, picnic. Trong tương lai tại đây có thể xây dựng một sân golf để phục vụ du lịch.

g. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, có địa hình đa dạng, gồm núi đất và núi đá vôi xen đồi đất, tương đối cao hơn ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam, có độ cao từ 260m đến 1.900m, trung bình 1.000m (so với mặt biển). Vùng đất phía Tây Bắc khu bảo tồn có độ cao trung bình trên 1.100m, đỉnh Pha Luông cao 1.886 m là đỉnh cao nhất của khu vực và giáp với Lào. Vùng giữa và phía Đông khu bảo tồn có độ cao trung bình khoảng 500-600m. Hệ thống núi đá vôi chạy dọc ranh giới khu bảo tồn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; hệ thống núi đá vôi xen núi đất chạy từ Yên Châu về Hòa Bình; hệ thống núi đất có xen đá vôi chạy từ Yên Châu dọc biên giới Việt Lào đến Quan Hóa, Thanh Hóa. Xen kẽ trong các dãy núi là các dải đồi đất hẹp hay các dải đất dốc tụ chân núi; đây là phần đất quan trọng, là vùng dân cư và đất

canh tác của đồng bào các dân tộc Mường, Thái và H‟Mông của 3 xã vùng cao này. Nhìn chung, thực vật rừng trong khu bảo tồn còn giữ được sự phong phú về loài, nhưng nghèo về số lượng các cá thể trong từng loài, kích thước trung bình cá thể của loài nhỏ; nhiều loài cây gỗ quý như lát hoa, du sam, chò chỉ, đinh thối, dổi xanh, kim giao, thông nàng, sa mộc dầu… và nhiều loài cây thuốc quý có giá trị sử dụng cao như hài gấm, hoàng đằng… (UBND huyện Mộc Châu, 2017)

4.1.1.2. Tiềm năng du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)