(Số lượng khảo sát: 60 người)
STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Giá trị trung bình Kết luận Tốt Khá Trung bình Chưa tốt
1 Phối hợp với GV bộ môn GDKNS
cho HS 25,0 55,0 20,0 2,05 Khá
2 Phối hợp với BCH Đoàn trường
GDKNS cho HS 33,3 53,3 13,3 2,20 Khá
3 Phối hợp với hội cha mẹ HS giáo
dục KNS cho HS 20,0 41,7 30,0 8,3 1,73 Khá
4 Phối hợp các lực lượng trong nhà
trường GDKNS cho đoàn viên HS 36,7 43,3 20,0 2,17 Khá
5 Phối hợp các lực lượng ngoài nhà
trường GDKNS cho đoàn viên HS 26,7 46,7 25,0 1,7 1,98 Khá
Nguồn: Kết quả điều tra (2017) Qua bảng 4.8 chúng ta có thể rút ra nhận xét: Sự chỉ đạo, phối hợp giữa cán bộ quản lý với với BCH Đoàn trường và các lực lượng giáo dục trong nhà trường là việc làm thường xuyên và được đánh giá ở mức độ khá trong các nhà trường. Việc phối hợp với hội cha mẹ HS, với các lực lượng ngoài nhà trường cũng được quan tâm nhưng vẫn có 8,3% ý kiến chưa thực hiện và 30% là thực hiện ở mức độ trung bình.
Kết quả này chứng tỏ cán bộ quản lý nhà trường đã có sự chỉ đạo, phối hợp với đội ngũ GVCN, đội ngũ giáo viên bộ môn, Hội cha mẹ học sinh và Đoàn thanh niên ở mức khá, nhưng chưa có những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Đây là các lực lượng ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả GDKNS cho HS. Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với các lực lượng này để nâng cao hiệu quả công tác GDKNS cho học sinh.
4.1.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục KNS cho học sinh
Về công tác kiểm tra, giám sát từ cấp Sở thì đã có kế hoạch và hoạt động kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, liên tục được chỉ đạo từ trên xuống dưới.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDKNS cho học sinh phổ thông, tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với 60 CBQL, GV, cán bộ đoàn và đại diện các tổ chức trong nhà trường. Kết quả qua điều tra được thể hiện như sau: