Thực trạng cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch phục vụ cho phát triển du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 80 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

4.1.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch phục vụ cho phát triển du

lịch cộng đồng huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

4.1.4.1. Mạng lưới giao thông vận tải

Hệ thống giao thông đường bộ của Mộc Châu khá phát triển, mạng lưới đường ô tô đến được 100% số xã. Tuy nhiên, chất lượng giao thông chưa tốt, ngoại trừ quốc lộ 6 và quốc lộ 43, còn lại các tuyến giao thông khác chất lượng thấp, ít được đầu tư. Đặc biệt hệ thống giao thông nông thôn tại các xã đã bị xuống cấp, gây khó khăn không nhỏ đối với các hoạt động kinh tế trong đó có du lịch. Trên địa bàn huyện có tuyến quốc lộ 6 đi qua, nối Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La với Điện Biên. Tuyến đường này có chất lượng khá tốt và mới được đầu tư nâng cấp năm 2004. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Ngoài ra, còn có quốc lộ 43 nối trung tâm thị trấn Mộc Châu với CHDCND Lào qua cửa khẩu quốc gia Pa Háng. Quốc lộ 43 cũng chính là tuyến giao thông quan trọng nối Sơn La trong đó có Mộc Châu với khu di tích cách mạng Lào với tỉnh Hua Phăn và cố đô Luông Pha Băng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch quá cảnh sang nước bạn Lào.

- Các tuyến giao thông đường bộ chính của vùng bao gồm:

+ Tuyến từ Hua Phăn đi Mường Men tới Chiềng Yên hiện giờ chỉ có một số đoạn có đường nền cấp phối đạt cấp 6, nhiều đoạn mặt đường đã bị hư hỏng.

+ Tuyến thị trấn Nông Trường đi Tân Lập và Tân Hợp, là đường cấp 5 miền núi, hiện nhiều đoạn đã bong tróc lớp nhựa bề mặt.

+ Tuyến từ Chiềng Sơn đi Xuân Nha có đường nhựa đến xã Xuân Nha, một số đoạn còn lại chất lượng kém đi lại khó khăn.

+ Tuyến từ Bó Nhàng đi qua Nông Trường Cờ Đỏ ra quốc lộ 6 cũ tới thị trấn Nông Trường, hiện là đường miền núi cấp 5, chiều rộng đạt 6m, bề mặt đường nhiều chỗ đã bị bong tróc.

- Hệ thống giao thông đường thủy của Mộc Châu ít phát triển hạ tầng bến bãi chưa được đầu tư nâng cấp, quy mô nhỏ. Trên địa bàn Mộc Châu chỉ có một số cảng nhỏ như cảng Vạn Yên và một số bến đò ngang như: Đồng Giàng, Quy Hướng, Háng Miếng…

năng khai thác phát triển các tuyến du lịch trên sông nước. Tuy nhiên, do đặc điểm thủy văn, sông Đà chỉ khai thác thuận lợi trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, đây cũng là những trở ngại trong quá trình phát triển giao thông đường thủy và du lịch.

Huyện Mộc Châu có cửa khẩu quốc gia Pa Háng, nhìn chung hoạt động dịch vụ, thương mại chưa phát triển do kinh tế và mạng lưới giao thông vận tải còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu khai thác tốt thì có thể phát triển du lịch quá cảnh sang Lào, thăm Hủa Phăn, cố đô Luông Pha Băng, thị xã Sầm Nưa…

Bảng 4.4. Đánh giá của khách du lịch về hệ thống giao thông tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La STT Chỉ tiêu Du lịch CĐ Du lịch khác SL (n=45) CC (%) SL (n=15) CC (%) Phương tiện đi du lịch

1 Ô tô 31 68,89 14 93,33

2 Xe máy 11 24,44 1 6,67

3 Xe đạp 3 6,67 0 0,00

Chất lượng hệ thống giao thông

1 Tốt 17 37,78 3 20,00

2 Trung bình 24 53,33 11 73,33

3 Kém 4 8,89 1 6,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua nghiên cứu cho thấy với 60 du khách được khảo sát có 45 du khách đang tham gia du lịch cộng đồng, chỉ có 15 du khách tham gia các loại hình du lịch khác. Đối với nhóm du khách tham gia du lịch cộng đồng có 68,89% số du khách di chuyển bằng ôtô còn lại có 24,44% số du khách di chuyển bằng xe máy và 6,67% du khách di chuyển bằng xe đạp đến Mộc Châu. Đối với nhóm du khách không tham gia du lịch cộng đồng có 93,33% số du khách di chuyển bằng ôtô đến Mộc Châu. Đánh giá về chất lượng giao thông tại Mộc Châu cho thấy đại đa số du khách cho ý kiến chất lượng giao thông chỉ đạt mức trung bình với 53,33% du khách nhóm đang tham gia du lịch cộng đồng, 73,33% nhóm du khách không tham gia du lịch cộng đồng cho ý kiến đánh giá.

