Lý do học sinh chưa hình thành được những kỹ năng sống cần thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 73 - 75)

địa bàn thành phố Bắc Ninh, với các mức độ đánh giá: Cao, Trung bình, Thấp

Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.3. Lý do học sinh chưa hình thành được những kỹ năng sống cần thiết sống cần thiết

(Số lượng khảo sát: 60 học sinh)

Các chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá (%) Giá trị trung bình Kết luận Cao Trung bình Thấp Phương pháp giáo dục 43,3 33,3 23,3 2,20 TB

Điều kiện xã hội 36,7 41,7 21,7 2,15 TB

Phụ huynh nuông chiều 55,0 20,0 25,0 2,30 TB

Các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội 38,3 33,3 28,3 2,10 TB

Thời gian học tập của các em chiếm nhiều quá 41,7 35,0 23,3 2,18 TB

Các em ít có điều kiện luyện tập 48,3 31,7 20,0 2,28 TB

Các em ỷ lại vào gia đình 46,7 21,7 31,7 2,15 TB

Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của KNS 50,0 23,3 26,7 2,23 TB

Gia đình các em chưa nhận thức được tầm quan

trọng của KNS 40,0 31,7 28,3 2,12 TB

Các em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi 36,7 33,3 30,0 2,07 TB

Các em thiếu các giờ sinh hoạt ngoại khóa đa dạng 43,3 33,3 23,3 2,20 TB

Nhìn vào bảng 4.3 ta có thể thấy các chỉ tiêu đều được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó lý do học sinh chưa hình thành được những KNS cần thiết được đánh giá ở mức cao nhất là do phụ huynh nuông chiều (thứ 1), và do các em ít có điều kiện luyện tập (thứ 2). Lý do tiếp theo là do các em chưa ý thức được tầm quan trọng của KNS (thứ 3), các em thiếu các giờ sinh hoạt ngoại khóa đa dạng, và phương pháp giáo dục chưa hợp lý (thứ 4), thời gian học tập của các em chiếm nhiều quá (thứ 5), do điều kiện xã hội và các em ỷ lại vào gia đình (thứ 6), do gia đình các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của KNS (thứ 7), do các em ít có điều kiện giao tiếp với xã hội (thứ 8), và do các em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi (thứ 9) cũng ảnh hưởng đến việc hình thành các kỹ năng sống của các em.

Với kết quả ở bảng này cho thấy sở dĩ các em chưa rèn luyện được các kỹ năng là do điều kiện khách quan chưa tạo ra những hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động giáo dục này. Cụ thể ta thấy việc học tập của trẻ chiếm nhiều thời gian trong ngày, trong tuần mà nội dung học tập trong nhà trường thì chưa gắn với thực tiễn xã hội. Đa số các em chỉ quanh quẩn với một số lý thuyết hàn lâm cổ điển trong học tập. Trong việc giải trí tiêu khiển hầu hết trẻ đều mê mải với các games vi tính, các thần tượng thời trang âm nhạc từ các show diễn của chương trình truyền hình.

Nhìn chung trẻ thiếu thời gian không gian vui chơi bổ ích; thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng thiết thực để có thể rèn kỹ năng giao tiếp tốt với người khác. Đặc biệt, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống.Còn về phía gia đình các em thì hoặc còn lạ lẫm chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống hoặc quá nuông chiều con em khiến các em ít có điều kiện thực hành và vô tình tạo cho các em thói ỷ lại gia đình.

4.1.1.3. Nhận thức của giáo viên các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh về giáo dục kỹ năng sống

Kết quả điều tra về nhận thức của giáo viên về trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống được trình bày ở bảng 4.4 dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)