Nhận thức của giáoviên về trách nhiệm GDKNS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 78)

(Số lượng khảo sát: 60 người)

TT Nội dung Mức độ nhận thức Đồng ý Không đồng ý Phân vân SL (người) % SL (người) % SL (người) %

1 GDKNS chỉ là trách nhiệm của gia đình học sinh 6 10,0 54 90,0

2 GDKNS là nhiệm vụ của nhà trường 10 16,7 50 83,3

3 GDKNS không phải là trách nhiệm

của GV bộ môn 5 8,3 54 90,0 1 1,7

4 GDKNS không phải là trách nhiệm

của GV chủ nhiệm 7 11,7 53 88,3

5 GDKNS có thể thực hiện trong tất cả các môn học 54 90,0 5 8,3 1 1,7

6

GDKNS rất hiệu quả trong các hoạt động tập thể, hoạt động đoàn thanh niên

57 95,0 3 5,0

7 GDKNS phải có sự phối hợp giữa

các lực lượng giáo dục 57 95,0 3 5,0

Nguồn: Kết quả điều tra (2017) - Có tới 90% giáo viên không đồng ý với ý kiến cho rằng GD KNS chỉ là trách nhiệm của gia đình học sinh, 95% số giáo viên nhất trí với các ý kiến GDKNS rất hiệu quả trong các hoạt động tập thể, hoạt động Đoàn thanh niên; GDKNS phải có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.

- Có 83,3% giáo viên không đồng ý với ý kiến cho rằng GDKNS là nhiệm vụ của nhà trường và chỉ có 16,7% số lượng giáo viên đồng ý với ý kiến đó. Qua kết quả khảo sát trên chúng ta cũng thấy rằng, để phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, không thể chỉ trông chờ vào một môi trường duy nhất như gia đình, nhà trường hoặc chỉ có đoàn đội mà phải là sự kết hợp nhịp nhàng cả ba môi trường trên cộng với những hoạt động mang tính riêng lẻ và đặc thù của từng nơi. Và để phối hợp 3 môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – đoàn thể, nhà trường nên tổ chức, xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục

trong và ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, Cán bộ quản lý chỉ đạo giáo viên chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Có 90% giáo viên không đồng ý với ý kiến GDKNS không phải là trách nhiệm của giáo viên bộ môn, 88,3% số giáo viên không đồng ý với ý kiến GDKNS không phải là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. Điều đó chứng tỏ GDKNS có thể thực hiện trong tất cả các môn học chứ không chỉ là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, 90% số lượng giáo viên đồng ý với ý kiến đó.

Từ thực trạng nhận thức của giáo viên về trách nhiệm GDKNS có thể kết luận: phần lớn giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết phải GDKNS cho học sinh cũng như trách nhiệm của các lực lượng tham gia hoạt động này. Đây là một trong những tiền đề quan trọng trong việc triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường.

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, việc tăng cường nhận thức và phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo định hướng phát huy tính tích cực học tập, rèn luyện của học sinh trong các họat động giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng sống cho các em nói riêng là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường.

Quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, một mảng hoạt động còn khá mới ở bậc phổ thông, đòi hỏi cán bộ quản lý phải nắm được mức độ nhận thức của giáo viên đối với công tác này, phải đánh giá đúng năng lực chuyên môn của đội ngũ, phải đưa ra chuẩn về chất lượng giáo dục của giáo viên đồng thời phải lập kế hoạch bồi dưỡng phát triển chuyên môn phù hợp từng nhu cầu cá nhân giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

4.1.2. Thực trạng quản lý GDKNS cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh địa bàn thành phố Bắc Ninh

4.1.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch GDKNS cho học sinh

Xây dựng kế hoạch GD Kỹ năng sống cho HS phổ thông là vô cùng quan trọng. Tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 12 cán bộ quản lý cấp Sở về việc xây dựng kế hoạch, kết quả thu được ở bảng 4.5 dưới đây:

Bảng 4.5. Mức độ xây dựng kế hoạch hoạt động về Quản lý GDKNS từ cấp trên (Số lượng khảo sát: 12 CBQL cấp Sở) STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá (%) Giá trị trung bình Kết luận Tốt Khá Trung bình Chưa tốt 1 Lập kế hoạch về quản lý GD KNS

Nghiên cứu nhu cầu của

người học 41,7 58,3 0 2,42 Tốt

Nghiên cứu khả năng đào tạo

của các cơ sở đào tạo 41,7 58,3 0 2,42 Tốt

Nghiên cứu khả năng giảng

dạy về KNS của GV 25 66,7 8,3 2,17 Khá

Nghiên cứu khả năng chi trả cuả cha mẹ hs đối với các lớp đào tạo KNS 0 66,7 33,3 1,67 Khá Nghiên cứu về mức độ sẵn sàng chi trả 0 33,3 66,7 1,33 Trung bình

Tham khảo ý kiến của các bên liên quan (các chuyên gia, cha mẹ, học sinh…) khi lập kế hoạch

8,3 83,3 8,3 2,00 Khá

2

Mục tiêu của kế hoạch được

xác định rõ ràng 50 41,7 8,3 2,42 Tốt

3

Kế hoạch được lập đầy đủ,

chi tiết 25 58,3 16,7 2,08 Khá

4

Kế hoạch được công bố một

cách công khai, rộng rãi 8,3 75 16,7 1,92 Khá

Nguồn: Kết quả điều tra (2017) Kết quả bảng 4.5 cho thấy các cán bộ quản lý cấp Sở đã nghiên cứu và có kế hoạch xây dựng hoạt động về quản lý GDKNS cho học sinh các trường. Với việc nghiên cứu nhu cầu của người học, khả năng đào tạo của các cơ sở và mục tiêu của kế hoạch được 2,42 điểm, được đánh giá ở mức độ tốt, còn các chỉ tiêu còn lại được đánh giá ở mức độ khá, chỉ riêng có việc nghiên cứu về mức độ sẵn sàng chi trả là ở mức độ trung bình. Cho thấy sự chuẩn bị về mặt tinh thần và vật chất của người học và các cơ sở đào tạo ở mức rất cao.

Các chỉ tiêu như khả năng giảng dạy và khả năng chi trả cũng đạt mức khá, nhưng mức độ sẵn sàng chi trả thì chỉ đạt ở mức trung bình, cho thấy một vấn đề là cha mẹ đã biết được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con em mình nhưng số người sẵn sàng để con đi học lớp về kỹ năng sống thì rất ít. Do vậy cần phải có những chương trình vận động hay tuyên truyền về lợi ích của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để cha mẹ học sinh biết được nó quan trọng như thế nào đối với con em mình.

Mục tiêu của kế hoạch cũng được chỉ đạo xây dựng một cách rõ ràng, kế hoạch được lập đầy đủ, chi tiết và được công bố công khai có mức độ thực hiện rất cao.

Qua bảng 4.5 ta có thể nhận thấy sự chỉ đạo từ cấp trên về công tác giáo dục KNS cho học sinh là khá tốt, có kế hoạch và triển khai rộng rãi cho các trường thực hiện. Các cán bộ quản lý các cấp đều quan tâm tới công tác GDKNS cho học sinh, có kế hoạch chỉ đạo sát sao việc quản lý GDKNS cho HS.

- Về việc xây dựng kế hoạch của các trường và từng giáo viên trong trường tôi có khảo sát 60 cán bộ quản lý cấp trường, cán bộ đoàn và giáo viên. Kết quả thể hiện ở bảng 4.6:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)