Bảng 4.5. Đánh giá của hộ dân về hệ thống giao thông tại địa bàn STT Chỉ tiêu STT Chỉ tiêu Hộ làm du lịch CĐ Hộ không làm du lịch SL (n=60) CC (%) SL (n=30) CC (%) 1 Rất tốt 3 5,00 4 13,33 2 Tốt 15 25,00 13 43,33 3 Trung bình 36 60,00 11 36,67 4 Kém 5 8,33 2 6,67 5 Rất kém 1 1,67 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua đánh giá của người dân trên địa bàn về chất lượng giao thông cho thấy với nhóm hộ có làm du lịch cộng đồng đánh giá chủ yếu giao thông chất lượng ở mức trung bình với 60% số hộ cho ý kiến, với nhóm hộ không làm du lịch cộng đồng đánh giá đại đa số cho rằng hệ thống giao thông ở mức tốt với 43,33% số hộ cho ý kiến chiếm cao nhất trong tổng số các mức đánh giá. Với nhóm hộ đang làm du lịch cộng đồng có 1 hộ cho rằng hệ thống giao thông hiện nay rất kém chiếm 1,67%.

Bảng 4.6. Đánh giá của hộ dân làm du lịch cộng đồng về hệ thống giao thông tại điểm nghiên cứu

STT Chỉ tiêu

Xã Đông Sang Xã Tân Lập SL (n=40) CC (%) SL (n=20) CC (%) 1 Rất tốt 3 7,50 0 0,00 2 Tốt 13 32,50 2 10,00 3 Trung bình 24 60,00 12 60,00 4 Kém 0 0,00 5 25,00 5 Rất kém 0 0,00 1 5,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua khảo sát cho thấy các hộ tại xã Đông Sang cho thấy hệ thống giao thông tại xã ở mức chất lượng trung bình chiếm đa số nhưng không có hộ nào đánh giá ở mức kém và rất kém. Tại xã Tân Lập có 25% số hộ đánh giá giao thông hiện nay tại xã ở mức kém và 5% số hộ đánh giá mức rất kém.

4.1.4.2. Hệ thống cấp thoát nước

Hiện Mộc Châu có 5 trạm bơm nước ngầm và 112 trạm bơm nước tự chảy. Nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt ít và phân bố không đồng đều, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ 80% theo chương trình phát triển kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch ở giai đoạn tới, nhu cầu nước sạch tăng lên và sẽ gây áp lực không nhỏ đến tài nguyên.

Thoát nước mặt và nước thải sinh hoạt đều thải ra các suối và các hố cacsxtơ. Hệ thống cống thoát nước thải mới có ở trung tâm thị trấn. Hiện nay, chưa có nhà máy xử lý rác và nước thải. Đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với việc phát triển du lịch trong tương lai, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bảng 4.7. Đánh giá của khách du lịch về hệ thống cấp thoát nước

STT Chỉ tiêu Du lịch CĐ Du lịch khác SL (n=45) CC (%) SL (n=15) CC (%) Nước sinh hoạt

1 Tốt 22 48,89 11 73,33

2 Trung bình 17 37,78 4 26,67

3 Kém 6 13,33 0 0.00

Hệ thống xử lý rác thải, nước thải

1 Tốt 2 4,44 2 13,33

2 Trung bình 36 80,00 13 86,67

3 Kém 7 15,56 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua khảo sát các du khách đang tham gia du lịch trên địa bàn nghiên cứu cho thấy nhóm du khách đang tham gia du lịch cộng đồng cho biết nước sinh hoạt hiện nay đạt mức tốt chiếm 48,89% số du khách được khảo sát, ở mức trung bình chiếm 37,78% còn lại 13,33% số du khách đang tham gia du lịch cộng đồng cho biết chat lượng nước sinh hoạt còn kém. Đối với nhóm du khách không tham gia du lịch cộng đồng có 73,33% số du khách đánh giá nguồn nước hiện nay tại địa phương có chất lượng tốt, không có du khách nào đánh giá chất lượng kém. Nguyên nhân là do các du khách không tham gia du lịch cộng đồng thường hay cư trú tại các nhà nghỉ, khách sạn với nguồn nước sạch được cung cấp bởi nhà máy nước.

