Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 55)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Mang đậm đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, Mộc Châu có địa hình bị chia cắt mặt bởi các dãy núi cao và có nhiều thung lũng rộng. Cao nguyên Mộc Châu trải dài hơn 80km, nằm giữa hai con sông Đà và sông Mã nên khí hậu quanh năm mát mẻ, phù hợp cho các loại cây trồng ôn đới và cận nhiệt đới đạt chất lượng cao. Do địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi, tạo cho Mộc Châu những danh lam như Động Ngũ bản Ôn, thác Dải Yếm, hang Dơi... một trong những nơi mà nhiều du khách muốn tham quan, khám phá. Mộc Châu còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, nên hội tụ tại đây nhiều nét văn hóa độc đáo riêng.

Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện địa hình, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội... thì xã Đông Sang, xã Tân Lập thuộc huyện Mộc Châu là hai xã đã, đang và có hướng phát triển du lịch cộng đồng ổn định và tương đối hiệu quả. Trên cơ sở điều kiện thực tế và hướng phát triển du lịch của tỉnh Sơn La, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại hai điểm: xã Đông Sang, xã Tân Lập.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thu thập qua tài liệu đã công bố, các loại báo cáo tổng kết của huyện hàng năm, các tạp chí, niên giám thống kê, các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến phát triển du lịch, báo điện tử v.v.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra

Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra

STT Đối tượng Số lượng Nội dung thu thập Phương pháp thu thập

1 Lãnh đạo địa phương, các tổ chức, đoàn thể, phòng ban có liên quan 6 (phó chủ tịch huyện, chủ tịch xã, trưởng phòng văn hóa, dân tộc, công thương, đoàn thanh niên)

Thông tin về chủ trương, chính sách; tình hình phát triển du lịch của huyện, xã; nhận định những yếu tổ ảnh hưởng; những thuận lợi khó khăn trong phát triển DLCĐ Điều tra phỏng vấn sâu 2 Hộ dân tham gia làm DLCĐ 60 trong đó: xã Đông Sang 40 mẫu; xã Tân Lập 20 mẫu Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế 3 Hộ dân không tham gia làm DLCĐ 30 trong đó: xã Đông Sang 15 mẫu; xã Tân Lập 15 mẫu

Lý do không tham gia du lịch cộng đồng, cảm nhận gì về phát triển DLCĐ tại địa phương

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế

4 Khách du lịch 60 mẫu Đánh giá của du khách về DLCĐ tại huyện Mộc Châu

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế

Tiêu chí chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu mang tính đại diện cho vấn đề nghiên cứu tại hai điểm gồm có: Hộ dân tham gia làm DLCĐ; hộ dân không tham gia làm DLCĐ và khách du lịch.

- Các hộ dân tham gia làm DLCĐ tập trung chủ yếu tại hai bản: Bản Áng xã Đông Sang và bản Giọi - xã Tân Lập, trong đó số hộ dân đăng ký tham gia làm DLCĐ do Ban quản lý du lịch huyện quản lý tại bản Áng là 50 hộ, bản Giọi là 25 hộ. Các hộ làm DLCĐ tại hai bản trên có đặc điểm khá tương đồng: các hộ làm du lịch sống tập trung tại trung tâm bản nên thuận lợi cho việc tiến hành điều tra, thu thập số liệu. Tuy nhiên có 10 hộ của bản Áng và 5 hộ của bản Giỏi làm DLCĐ sống tách biệt hẳn khu trung tâm, làm du lịch theo mùa vụ, các hộ này mới đăng ký kinh doanh hoạt động du lịch nên không chọn để tiến hành điều tra.

- Đối với các hộ không tham gia làm DLCĐ thì việc điều tra ngẫu nhiên 15 mẫu trên tổng số 90 hộ của bản Áng và 80 hộ của bản Giọi (đã bao gồm cả hộ có làm DLCĐ) đủ điều kiện đại diện cho lý do không tham gia làm DLCĐ.

