Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 59)

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc nước CHXHCN Việt Nam, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các Trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc, Việt Nam. Là khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang

- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương

Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:

- Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.

- Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.

- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.

Bắc Ninh có đường sông thuận lợi nối với các vùng lân cận, như cảng biển Hải Phòng và các trung tâm kinh tế lớn ở miền Bắc. Bắc Ninh có tiềm năng kinh tế và văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế nơi hội tụ của kho tàng văn hoá dân gian. Nhiều công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu dân ca quan họ trữ tình đằm thắm, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng với bạn bè trong và ngoài nước.

Đây chính là những điều kiện thuận lợi để xây dựng một nền tảng văn hoá, giáo dục vững chắc, có bề dày truyền thống cho HS, giáo dục các em lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước và ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy những điều tốt đẹp đó. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện cho các nhà giáo dục có thể khuyến

khích tinh thần tự giáo dục của HS, khuyến khích các em học tập và tu dưỡng để xứng đáng với truyền thống.

Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 15,7%/năm, đứng đầu các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng. Quy mô kinh tế với GRDP đứng thứ 6 toàn quốc, đạt trên 122 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người là 106,2 triệu đồng, đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu;

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, đạt và vượt 13/15 tiêu chí của tỉnh công nghiệp; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chiếm tới gần 95%; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 700 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 2 toàn quốc; Bắc Ninh cũng là một trong 7 tỉnh thu hút vốn FDI cao nhất cả nước, thu hút được trên 700 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký lũy kế lên tới hơn 11,2 tỷ USD.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2015 đạt 49,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% GDP gấp 2,1 lần so với năm 2010; thương mại, dịch vụ phát triển mạnh mẽ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 17,7%/năm; xuất, nhập khẩu có bước đột phá, xuất siêu giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13,4 tỷ USD. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, và đứng trong nhóm 13 tỉnh, thành phố có số thu ngân sách lớn nhất cả nước.

Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng phát triển nhanh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, mở rộng diện tích lúa chất lượng cao. Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bắc Ninh được triển khai tích cực, hiệu quả. Là một trong 10 tỉnh có số tiêu chí đạt cao nhất trong cả nước, dự kiến có 35 xã (chiếm 36,1% tổng số xã) đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2015.

3.1.1.3. Đặc điểm văn hóa- giáo dục- quốc phòng

Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; Giáo dục, đào tạo có sự chuyển biến về chất, luôn đứng trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về phong trào giáo dục và kết quả thi đại học, cao đẳng. Cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng hiện đại. Hệ thống trường học của Bắc Ninh được ghi nhận là đồng bộ, hiện đại với tỷ lệ kiên cố hóa đạt 98,5%. Bắc Ninh cũng đứng đầu cả nước về tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 87% .

Năm học 2016-2017, toàn tỉnh có 475 trường học 4 cấp gồm: 163 trường Mầm non, 154 trường Tiểu học, 135 trường THCS và 29 trường THPT công lập, 8 trung tâm GDTX, 1 trường CĐSP, 2 trường THCN địa phương, 1 trường dạy nghề và 4 trường chuyên nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn.

Các lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thông tin, thể dục, thể thao; nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ; công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách an sinh xã hội, các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện, giảm nghèo được chăm lo và đạt nhiều kết quả; có nhiều chính sách đi trước hoặc hỗ trợ ở mức cao hơn so với Trung ương; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,2%, là một trong 7 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất toàn quốc.

Quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố và tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)