Mức độ xây dựng kế hoạch GDKN Sở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 80)

(Số lượng khảo sát: 60 người)

STT Nội dung Mức độ thực hiện Giá trị trung bình Kết luận Tốt % Khá % TB % Chưa tốt % 1 Có kế hoạch tích hợp Giáo dục KNS vào nội dung chương trình của bộ môn

25,0 58,3 13,3 3,3 2,05 Khá

2

Xây dựng kế hoạch GD KNS phù

hợp với đặc điểm của từng lớp 20,0 50,0 25,0 5,0 1,85 Khá

3 Xây dựng kế hoạch GD KNS từng tuần, từng tháng, từng năm 28,3 61,7 10,0 0,0 2,18 Khá 4 Có kế hoạch lồng ghép Giáo dục KNS với kế hoạch HĐGDNGLL 36,7 56,7 6,7 0,0 2,30 Tốt

Qua khảo sát ý kiến cán bộ đều cho rằng việc xây dựng kế hoạch đạt ở mức độ khá tốt.

Kết quả bảng 4.6 cho thấy các trường đã có kế hoạch lồng ghép GDKNS với kế hoạch hoạt động GDNGLL đạt mức cao nhất (2,3 điểm). Các trường đã chủ động xây dựng các kế hoạch GDKNS cho học sinh trong cả năm học theo từng tuần, từng tháng, từng năm và có kế hoạch tích hợp GDKNS vào chương trình của các bộ môn. Mức độ xây dựng kế hoạch của các trường đều ở mức khá.

Vì vậy, các trường cần phát huy hơn nữa và chú trọng xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lí nhằm tăng cường quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

4.1.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Muốn thực hiện tốt kế hoạch giáo dục KNS cho HS phổ thông thì khâu tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch là một bước rất quan trọng, không thể thiếu được. Các trường phổ thông Bắc Ninh đã có nhiều hình thức tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục KNS cho HS khác nhau.

Hầu hết các trường đều triển khai các hoạt động GDKNS cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động ngoại khóa được các trường triển khai thường xuyên thông qua các buổi chào cờ đầu tuần hoặc qua các buổi nói chuyện chuyên đề (GV hoặc nhóm GV trình bày về một vấn đề nào đó), Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức thực hiện nghiêm túc nên cũng có hiệu quả hỗ trợ giáo dục KNS cao. Bên cạnh đó, các hình thức giáo dục KNS cho học sinh thông qua những giờ lên lớp cũng được triển khai thường xuyên. Các bộ môn văn hóa trong nhà trường có tác dụng lớn trong việc giáo dục KNS cho học sinh với những mức độ khác nhau và tùy vào ý thức và trình độ của người giáo viên. Những bộ môn dễ lồng ghép giáo dục KNS trong nhà trường là: môn Văn, môn Sử, môn Địa, môn Giáo dục công dân... Nhìn chung, thông qua các giờ lên lớp, GV ở các bộ môn đã giáo dục cho các em những bài học về tình cảm gia đình, cách ứng xử trong cuộc sống, các mối quan hệ bạn bè, tình yêu, trách nhiệm bổn phận với mọi người và với công việc, rèn luyện tinh thần vượt khó vươn lên....

Ngoài ra, các hình thức giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động của Đoàn trường như phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giao lưu, kết nghĩa... cũng được các trường triển khai rất tích cực. Các hoạt động do Đoàn

trường triển khai có tác dụng cuốn hút các em tham gia vào những hoạt động lành mạnh của tập thể, hình thành tinh thần đoàn kết, hợp tác, sự mạnh dạn trong giao tiếp, khả năng tự nhận thức của chính mình...

Để giáo dục KNS cho học sinh, ngoài việc thông qua các hoạt động của Đoàn trường, các trường còn tổ chức các hình thức tham quan dã ngoại để nhằm thay đổi môi trường học tập cho các em, giáo dục các em về văn hóa truyền thống và ý thức biết ơn, tự hào và gìn giữ các di tích lịch sử của quê hương, đất nước.

Để tìm hiểu rõ hơn về mức độ tổ chức quản lý giáo dục KNS cho học sinh tôi đã tiến hành điều tra 60 cán bộ quản lý, Bí thư Đoàn trường, GVCN của 03 trường. Kết quả thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)