- Đối với khách du lịch, tiêu chí chọn mẫu điều tra dựa trên điều tra du khách đến tập trung nhiều nhất tại bản Áng và bản Giọi xã Đông Sang và xã Tân Lập. Để đảm bảo mẫu phiếu điều tra mang tính đại diện cho nhiều đối tượng khách du lịch, tại sao lại chọn du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, số lượng phiếu điều tra du khách được chọn bằng số hộ làm DLCĐ. Các hộ làm DLCĐ sẽ phối hợp để lựa chọn đối tượng khách du lịch từ các khu vực khác nhau khi tham gia trả lời phiếu điều tra.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin số liệu sau khi thu thập được nhập vào máy, số liệu được tập

hợp và phân loại sau đó được tập hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp Thống kê mô tả

Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê (số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân,...) để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như tác động của hoạt động phát triển du lịch cộng đồng đến thu nhập và đời sống của người dân cùng với những thuận lợi, khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể

phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong những năm qua.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên việc phân tích hoạt động du lịch cộng đồng tại các xã: Đông Sang, Tân Lập theo các bản, theo các hộ khác nhau để khái quát một cách sâu sắc nhất thực trạng năng lực phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu.

3.2.4.2. Phương pháp Thống kê so sánh

Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau. Đây chính là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong phân tích của đề tài nghiên cứu này. Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng kia trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau.

So sánh quy mô du lịch, nguồn thu nhập, phương thức tổ chức du lịch... giữa các bản, các hộ với nhau để từ đó tìm ra nguyên nhân, hạn chế, khó khăn và tìm ra giải pháp phù hợp nhất với với loại hình du lịch cộng đồng tại địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4.3. Phương pháp phỏng vấn người nắm giữ thông tin (Key Infomant Person- KIP)

Là một phương pháp định tính, được tiến hành phỏng vấn sâu những người nắm giữ thông tin/ các chuyên gia trong/ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin cho đánh giá nhu cầu và sử dụng các kết quả nghiên cứu để lập kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp cho việc hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về thực trạng phát triển du lịch + Số lượt khách du lịch (người/năm).

+ Cơ cấu doanh thu từ các hoạt động du lịch. + Số lượng cơ sở lưu trú.

+ Số sản phẩm du lịch + Chất lượng dịch vụ

- Chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường + Giải quyết được việc làm. + Nâng cao thu nhập.

+ Thay đổi cơ cấu việc làm. + Số lượng rác thải được xử lý.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

4.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu

4.1.1.1 Tiềm năng du lịch tự nhiên

Do đặc thù vị trí địa lý nên khí hậu Mộc Châu luôn luôn mát mẻ quanh năm, chính vì thế Mộc Châu là điểm đến lý tưởng vào bất kỳ thời điểm nào trong

năm. Hành trình đến với Mộc Châu vào những tháng 11, 12 cho đến tháng 2 âm

lịch là mùa của hoa Đào, hoa Mận. Hoa Đào ở Mộc Châu thuộc giống hoa đào Pháp, thường nở rộ vào cuối Thu, đầu Đông. Không nhiều cánh như Bích Đào, không đậm sắc như đào Mèo, nhưng đào Pháp có sức hấp hẫn bởi cánh mỏng manh mang sắc của đào Phai điểm thêm những sọc đỏ tía chạy từ đài hoa chạy ra. Khi đào Pháp nở rộ đến gần tết âm lịch, thì đào rừng và hoa mận trắng được xem như là vẻ đẹp đặc trưng không phải nơi nào cũng có như ở Mộc Châu. Khi đào Pháp tàn thì lúc này đào rừng và hoa mận bắt đầu nở rộ thay cho sắc hồng nhạt là cánh đào phai trên thân cây có tuổi đời mấy chục năm. Nếu đào Pháp có mặt tại Mộc Châu từ 5 -:- 10 năm tuổi thì đào rừng đã có tuồi đời hàng chục năm, với thân cây cổ thụ rêu mốc bao kín khắp các làng bản, hoa đào phủ hồng cả mọi lối đi. Cũng thời gian này, lẩn khuất trong sương sớm của tiết trời đông, những ngôi nhà của người dân tộc Mông trở nên thi vị, lãng mạn hơn khi xung quanh phủ đầy hoa mận trắng. Cả cao nguyên Mộc Châu rộng lớn như được thu gọn bởi sắc trắc trong sương của hoa mận. Có thể ví, Mộc Châu là “xứ sở hoa Đào” của Tây Bắc (UBND huyện Mộc Châu, 2017).

