Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 39)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰCTIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.4. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông

2.1.4.1. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống

Mục tiêu của giáo dục KNS cho học sinh không dừng lại ở việc làm thay đổi nhận thức cho học sinh bằng cách cung cấp thông tin, tri thức mà tập trung vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực, mang tính xây dựng đối với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Giáo dục KNS giúp học sinh hiểu được những tác động mà hành vi và thái độ của mình có thể gây ra, có thái độ và hình vi tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đối với các vấn đề của cuộc sống. Học sinh phổ thông có KNS sẽ biết ứng dụng những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của mình. Có thể khẳng định, giáo dục KNS cho học sinh là trang bị cho các em một chiếc cầu nối giữa hiện tại với tương lai, giúp các em thích ứng với cuộc sống hiện đại không ngừng biến đổi.

Cụ thể, giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục các kỹ năng xử lý tình huống, ra quyết định, kỹ năng tự nhận thức, xác định giá trị nói riêng cho học sinh nhằm:

Trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về một số chuẩn mực về hành vi đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ của các em với những tình huống cụ thể, những lời nói, việc làm của bản thân với những người thân trong gia đình, với bạn bè và các mối quan hệ ngoài xã hội...

Giúp các em học tập, rèn luyện những kỹ năng nói, nhận xét, đứng trước tập thể, lựa chọn, thực hiện hành vi ứng xử và quyết đoán…

Giúp các em có những thái độ trách nhiệm đối với lời nói, việc làm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân…

Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp… Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc và thành đạt là ước mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết và hữu ích.

Khối lượng kiến thức của chúng ta sẽ trở nên lỗi thời nhanh chóng trong thời đại mới. Trong môi trường không ngừng biến động con người luôn đối diện với áp lực cuộc sống từ những yêu cầu ngày càng đa dạng, ngày càng cao trong quan hệ xã hội, trong công việc và cả trong quan hệ gia đình. Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kỹ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kỹ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kỹ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột.

2.1.4.2. Vai trò của giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trong giai đoạn hiện nay

 Giáo dục KNS góp phần thực hiện mục tiêu GD toàn diện:

Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho HS, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Bản chất của GDKNS là hình thành và phát triển cho HS các khả năng: làm chủ bản thân, giao tiếp ứng xử... rõ ràng là phù hợp với mục tiêu GD phổ thông.

 Giáo dục KNS là quá trình chuẩn bị hành trang cho HS thích ứng với những thách thức của cuộc sống hội nhập và phát triển:

Giữa nhận thức và hành vi của con người có khoảng cách. KNS là cầu nối giúp còn người biến kiến thức thành thái độ, hành vi tích cực, lành mạnh.

Trong cuộc sống hội nhập phát triển, người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng, biết ứng xử tích cực và phù hợp sẽ thành công hơn và yêu đời. Người thiếu KNS thường bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống.

Bên cạnh việc chuẩn bị hành trang cho cá nhân, GDKNS còn góp phần ngăn ngừa các vấn đề xã hội, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.

2.1.4.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông a. Chương trình

Kỹ năng sống cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc là thay đổi nhận thức cho học sinh bằng cung cấp thông tin tri thức mà tập trung vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực, mang tính xây dựng đối với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Giáo dục KNS giúp học sinh hiểu được những tác động mà hành vi thái độ của mình có thể gây ra có thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đối với các vấn đề của cuộc sống. Học sinh có KNS sẽ biết trang bị những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của mình giúp trang bị cho cho các em những kỹ năng cần thiết để thích ứng với cuộc sống hiện đại không ngừng biến đổi. Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là những kỹ năng sống cốt lõi cần hình thành và phát triển cho các em. Để việc giáo dục KNS đạt hiệu quả không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các môn học chính khóa, dù rất quan trọng, mà chương trình GDKNS còn phải được thực hiện kết hợp với nhiều cách khác như: sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; các hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú; hoạt động văn hóa, nghệ thuật; hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa; hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật; hoạt động tham quan, dã ngoại. Chương trình GDKNS qua các hoạt động Đoàn thanh niên cũng có hiệu quả trong thời gian qua như: Chương trình “Học làm người có ích”; Chương trình “Một ngày để sống - Sống có niềm tin”; Chương trình “Một ngày để sống - Sống biết tiết kiệm”; Chương trình “Vượt qua nỗi sợ hãi”; Chương trình “Học kì quân đội”…

b. Nội dung

Hiện nay, giáo dục KNS đang được nhiều người quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập, việc giáo dục KNS như tên gọi của nó (life skills) với ý nghĩa là học làm người (learning to be) và nhất là kỹ năng thích ứng, hòa nhập với cuộc sống, ứng phó tích cực với các tình

huống trong cuộc sống (learning to live together) chưa được quan tâm nhiều. Theo cách tiếp cận KNS qua 4 trụ cột của UNESCO, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho học sinh phổ thông các nội dung thuộc 2 nhóm KNS sau đây:

Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc,vui chơi giải trí: Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra y kiến chia sẻ trong nhóm; Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung; Kỹ năng làm việc theo nhóm; Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh…

Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống: Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng; Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân; Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn; Kỹ năng trình bày y kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông; Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng ứng phó với tai nạn như cháy, nổ...; Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước; Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục; Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh (khi tình trạng bạo lực trong học sinh thường xảy ra). Những nhóm kỹ năng trên rất cần thiết trang bị cho các em học sinh bậc THPT, nhất là trong môi trường xã hội hiện nay.

c.Phương pháp giáo dục KNS cho học sinh

Phương pháp giáo dục là cách tác động qua lại giữ nhà giáo dục và người được giáo dục, trong đó nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục đề ra. Tùy từng đối tượng để áp dụng phương pháp giáo dục nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với học sinh phổ thông có thể sử dụng các phương pháp như:

Phương pháp dạy học nhóm:

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay, chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác từ trong trường học đã trở thành

một xu thế giáo dục trên thế giới. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ chính là sự phản ánh thực tiễn của xu thế đó. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy tính tích cực, trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp dùng một câu có thật hoặc truyện được viết dựa trên những trường hợp xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để chứng minh cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết. Cần lưu ý vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản. Trường hợp điển hình có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề song phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với trình độ HS và thời lượng cho phép. Tùy từng trường hợp, có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp khác nhau.

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề". Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.

Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần

chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

Phương pháp trò chơi

Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.

Phương pháp dạy học theo dự án.

Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phù hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.

d. Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Nội dung giáo dục là nhân tố quyết định đến việc hình thành và phát triển kỹ năng sống của học sinh, nhưng để nội dung đó được truyền tải đến học sinh hiệu quả và tích cực nhất, thì hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục có vai trò hêt sức quan trọng. Vì vậy để học sinh có thể tiếp thu kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng sống hiệu quả cần có những hình thức giáo dục phù hợp, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh, phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường.

Trên cơ sở lý luận đó, có thể hiểu hình thức giáo dục kỹ năng sống là cách tổ chức giáo dục, cách tiến hành các hoạt động cụ thể để đạt được mục đích giáo dục. Mục tiêu giáo dục đề ra sẽ đạt hiệu quả cao khi nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục được kết hợp chặt chẽ, logic, khoa học và phù hợp với thực tiễn.

Trong thực tiễn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có nhiều hình thức, phương pháp giáo dục, mỗi hình thức, phương pháp giáo dục có ưu điểm và hạn chế của nó, để tiến hành hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như mục tiêu đề ra cần phối hợp đồng bộ tất cả các hình thức và biện pháp giáo dục, bao gồm:

+ Giáo dục thông qua các chương trình giáo dục chính khóa thông qua các môn học, đặc biệt thông qua môn học xã hội, có thể dạy tiến hành lồng ghép hoặc dạy học tích hợp, điều đó phụ thuộc vào thực tế kế hoạch giảng dạy và công tác giảng dạy của giáo viên.

+ Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa. Đây là một hình thức giáo dục mở, học sinh có thể chủ động thông qua đó tích cực tiếp thu kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

+ Giáo dục KNS thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, các chương trình hoạt động có định hướng, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đây là hình thức giáo dục hiệu quả giúp cho học sinh hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giúp cho học sinh trở nên năng động hơn trong cuộc sống.

+ Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động phối hợp với lực lượng khác trong xã hội, huy động nguồn lực xã hội để giáo dục tốt cho các em từ nhà trường đến gia đình và ngoài xã hội.

e. Kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS cho học sinh

Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng, kiểm tra là đối chiếu với kế hoạch để xác định đúng mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sai lệch xem xét những gì đã đạt, chưa đạt, cùng nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh cho kịp thời. Kiểm tra đánh giá thúc đẩy quá trình giáo dục phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)