ĐVT: người Đối tượng khảo sát
Địa điểm khảo sát
CBQL GV CB ĐTN CMHS HS Tổng số mỗi trường Sở GD&ĐT 12 12 Trường THPT chuyên 2 10 3 10 20 45 Trường THPT Hàn thuyên 2 15 3 20 20 60 Trường THCS Ninh xá 2 20 3 20 20 65 Tổng số điều tra 18 45 9 50 60 182 Nguồn: Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Bắc Ninh Do điều kiện thời gian cũng như kinh tế hạn hẹp nên tác giả điều tra bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên các đối tượng với số lượng nhỏ nhưng có khả năng suy rộng cho cả tổng thể.
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
- Trình bày dưới dạng bảng biểu, sơ đồ, hình.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp cơ bản sau: 3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
+Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống của học sinh các trường.
+ Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để phản ánh công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường phổ thông trong tỉnh.
3.2.4.2. Thống kê phân tích (phân tổ, so sánh, tổng hợp)
Số liệu sau khi thu thập và điều tra được phân theo các mục tiêu phân tích khác nhau như theo nhóm cán bộ quản lý, cán bộ ĐTN, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh…
Thống kê, phân tích, xử lý các số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính xác, khoa học.
Dựa vào kết quả phân tích sâu từng nội dung nghiên cứu và rút ra những kết luận về thực trạng GDKNS cho học sinh phổ thông trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh.
3.2.4.3. Phương pháp thang đo Likert
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu hỏi với các đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ đoàn, học sinh 03 trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và sử dụng phương pháp thang đo với 4 mức độ và 3 mức độ Likert như ở bảng 3.7 và 3.8 dưới đây (do đối tượng nghiên cứu chủ yếu là về các hiện tượng xã hội phức tạp nên việc đánh giá đòi hỏi phải có những thang đo chuẩn xác với độ tin cậy nhất định, vì vậy phải sử dụng các thang đo lường khác nhau):