Thực trạng các sản phẩm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 91 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.5. Thực trạng các sản phẩm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc

Châu, tỉnh Sơn La

Mộc Châu hiện có các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương gắn với các dân tộc như: điểm DLCĐ Bản Áng, điểm DLCĐ Bản Dọi, bản văn hóa Lóng Luông và khu du lịch sinh thái cộng đồng Chiềng Yên.

Bảng 4.16. Đánh giá của khách du lịch về số lượng cảnh quan, sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu

STT Chỉ tiêu Du lịch cộng đồng Du lịch khác SL (n=45) CC (%) SL (n=15) CC (%) 1 Nhiều 17 37,78 6 40,00 2 Trung bình 21 46,67 8 53,33 3 Ít 7 15,56 1 6,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua khảo sát du khách về số lượng cảnh quan, sản phẩm du lịch trên địa bàn cho thấy đại đa số du khách cho rằng cảnh quan và sản phẩm du lịch cộng đồng tại địa bàn khá nhiều.

4.2.5.1. Điểm du lịch cộng đồng Bản Áng (Mộc Châu – Sơn La)

Bản Áng thuộc xã Đông Sang huyện Mộc Châu, bản phát triển du lịch cộng đồng từ năm 2008. Lúc đầu ý tưởng phát triển du lịch cộng đồng của chị Lữ Thị Huyền Mai. Chị đã thành lập câu lạc bộ du lịch “tuổi trẻ hoa ban”. Khi mới thành lập chỉ có 17 thành viên với nhiệm vụ hướng dẫn du khách tham quan du lịch, văn nghệ, phục vụ ẩm thực, chưa có chỗ cho khách lưu trú.

Bản Áng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng cả tiềm năng về tự nhiên và tiềm năng về kinh tế xã hội. Bản Áng có lợi thế phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng. Bản Áng có rừng thông đẹp và thơ mộng đã nằm trong quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia. Bản Áng có số dân đông, có kiến trúc nhà ở truyền thống của dân tộc Thái, vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng của địa phương. Hiện nay, bản có khoảng 50 ngôi nhà để phục vụ khách du lịch. Bản có các đội văn nghệ thường xuyên phục vụ khách du lịch. Có nhiều tiết mục văn nghệ độc đáo như: múa xòe, múa nón, thổi sáo, hát

dân ca Thái… tạo được hấp dẫn cho khách tham quan.

Bản Áng cũng có nhiều món ăn dân tộc độc đáo: xôi nếp ngũ sắc, cơm lam, gà nướng, gà xôi, cá nướng, cá xôi, măng, rau rừng, hoa ban, rêu suối… đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Tuy là ẩm thực địa phương, nhưng với cách chế biến khéo léo và đảm bảo an toàn vệ sinh những món ăn được nhiều du khách thưởng thức và cảm nhận là phù hợp.

Hiện nay, nhiều gia đình đã đầu tư xây dựng phòng nghỉ, nhà sàn tách biệt hẳn với nơi sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Nhiều hộ đã có từ 2 đến 3 ngôi nhà có sức chứa 40 – 50 khách lưu trú. Doanh thu của nhiều hộ đã đạt trên 100 triệu đồng/ năm. Trung bình mỗi năm bản Áng có doanh thu từ du lịch cộng đồng khoảng 15 tỷ đồng. Doanh thu chủ yếu ở các hoạt động lưu trú, ăn uống, mua sắm hàng hóa của địa phương, biểu diễn văn nghệ.

Bên cạnh các dịch vụ ăn uống, lưu trú, thăm cảnh quan, tại bản Áng chú trọng đến phát triển du lịch nông nghiệp với nông sản tươi, sạch. Với lợi thế về điều kiện hậu, giúp cho các sản phẩm nông nghiệp ở bản Áng khá đa dạng và có sản phẩm cả 4 mùa trong năm. Du lịch nông nghiệp đang được kỳ vọng là thế mạnh để góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên hấp dẫn du khách, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương khi tham gia trồng, chăm sóc và hướng dẫn du khách.

4.2.5.2. Điểm du lịch cộng đồng bản Dọi (Mộc Châu – Sơn La)

Bản Dọi có diện tích tự nhiên là 521 ha. Bản có nhiều điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng. Địa hình của bản chủ yếu là núi cao, thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Khí hậu trên cao nguyên mang tính chất á nhiệt đới rõ rệt, nhiệt độ trung bình 18C, lượng mưa khá lớn, trong năm có khoảng 70 – 120 ngày mưa. Số ngày sương mù khoảng 100 ngày/năm là điều kiện thuận lợi để phát triển cây đặc sản như chè san tuyết, chè Bát Tuyên, đào Pháp, mận hậu, hồng giòn… Xung quanh các dãy núi trong bản có nhiều hang động, cảnh quan đẹp, thích hợp với các loại hình du lịch như du lịch leo núi, tham quan, du lịch nông nghiệp, tham quan các khu tái định cư mẫu thủy điện Sơn La.