Thời điểm hoa đào, hoa mận tàn là lúc khắp núi rừng Mộc Châu lại bừng lên sắc trắng hồng của hoa Ban. Không được trồng tập trung như Mận và Đào, nhưng hoa Ban tại Mộc Châu nhiều, đẹp nhất và nở rộ vào khoảng tháng 3. Khắp các cung đường Tây Bắc, quanh thung lũng của Mộc Châu, hoa Ban nở rộ và có sức sống mãnh liệt cho dù trên đồi cỏ ranh khô hay trên vách đá treo leo, cứ sau mùa đốt nương là cây Ban trỗi dậy, bung hoa. Người ta ví hoa Ban giống như người con gái Thái, mang vẻ đẹp khiêm nhường, e ấp, mộc mạc nhưng có sức cuấn hút ánh mắt của du khách khi đến Mộc Châu.

Trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5, khi Mộc Châu chuyển mình từ Xuân sang Hạ, Mộc Châu thu hút khách thập phương bởi các nông sản của địa phương. Những trang trại, Công ty tư nhân, hay Hợp tác xã trồng và bán giống hoa Lan, cung cấp “ rau an toàn Mộc Châu‘‘, các giống rau trái vụ, nông sản mang đậm nét Mộc Châu. Nếu trước đây, khi nhắc đến các loại cây cho quả như: dâu tây, bơ sáp hay hồng giòn... thì Đà Lạt là nơi được nhắc đến như một địa danh chỉ nơi đây có, nhưng Mộc Châu đã chuyển mình và cho ra sản phẩm có thương hiệu. Một Mộc Châu thu nhỏ trong khuân viên của Công ty Hoa cây cảnh Cao Nguyên, du khách được ngắm các loại hoa lan bản địa, lan rừng, nuôi trồng các giống bản địa, giống nhập ngoại từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...các giống hoa, sản phẩm hoa lan, cây cảnh, các loại cây ăn quả, và đặc biệt có vườn dâu tây với đủ các loại giống để du khách được tự mình thu hái, thưởng thức và chọn cho mình một vài loại phù hợp để làm quà khi rời Mộc Châu. Không có những sắc hoa rực rỡ vào thời gian này, nhưng người dân nơi đây đã tận dụng đất trống trong năm để trồng hoa tam giác mạch, tạo thành thảm hoa ngút ngàn, không kém những cánh đồng tam giác mạch khi du khách đến Hà Giang (UBND huyện Mộc Châu, 2017)

Từ tháng 6 đến tháng 9 được coi là khoảng thời gian nóng nhất trong năm,

nhưng nhiệt độ trung bình ở Mộc Châu cũng chỉ dao động từ 18C -:- 21C. Nếu

như nhiệt độ ban ngày khá cao thì khi đêm xuống du khách lại cảm nhận được tiết trời thu hơi se lạnh, dễ đi vào giấc ngủ. Với lợi thế về địa hình và khí hậu, nhiều cá nhân, đơn vị chọn Mộc Châu là điểm đến để tổ chức các chương trình, sự kiện hay chỉ đơn giản tránh cái nóng oi ả miền xuôi.

