PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 63)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận thể chế: tiếp cận các thể chế chính sách của của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh, các văn bản pháp quy về việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; các sách báo, các bài viết của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục học,… làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

- Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận bộ máy quản lý từ trên xuống: từ các cán bộ quản lý cấp Sở, Phòng ban của tỉnh, tới các cán bộ cấp trường: hiệu trưởng, giáo viên, bí thư chi đoàn, đến các học sinh và cha mẹ học sinh... phương pháp này được sử dụng trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống và việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Tiếp cận có sự tham gia: Cách tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt các khâu, các hoạt động của nghiên cứu. Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cho đến việc phân tích, đưa ra các giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong đó, nghiên cứu chú trọng khai thác sự

tham gia của các bên như: các cán bộ quản lý cấp Sở, cấp trường, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh…

Các tài liệu thu thập được từ việc tiếp cận trên sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu tổng quan và cơ sở khoa học, xác định nội dung nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Đây là nguồn thông tin rất cơ bản để tổng hợp, phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp với mục tiêu của luận văn.

Thông tin được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các ấn phẩm đã ban hành, các đề tài khoa học có liên quan của các nước trên thế giới và của Việt Nam, các báo cáo tổng kết, các kết quả nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các năm gần đây, và mạng Internet.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các phương pháp:

 Phương pháp điều tra

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Mẫu điều tra được xác định theo phương pháp chọn mẫu đa cấp, kết hợp chọn điển hình với chọn ngẫu nhiên nhiều cấp: tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ một bộ phận nhỏ của mẫu tổng thể nghiên cứu, nó có khả năng suy rộng ra cho tổng thể đối tượng nghiên cứu, phù hợp với các đặc trưng và cơ cấu của tổng thể.

Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: là phương pháp chọn các đơn vị mẫu từ tổng thể dựa trên xác xuất, mỗi phần tử trong tập hợp chung đều có khả năng được lựa chọn thành đối tượng điều tra. Các mẫu điều tra với từng đối tượng khác nhau.

Điều tra chọn mẫu trong 3 trường: THPT Chuyên Bắc Ninh, THPT Hàn Thuyên , THCS Ninh Xá và cán bộ quản lý Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh để điều tra về thực trạng giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống ở các trường phổ thông, tổng số điều tra là 182 người với những đối tượng sau:

Bảng 3.6. Đối tượng khảo sát

ĐVT: người Đối tượng khảo sát

Địa điểm khảo sát

CBQL GV CB ĐTN CMHS HS Tổng số mỗi trường Sở GD&ĐT 12 12 Trường THPT chuyên 2 10 3 10 20 45 Trường THPT Hàn thuyên 2 15 3 20 20 60 Trường THCS Ninh xá 2 20 3 20 20 65 Tổng số điều tra 18 45 9 50 60 182 Nguồn: Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Bắc Ninh Do điều kiện thời gian cũng như kinh tế hạn hẹp nên tác giả điều tra bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên các đối tượng với số lượng nhỏ nhưng có khả năng suy rộng cho cả tổng thể.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel

- Trình bày dưới dạng bảng biểu, sơ đồ, hình.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng các phương pháp cơ bản sau: 3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

+Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống của học sinh các trường.

+ Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để phản ánh công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường phổ thông trong tỉnh.

3.2.4.2. Thống kê phân tích (phân tổ, so sánh, tổng hợp)

Số liệu sau khi thu thập và điều tra được phân theo các mục tiêu phân tích khác nhau như theo nhóm cán bộ quản lý, cán bộ ĐTN, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh…

Thống kê, phân tích, xử lý các số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính xác, khoa học.

Dựa vào kết quả phân tích sâu từng nội dung nghiên cứu và rút ra những kết luận về thực trạng GDKNS cho học sinh phổ thông trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh.

3.2.4.3. Phương pháp thang đo Likert

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu hỏi với các đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ đoàn, học sinh 03 trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và sử dụng phương pháp thang đo với 4 mức độ và 3 mức độ Likert như ở bảng 3.7 và 3.8 dưới đây (do đối tượng nghiên cứu chủ yếu là về các hiện tượng xã hội phức tạp nên việc đánh giá đòi hỏi phải có những thang đo chuẩn xác với độ tin cậy nhất định, vì vậy phải sử dụng các thang đo lường khác nhau):

Bảng 3.7. Bảng đánh giá 4 mức độ Likert

STT Mức độ đánh giá Điểm đánh giá Giá trị đánh giá

1 Tốt 3 2,26 – 3

2 Khá 2 1,51 – 2,25

3 Trung bình 1 0,76 – 1,5

4 Chưa tốt 0 0 – 0,75

Bảng 3.8. Bảng đánh giá 3 mức độ Likert

STT Mức độ đánh giá Điểm đánh giá Giá trị đánh giá

1 Cao 3 2,34 – 3

2 Trung bình 2 1,67 – 2,33

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG GDKNS VÀ QUẢN LÝ GDKNS CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH

Theo khảo sát của về thực trạng và nhu cầu được đào tạo kỹ năng sống của nhóm trẻ vị thành niên tại 3 trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh thu được kết quả trả lời của học sinh như sau:

Với câu hỏi: "Bạn đã bao giờ được học về kỹ năng sống chưa?", ý kiến trả lời: 58% chưa từng được học, Có 40% ý kiến là đã từng được học và chỉ có 2% ý kiến thường xuyên được học kỹ năng sống.