Bản Dọi có 906 nhân khẩu, 218 hộ. Dân cư chủ yếu là dân tộc Thái bản địa. Kiến trúc nhà ở vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Bản có nhiều nét đẹp truyền thống trong văn hóa, văn nghệ, ẩm thực, các nghề thủ

công truyền thống. Những nét đẹp này rất hấp dẫn du khách tham gia các hoạt động du lịch trải nghiệm với bà con trong bản với các hoạt động trồng rừng, chăm sóc và thu hái chè, chăm sóc bò sữa, tham quan các điểm du lịch hang động lân cận như hang động mộ táng Trung Xá, Phây Đón để hiểu biết thêm về lịch sử, văn hóa cộng đồng của cư dân nơi đây.

Bản Dọi đã có nhiều hộ gia đình đầu tư để phát triển du lịch cộng đồng. Nhiều hộ có từ 2 đến 3 nhà sàn phục vụ khách du lịch. Doanh thu mỗi năm đạt từ 50 đến 100 triệu đồng.

Phát triển DLCĐ nhằm xóa đói, giảm nghèo gắn với bảo vệ môi trường, hỗ trợ người dân địa phương làm du lịch trên nguyên tắc cùng nhau hưởng lợi và chịu trách nhiệm để sản phẩm có tính bề vững đã bắt đầu hình thành sơ khai tại bản Dọi. Hiện nay, với những bước đầu của việc làm du lịch, người dân tại bản Dọi đã vận dụng rất tốt những khả năng của địa phương. Sự liên kết với các công ty lữ hành đưa du khách tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực. Bản Dọi với cảnh quan còn nguyên sơ, những phong tục tập quán của đồng bào còn được lưu truyền, chưa mai một trong cuộc sống hiện đại. Người dân có thể cung cấp những dịch vụ khác nhau như: phòng trọ, nấu ăn, dẫn đường, vác đồ, hướng dẫn thực hiện các công việc nhà nông, hoặc bán những sản phẩm lưu niệm như: thổ cẩm, đồ mây tre đan, các sản phẩm mỹ nghệ hoặc biểu diễn các loại hình văn hóa dân gian. Điều hấp dẫn khách du lịch chính là sự nồng hậu, chân chất, giữ chữ tín của người dân bản làng nơi đây.

4.2.5.3. Bản văn hóa Lóng Luông

Đây là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc Mông, giao thông đến bản thuận tiện, cho phép phát triển du lịch cộng đồng, tổ chức các lễ hội dân tộc và các hoạt động văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông, hiện bản đã khai thác vào mục đích du lịch, nhưng chưa có doanh thu.

4.2.5.4. Bản văn hóa du lịch cộng đồng Nà Bai

Cách Hà Nội khoảng 145km đến khu vực rừng già thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pa Cò – Hang Kia. Xã Chiềng Yên có độ cao trung bình 600 m, địa hình phức tạp, đan xen với núi đất có núi đá dựng đứng, hiểm trở cảnh quan hùng vĩ. Xã được coi là cửa ngõ của huyện Mộc Châu và Tỉnh Sơn La, nằm trên trục quốc độ 6 có nhiều điều kiện phát triển kinh tế bao gồm giao lưu văn hóa giữa Sơn La

và Hòa Bình...

Suối nước nóng bản Phụ Mẫu cách thác Tát Nang không xa và có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Nhưng còn đơn sơ không đảm bảo vệ sinh, nơi để du khách thay đồ, gửi đồ dựng bằng tre, gỗ siêu vẹo, mục nát: cần xây dựng phòng tắm, bồn tắm. Trong hang Nặm Khít có những nhũ đá bị đập phá, địa hình hang dốc về phía cuối từ Tây sang Đông, nước chảy vào hang theo cát, phù sa đang gần lấp hang. Lối vào hang Nặm Khít và thác tát Nang ngoằn nghèo, lâu ngày không có người qua lại cây cối mọc lấp lối đi.

Phong cảnh đẹp, nhưng nét văn hóa được bảo tồn khá nguyên vẹn, nếu biết khai thác tốt đây chính là điều kiện thuận lợi và là tiềm năng rất lớn để xã Chiềng Yên có thể phát triển du lịch văn hóa cộng đồng kết hợp vơi du lịch khám phá, du lịch nghiên cứu, du lịch leo núi và du lịch nghỉ dưỡng... Tuy nhiên, hiện chưa có doanh thu du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 91 - 94)