Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 50)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰCTIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. CƠ SỞ THỰCTIỄN

2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Thuật ngữ Kỹ năng sống đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX, trong một số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần được giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu về kĩ năng sống ở giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về kĩ năng sống cũng như chỉ ra được một bảng danh mục các kĩ năng sống mà thế hệ trẻ cần có. Trong đó Dự án do UNESCO tiến hành tại một số nước trong đó có các nước Đông Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho những nghiên cứu về kĩ năng sống.

UNESCO đã đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản để định hướng cho việc triển khai giáo dục KNS trong thực tiễn đó là: Quyền được học KNS; Phát triển những KNS; Đánh giá KNS. Những nguyên tắc là cơ sở để giúp nhìn ra bốn trụ cột

trong giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định mình và Học để cùng nhau chung sống, đây chính là khung cấu trúc của một cách tiếp cận KNS trong giáo dục hiện nay.

Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có nhiều nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở Tiểu học và Trung học. Việc giáo dục KNS cho HS ở các nước được thực hiện dưới các hình thức: KNS là một môn học riêng biệt; KNS được tích hợp vào một vài môn học chính; KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình. Chẳng hạn:

- Ma la wi, Căm pu chia: Kỹ năng sống trở thành một môn học riêng biệt. - Su đăng: Kỹ năng sống được lồng ghép vào giáo dục công dân.

- Mianma: Có các chủ đề giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giảng dạy: sức khoẻ và vệ sinh cá nhân, sự phát triển thể chất, sức khoẻ tâm thần, phòng tránh các bệnh như tiêu chảy, rối loạn do thiếu iốt, lao phổi, sốt rét, ma tuý, HIV/AIDS, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng truyền thông và tự diễn đạt, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng xử lý cảm xúc, khuyến khích lòng tự trọng.

Giáo dục kỹ năng sống cho người học là trách nhiệm của mỗi quốc gia. Tại diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senengan (2000). Theo tinh thần của chương trình hành động Dakar năm 2000, Giáo dục kỹ năng sống cho người học cần được triển khai theo hai hướng: Một mặt nhằm trang bị cho người học những KNS cốt lõi để họ có thể ứng phó với các tình huống trong cuộc sống, mặt khác cần triển khai các nội dung GD tiếp cận KNS nhằm không chỉ nhận thức, thái độ mà quan trọng là thay đổi hành vi của họ theo hướng tích cực. Chương trình đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó tại Mục tiêu 3 có nêu: Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp; tại mục tiêu 6 yêu cầu: Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kỹ năng sống của người học. Cho nên, học KNS trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong kỹ năng sống của người học. Do đó, giáo dục KNS cho người học trở thành nhiệm vụ quan trọng của giáo dục các nước, vì thế vấn đề giáo dục KNS cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh phổ thông nói riêng được đông đảo các nước quan tâm.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về trẻ em do Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Newyork tháng 9-1990, cuốn sách “Để con em vững bước vào đời Pour un bondeparrt dán

la vie” tác giả đã làm rõ nguyên tắc để cứu trẻ em sinh tồn, phải đi đôi với cố gắng làm sao cho cuộc sống ý nghĩa. Những người đang cố gắng bảo vệ, giáo dục và giúp các em trưởng thành cần lấy định đề nói trên làm kim chỉ nam.

Nhóm nghiên cứu của trường đại học A&M của Mỹ trên nhóm 4H (1/1991). Nhóm 4H (Heart- Health- Head- Hand) thuộc tổ chức 4H, chuyên nghiên cứu và phát triển KNS trên các lứa tuổi. Trong đó, nghiên cứu này tập trung vào sự phát triển KNS của vị thành niên. Nghiên cứu này cho thấy sự tham gia trong chương trình 4H là khá tích cực liên quan đến phát triển kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng tự nhận thức cuộc sống. Đồng thời cũng chỉ ra mức độ phát triển kỹ năng lãnh đạo cuộc sống.

Chương trình giáo dục kỹ năng sống được triển khai từ một dự án quốc tế bắt đầu từ năm 1995 do Trường Đại học Brahmakumarit thực hiện để kỉ niệm 50 năm ngày thành lập Liên hợp quốc nhằm kêu gọi sự chia sẻ cho một thế giới tốt đẹp hơn. Dự án này tập trung vào 12 giá trị sống mang tính phổ quát, chủ đề được lấy trong lời mở đầu của hiến chương Liên hợp quốc, khẳng định lòng tin vào quyền cơ bản của con người, về phẩm chất, nhân cách và giá trị sống của mỗi người: sáng kiến LVEP (Living values Education Program) ra đời và được áp dụng rộng rãi ở nhiêu nước trên thế giới.