Vào khoảng cuối tháng 10, khi thời tiết bắt đầu trở nên hanh khô có chút se lạnh, những bông hoa dã quỳ bắt đầu nở bung màu vàng rực rỡ. Khắp mọi nơi, trên các sường đồi, chân thung lũng hay dọc các ven đường hoa dã quỳ dày đặc như chào đón du khách. Ngắm hoa dã quỳ đẹp nhất khi sáng sớm, lúc này sương chưa tan hết, ánh nắng chưa quá chói chang, khiến hoa dã quỳ đẹp lung linh trong sương sớm. Chỉ khoảng 1 tháng là hoa dã quỳ tàn, nhường lại màu vàng là những cánh đồng, đồi nương trắng xóa bởi màu hoa cải. Hoa được trồng kín cả quả đồi, kéo dài từ thung lũng này đến chân núi khác, không gian được phủ bởi một màu trắng tinh khôi (UBND huyện Mộc Châu, 2017).

Những khám phá về Mộc Châu không chỉ bởi sắc hoa mà vẻ đẹp tự nhiên do điều kiện địa hình mang lại tạo cho nơi đây là điểm đến thu vị.

Về cấu trúc địa chất cao nguyên đá vôi Mộc Châu nằm trong miền võng sông Đà với thành phần thạch học chủ yếu là các thành phần hệ đá vôi. Khu vực này được các hoạt động tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ tạo nên các dạng cao nguyên ngày nay. Đây là khu vưc khá đồng nhất về thành phần đá. Dạng địa hình cao nguyên ở Mộc Châu còn tạo ra nhiều thuận lợi để phát triển loại hình du lịch thể thao leo núi (Pha Luông), cắm trại du lịch văn hoá cộng đồng ….Ngoài ra, địa hình cao nguyên Mộc Châu còn có một bộ phận đồng ruộng nhỏ hẹp, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang. Dạng địa hình như càng tô thêm vẻ đẹp cả cao nguyên Mộc Châu.

Mộc Châu còn có địa hình như địa hình các hang động. Nhiều hang động đẹp có thể khai thác và phát triển du lịch như Hang Dơi (động sơn Mộc Hương), Ngũ động bản Ôn… dạng địa hình này rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu…

a. Hang dơi

Hang Dơi thuộc tiểu khu 8 Thị trấn Mộc Châu, diện tích là 6915m². Là một hang động đá vôi điển hình nằm ở độ cao gần 100m so với mặt đường quốc lộ 6. Hang nằm ngay dãy núi bên phải cách quốc lộ 6 chừng 165m, từ quốc lộ 6 lên hang đá phải leo 240 bậc. Đường lên hang được xây dựng uốn khúc thành 3 đoạn để tránh sự mệt mỏi cho du khách.

Từ xa nhìn lại, miệng hang trông tựa như miệng một con rồng khổng lồ. Miệng hang cao 12m, rộng 23m, ở giữa có khối đá nhỏ nhô ra tựa như lưỡi rồng. Hai bên cạnh có hai cửa nhỏ đi vào trông tựa như 2 mép rồng. Trên miệng hang có một đá nhô ra che lấy cửa hang, khi mưa cửa hang không bị nước hắt vào. Trong hang có nền rộng, bằng phẳng, chiều rộng 15m, đi sâu vào 20m, phía trái có một cửa hang cao khoảng 10m và rộng, bằng phẳng, chiều rộng 6m, vòm hang cao khoảng 20m đủ độ sáng, thoáng. Tại nền hang này, năm 1992, Bảo tàng Sơn La phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam đã đào hố thám sát khảo cổ học. Kết quả những hiện vật thu được cho thấy tại hang này đã có người Việt cổ sinh sống cách đây 3000 - 3500 năm. Từ cửa du khách bước vào hang cảm thấy sững sờ khi thấy một cảnh sắc diệu kỳ hiện ra trước mắt trong ánh sáng mờ ảo từ cửa hắt vào như thể tạo hóa đã cảm tình riêng với nơi đây mà nhô ra những vẻ đẹp kỳ thú. Trên trần động cao rủ xuống những dải nhũ thạch lấp lánh đủ 7 sắc cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 55)