Bài học kinh nghiệm cho Bắc Ninh và một số công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 56)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰCTIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. CƠ SỞ THỰCTIỄN

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Bắc Ninh và một số công trình nghiên cứu

liên quan

Các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức dạy giáo dục kỹ năng sống nhưng việc quản lý GDKNS vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, học tập kinh nghiệm của nơi khác là rất cần thiết. Qua phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm ở trong nước có thể rút ra cho Bắc Ninh một số bài học sau đây:

- Các trường cần phải hiểu và xác định rõ ràng mục tiêu của GDKNS cho học sinh để có thể tổ chức tốt các giờ GDKNS đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức các lớp tập huấn, chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống cho cán bộ và giáo viên để nhận thức đúng đắn và đào tạo cho các em học sinh.

- Tổ chức lồng ghép GDKNS vào các môn học và các hoạt động giáo dục sao cho chủ đề và nội dung có liên quan trực tiếp tới các vấn đề trong xã hội.

- Phối hợp tốt các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tạo điều kiện GDKNS cho các em học tập một cách tốt nhất.

- Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý hoạt động GDKNS cần cụ thể, chi tiết.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển cũng đã có rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này:

- Cuốn “Phương pháp giáo dục giá trị sống, KNS - giúp bạn gặt hái sự thành công” - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội - Năm 2014 (Tái bản có chỉnh lý) tác giả Nguyễn Công Khanh.

- Đề tài “Giáo dục KNS cho sinh viên” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, Đào Thị Oanh, Nguyễn Thanh Bình, Trương Hồng Hạnh, Phạm Tiến Thành, Phạm Thi Hải Yến, Đoàn Thị Hường, NguyễnThị Hải cùng với đơn vị phối hợp chính là Ban Chấp hành Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Tài liệu tập huấn chuyên đề “Giáo dục giá trị sống, KNS ở trường phổ thông” của Phạm Quang Huân - Viện Nghiên cứu Sư phạm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội):

- Giáo trình chuyên đề Giáo dục KNS - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội - Năm 2014 (Tái bản lần thứ tư, có chỉnh lý) của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Bình, Lê Thị Thu Hà, Trịnh Thuý Giang (Viện nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội);

Một trong những người có nghiên cứu mang tính hệ thống về KNS và GDKNS ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh Bình. Tác giả và cộng sự đã triển khai nghiên cứu tổng quan và quá trình nhận thức KNS và đề xuất yêu cầu tiếp cận KNS trong giáo dục và GDKNS ở nhà trường phổ thông, đồng thời tìm hiểu thực trạng GDKNS cho người học từ trẻ mầm non đến người lớn thông qua giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên ở Việt Nam.

Năm 2007 với đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: “Giáo dục một số KNS cho học sinh trung học phổ thông” do tác giả Nguyễn Thanh Bình làm chủ nhiệm, kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ của các em còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)