Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 56 - 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thu thập qua tài liệu đã công bố, các loại báo cáo tổng kết của huyện hàng năm, các tạp chí, niên giám thống kê, các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến phát triển du lịch, báo điện tử v.v.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra

Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra

STT Đối tượng Số lượng Nội dung thu thập Phương pháp thu thập

1 Lãnh đạo địa phương, các tổ chức, đoàn thể, phòng ban có liên quan 6 (phó chủ tịch huyện, chủ tịch xã, trưởng phòng văn hóa, dân tộc, công thương, đoàn thanh niên)

Thông tin về chủ trương, chính sách; tình hình phát triển du lịch của huyện, xã; nhận định những yếu tổ ảnh hưởng; những thuận lợi khó khăn trong phát triển DLCĐ Điều tra phỏng vấn sâu 2 Hộ dân tham gia làm DLCĐ 60 trong đó: xã Đông Sang 40 mẫu; xã Tân Lập 20 mẫu Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế 3 Hộ dân không tham gia làm DLCĐ 30 trong đó: xã Đông Sang 15 mẫu; xã Tân Lập 15 mẫu

Lý do không tham gia du lịch cộng đồng, cảm nhận gì về phát triển DLCĐ tại địa phương

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế

4 Khách du lịch 60 mẫu Đánh giá của du khách về DLCĐ tại huyện Mộc Châu

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế

Tiêu chí chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu mang tính đại diện cho vấn đề nghiên cứu tại hai điểm gồm có: Hộ dân tham gia làm DLCĐ; hộ dân không tham gia làm DLCĐ và khách du lịch.

- Các hộ dân tham gia làm DLCĐ tập trung chủ yếu tại hai bản: Bản Áng xã Đông Sang và bản Giọi - xã Tân Lập, trong đó số hộ dân đăng ký tham gia làm DLCĐ do Ban quản lý du lịch huyện quản lý tại bản Áng là 50 hộ, bản Giọi là 25 hộ. Các hộ làm DLCĐ tại hai bản trên có đặc điểm khá tương đồng: các hộ làm du lịch sống tập trung tại trung tâm bản nên thuận lợi cho việc tiến hành điều tra, thu thập số liệu. Tuy nhiên có 10 hộ của bản Áng và 5 hộ của bản Giỏi làm DLCĐ sống tách biệt hẳn khu trung tâm, làm du lịch theo mùa vụ, các hộ này mới đăng ký kinh doanh hoạt động du lịch nên không chọn để tiến hành điều tra.

- Đối với các hộ không tham gia làm DLCĐ thì việc điều tra ngẫu nhiên 15 mẫu trên tổng số 90 hộ của bản Áng và 80 hộ của bản Giọi (đã bao gồm cả hộ có làm DLCĐ) đủ điều kiện đại diện cho lý do không tham gia làm DLCĐ.

- Đối với khách du lịch, tiêu chí chọn mẫu điều tra dựa trên điều tra du khách đến tập trung nhiều nhất tại bản Áng và bản Giọi xã Đông Sang và xã Tân Lập. Để đảm bảo mẫu phiếu điều tra mang tính đại diện cho nhiều đối tượng khách du lịch, tại sao lại chọn du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, số lượng phiếu điều tra du khách được chọn bằng số hộ làm DLCĐ. Các hộ làm DLCĐ sẽ phối hợp để lựa chọn đối tượng khách du lịch từ các khu vực khác nhau khi tham gia trả lời phiếu điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 56 - 57)