Bảng 4.8. Đánh giá của hộ dân về hệ thống cấp nước tại địa phương STT Chỉ tiêu STT Chỉ tiêu Hộ làm du lịch CĐ Hộ không làm du lịch SL (n=60) CC (%) SL (n=30) CC (%) 1 Rất tốt 2 3,33 5 16,67 2 Tốt 17 28,33 11 36,67 3 Trung bình 33 55,00 9 30,00 4 Kém 5 8,33 4 13,33 5 Rất kém 3 5,00 1 3,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua đánh giá của người dân trên địa bàn về chất lượng nước cho thấy với nhóm hộ có làm du lịch cộng đồng đánh giá chủ yếu hệ thống nước chất lượng ở mức trung bình với 55% số hộ cho ý kiến, với nhóm hộ không làm du lịch cộng đồng đánh giá đại đa số cho rằng hệ thống nước ở mức tốt với 36,67% số hộ cho ý kiến chiếm cao nhất trong tổng số các mức đánh giá. Với nhóm hộ đang làm du lịch cộng đồng có 3 hộ cho rằng hệ thống nước hiện nay rất kém chiếm 5%.

Bảng 4.9. Đánh giá của hộ dân làm du lịch cộng đồng về hệ thống cấp nước tại địa phương

STT Chỉ tiêu

Xã Đông Sang Xã Tân Lập SL (n=40) CC (%) SL (n=20) CC (%) 1 Rất tốt 2 5,00 0 0,00 2 Tốt 15 37,50 2 10,00 3 Trung bình 19 47,50 14 70,00 4 Kém 2 5,00 3 15,00 5 Rất kém 2 5,00 1 5,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Các hộ trong nhóm đang làm du lịch qua khảo sát cho thấy các hộ tại xã Đông Sang cho thấy hệ thống nước tại xã ở mức chất lượng trung bình chiếm đa số, có 4 hộ nào đánh giá ở mức kém và rất kém. Tại xã Tân Lập có 15% số hộ đánh giá hệ thống nước hiện nay tại xã ở mức kém và 5% số hộ đánh giá mức rất kém.

4.1.4.3. Điện và khả năng cung cấp điện

Mộc Châu có mạng lưới điện Quốc gia tới 27 trung tâm xã với hơn 85% số hộ sử dụng. Sản lượng điện thương phẩm đạt 18,5 triệu kwh, tăng 8,08%/

năm. Dự kiến giai đoạn 2011 – 2015 phát triển mạng lưới điện trung thế 22 KV tại huyện Mộc Châu. Như vậy có thể thấy, mạng lưới cấp điện của Mộc Châu đã khá phát triển, bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của huyện.

Bảng 4.10. Đánh giá của khách du lịch về hệ thống điện

STT Chỉ tiêu Du lịch CĐ Du lịch khác SL (n=45) CC (%) SL (n=15) CC (%) 1 Tốt 22 48,89 10 66,67 2 Trung bình 19 42,22 5 33,33 3 Kém 4 8,89 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua khảo sát các du khách đang tham gia du lịch trên địa bàn nghiên cứu cho thấy nhóm du khách đang tham gia du lịch cộng đồng cho biết điện sinh hoạt hiện nay đạt mức tốt chiếm 48,89% số du khách được khảo sát, ở mức trung bình chiếm 42,22% còn lại 8,89% số du khách đang tham gia du lịch cộng đồng cho biết chất lượng điện sinh hoạt còn kém. Đối với nhóm du khách không tham gia du lịch cộng đồng có 66,67% số du khách đánh giá hệ thống điện hiện nay tại địa phương có chất lượng tốt, không có du khách nào đánh giá chất lượng kém.

Bảng 4.11. Đánh giá của hộ dân về hệ thống cấp điện tại địa phương địa phương STT Chỉ tiêu Hộ làm du lịch CĐ Hộ không làm du lịch SL (n=60) CC (%) SL (n=30) CC (%) 1 Rất tốt 4 6,67 4 13,33 2 Tốt 19 31,67 10 33,33 3 Trung bình 33 55,00 7 23,33 4 Kém 3 5,00 6 20,00 5 Rất kém 1 1,67 3 10,00

Qua đánh giá của người dân trên địa bàn về chất lượng điện cho thấy với nhóm hộ có làm du lịch cộng đồng đánh giá chủ yếu điện chất lượng ở mức trung bình với 55% số hộ cho ý kiến, với nhóm hộ không làm du lịch cộng đồng đánh giá đại đa số cho rằng hệ thống điện ở mức tốt với 33,33% số hộ cho ý kiến chiếm cao nhất trong tổng số các mức đánh giá. Với nhóm hộ đang làm du lịch cộng đồng có 1 hộ cho rằng hệ thống điện hiện nay rất kém chiếm 1,67%.