Bary L.Boyd (2005) trong đề tài “Kỹ năng sống cho trẻ -Developing life skills in yourth” tác giả cho rằng thiếu niên hiện nay cần được hình thành và phát triển KNS, tác giả cung nhấn mạnh đến những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng tự ứng phó, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng tự nhận thức…

Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, với sự hợp tác của các nhà GD trên thế giới, với sự hỗ trợ của UNESCO và tài trợ của UNICEF, Tây Ban Nha đã cho ra đời cuốn sách “Những giá trị sống: Một chương trình GD”. Chương trình này đưa ra những hoạt động khác nhau dựa trên kinh nghiệm và những phương pháp thực hành đối với các GV và các huấn luyện viên, đối với những trẻ em và những thanh niên muốn tìm hiểu và phát triển 12 giá trị xã hội và cá nhân cơ bản, đó là: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Tình yêu, Hoà bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung và Đoàn kết.

Bước vào thế kỷ XXI, khủng hoảng về giá trị đã diễn ra trên toàn cầu và tại mỗi quốc gia. Tổ chức UNESCO đã có khuyến cáo về vấn đề này và các quốc gia đều đã có những quan tâm nhất định. Trên thế giới nhiều ngành khoa

học trong đó có Tâm lý học, Giáo dục học đã chú ý nghiên cứu việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ. Thực tiễn GD cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI cho thấy chỉ thông qua con đường giáo dục giá trị và giáo dục kỹ năng sống thì mới có thể tạo nên cơ sở bền vững cho việc giải quyết khủng hoảng trong phát triển nhân cách của HS.

Tại Diễn đàn Giáo dục Thế giới Dakar, tháng 5/2000 “trường học thân thiện với người học” được phản ánh trong quan điểm toàn diện về chất lượng được nêu trong khuôn khổ Hành động Dakar. UNESCO và UNICEF đã nhận thấy mô hình “Trường học thân thiện” với các yếu tố của nó là một giải pháp nâng cao chất lượng và đảm bảo công bằng GD. Vì vậy mô hình này đã được phổ biến, áp dụng ở 40 quốc gia trên thế giới. Trong mô hình trường học thân thiện, tiêu chí giáo dục kỹ năng sống vừa như là một biểu hiện của chất lượng GD, vừa để giúp HS sống an toàn. Kế hoạch hành động Dakar về GD cho mọi người mỗi quốc gia cũng nhấn mạnh: cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp và KNS của người học là một tiêu chí của chất lượng GD. Cho nên trong mục tiêu 6 của chương trình đã coi KNS là một khía cạnh của chất lượng GD. Đánh giá chất lượng giáo dục kỹ năng sống cần tính đến những tiêu chí đánh giá KNS của người học. Như vậy tiến hành giáo dục kỹ năng sống để nâng cao chất lượng GD và giáo dục kỹ năng sống cho HS là một vấn đề đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Ở một số quốc gia, giáo dục kỹ năng sống còn được lồng ghép vào các môn học, chủ đề, nội dung có liên quan trực tiếp đến những vấn đề bức xúc trên thực tế. Ví dụ:

Ở Marốc: Giáo dục kỹ năng sống hướng đến các vấn đề như: vệ sinh, các vấn đề nổi cộm ở đô thị, bảo quản nguồn nước...

Ở các nước phương Tây, KNS từ lâu đã được quan tâm: Mô hình GD của Pháp thế kỉ XXI theo đề xuất của Edgard Mong là phải giảng dạy về hoàn cảnh con người, hiểu rõ con người là gì, con người sống và hoạt động như thế nào, con ngươi xử lý bằng cách nào và học cách sống ra sao...

Triết lý GD Mỹ đầu thế kỷ XXI cũng cho rằng: Cần nâng cao KN giao lưu qua nói, viết, đọc, nghe, cần phát triển khả năng suy ngẫm...

Người Nhật đi vào thế kỷ XXI với mô hình không đánh giá HS, sinh viên qua năng lực hiểu các môn học mà đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề của đời sống thực tiễn. Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và các hoạt động GD trong trường phổ thông, việc giáo dục kỹ năng

sống cho HS còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: GD bảo vệ môi trường, GD phòng tránh HIV/AIDS, GD phòng chống ma túy, GD phòng tránh thương tích... Đây chính là giáo dục kỹ năng sống gắn với những nội dung và những vấn đề cụ thể.

Mặc dù giáo dục KNS cho học sinh đã được nhiều nước quan tâm, xuất phát từ quan niệm chung về KNS của Tổ chức Y tế thế giới hoặc của UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục kỹ năng sống ở các nước không giống nhau, song nội dung giáo dục KNS được triển khai ở các nước vừa thể hiện được cái chung, vừa mang những nét riêng của từng quốc gia dân tộc. Đến nay đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở tiểu học và trung học.

Hiện nay, GDKNS đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau. Kinh nghiệm GDKNS trong nhà trường ở các nước cho thấy nó thúc đẩy mối quan hệ tích cực hơn giữa học sinh và giáo viên, đem đến hứng thú học tập cho học sinh do các em cảm thấy được tham gia vào những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân, cũng như đem đến bầu không khí năng động hơn trong lớp học cũng như trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)