Bảng 4.12. Đánh giá của hộ dân làm du lịch cộng đồng về hệ thống cấp điện tại địa phương

STT Chỉ tiêu

Xã Đông Sang Xã Tân Lập SL (n=40) CC (%) SL (n=20) CC (%) 1 Rất tốt 4 10,00 0 0,00 2 Tốt 18 45,00 1 5,00 3 Trung bình 17 42,50 16 80,00 4 Kém 1 2,50 2 10,00 5 Rất kém 0 0,00 1 5,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Các hộ trong nhóm đang làm du lịch qua khảo sát cho thấy các hộ tại xã Đông Sang cho thấy hệ thống điện tại xã ở mức chất lượng trung bình chiếm đa số, không có hộ nào đánh giá ở mức rất kém. Tại xã Tân Lập có 10% số hộ đánh giá hệ thống điện hiện nay tại xã ở mức kém và 5% số hộ đánh giá mức rất kém.

Hộp 4.1. Đánh giá của cán bộ về chất lượng cơ sở hạ tầng

“Việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch trong những năm qua đã được Nhà nước quan tâm, tuy nhiên do nguồn lực thiếu nên việc đầu tư mới chỉ được tập trung vào một số hạng mục. Bên cạnh đó huyện cũng thực hiện triệt để phân cấp cho xã, thôn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, do vậy chất lượng một số công trình cũng chưa thực sự đảm bảo. Đối với cơ sở vật chất của các lưu trú phục vụ đón khách, về cơ bản các hộ chưa có đầu tư gì nhiều nên các đồ dùng thiết yếu để đón khách nghỉ còn thiếu và chưa đồng bộ”

Phỏng vấn bà: Đinh Thị Hường- Trưởng phòng VH - TT huyện Mộc Châu lúc 10h ngày 14/4/2017tại UBND huyện Mộc Châu

4.1.4.4. Các dịch vụ cung cấp trong phát triển du lịch cộng đồng

Các chương trình DL, các hoạt động dịch vụ DL, các phương tiện để làm dịch vụ DL được sử dụng kết hợp với các kỹ năng, trình độ của cộng đồng để phục vụ khách DL, trong đó xác lập quyền sở hữu và sự tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên, văn hóa truyền thống của địa phương theo hướng phát triển du lịch bền vững.

Sơ đồ 4.2. Các hoạt động du lịch phục vụ khách du lịch cộng đồng

Nguồn: UBND huyện Mộc Châu (2017) Thành lập các tổ dịch vụ là những người có trình độ kỹ thuật, tay nghề cơ bản nhất định để tham gia các hoạt động dịch vụ DL. Những người dân tham gia

làm dịch vụ DLCĐ có hiểu biết văn hoá bản địa, kiến thức về ngoại ngữ, khả năng diễn đạt, trình độ của người làm dịch vụ DL kết hợp với các tiền năng du lịch sẵn có và cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu phát triển DLCĐ của địa phương trên cơ sở được định hướng quy hoạch và kế hoạch khai thác hợp lý là điều kiện cần và dủ để mô hình DLCĐ hoạt động được.

Bảng 4.13. Các loại hình dịch vụ du lịch cộng đồng tại điểm nghiên cứu

STT Các dịch vụ

Đông Sang Tân Lập SL (n=40) CC (%) SL (n=20) CC (%) 1 Lưu trú 40 100,00 20 100,00 2 Ăn uống 33 82,50 15 75,00 3 Dẫn đoàn 5 12,50 3 15,00 4 Biểu diễn 2 5,00 2 10,00 5 Di chuyển 11 27,50 17 85,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua khảo sát tại các hộ đang làm du lịch cộng đồng tại 2 xã Đông Sang và Tân Lập cho thấy các hộ làm du lịch cộng đồng dịch vụ lưu trú 100% số hộ làm du lịch cộng đồng đều cung cấp. Tại xã Đông Sang chỉ có 82,5% số hộ được khảo sát tại xã có cung cấp dịch vụ ăn uống, có 5% cung cấp dịch vụ biểu diễn. Tại xã Tân Lập có đến 85% số hô cung cấp dịch vụ di chuyển, có 75% số hộ cung cấp dịch vụ ăn uống. Như vậy cho thấy dịch vụ biểu diễn và dẫn đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 80 - 91)