Phần lớn các ý kiến cho rằng chưa được học về kỹ năng sống đó là lý do những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm..., thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống, những năm gần đây vấn đề bạo hành tình dục ở trẻ vị thành niên ngày càng gia tăng. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống… Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém... Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống. Thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống, ở nước ta còn rất hạn chế. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên...).

Với câu hỏi: "Theo bạn việc trang bị kỹ năng sống có cần thiết không?"

thì có 85% trả lời là rất cần thiết, 15% trả lời là cần thiết. Điều này cho thấy 100% ý kiến đều cho rằng việc học kỹ năng sống là vô cùng cần thiết trong thời đại hiện nay.

56.7% trả lời là bình thường, 31.7% trả lời là chưa tốt lắm, 6.7% kém và chỉ có 5% là khá tốt. Chứng tỏ kỹ năng sống của học sinh hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Thực trạng đó được biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động,… Những năm gần đây tình trạng học sinh phạm tội có xu thế gia tăng. Đã xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng bạo lực học đường, quan hệ tình dục sớm… Nhiều em học sinh khá giỏi nhưng ngoài điểm số khả năng tự chủ và kỹ năng sống , kỹ năng giao tiếp lại rất yếu. Các em sẵn sàng chửi bậy, đánh nhau sa đà vào các tệ nạn xã hội.

Câu hỏi "Gặp khó khăn trong cuộc sống, em thường giải quyết như thế

nào?" đa số các ý kiến cho rằng mức độ thực hiện chỉ ở mức trung bình- khá. Do

thiếu kiến thức về kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống nên khi gặp vướng mắc trong cuộc sống các em không biết phải giải quyết như thế nào, thậm chí khi gặp phải những tình huống thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt,... Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế giới game,... cho nên các em thiếu tự tin, thậm chí lo sợ khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội. Các em sống có ít cảm xúc, tự thu mình, không giao tiếp với ai và đến một ngày nào đó, có thông tin một em ngoan hiền bỏ nhà đi hoặc tìm cách đến với cái chết. Chúng ta lý giải như thế nào trong những trường hợp như thế. Đó chẳng phải là các em đang thiếu kỹ năng sống sao?

Sau khi khảo sát thực tế tác giả khẳng định: Những con số và thông tin trên cho thấy sự thiếu tự tin trong cuộc sống của các em và các em có nhu cầu được học về kỹ năng sống.

4.1.1. Thực trạng về hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các trường phổ thông trong tỉnh thông trong tỉnh

Để có được kết quả đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, tôi đã tiến hành khảo sát các lực lượng tham gia vào hoạt động GDKNS tại Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh và 03 trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Đó là các trường: THPT chuyên Bắc Ninh, THPT

Hàn Thuyên, THCS Ninh Xá, với tổng số 182 cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ Đòan thanh niên, cha mẹ học sinh và học sinh.

Kết quả xử lý số liệu từ phiếu thăm dò đã cho thấy các số liệu thu được từ CBQL, GV,CBĐTN, CMHS, HS không có sự khác biệt đáng kể ở các trường, vì thế khi xem xét phân tích thực trạng kết quả khảo sát tác giả không tách riêng từng trường để so sánh. Tác giả muốn xác định một thực trạng chung về kỹ năng sống và đánh giá của giáo viên, cha mẹ học sinh về thực trạng KNS của học sinh. 4.1.1.1. Nhận thức của cha mẹ học sinh và học sinh về hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Để đánh giá thực trạng nhận thức của CMHS và HS về hoạt động giáo dục kỹ năng sống, em đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi cho 50 CMHS và 60 học sinh thuộc 03 trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh về mức độ cần thiết tổ chức hoạt động GD KNS với các cấp độ:

Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết Kết quả thu được ở bảng 4.1

Bảng 4.1. Nhận thức của CMHS và HS về sự cần thiết của hoạt động GDKNS

(Số lượng khảo sát: 50 CMHS và 60 HS)

TT Đối tượng khảo sát

Mức độ đánh giá

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC % 1 Cha mẹ học sinh 42 84 8 16 0 2 Học sinh 51 85 9 15 0

Nguồn: Kết quả điều tra (2017) Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng 4.1 cho ta thấy có tới 84% cha mẹ học sinh và 85% số học sinh được điều tra cho rằng hoạt động GDKNS là rất cần thiết, và 16% cha mẹ học sinh và 15% số học sinh cho rằng là hoạt động này là cần thiết. Kết hợp với việc trao đổi trực tiếp với một số CMHS và HS em nhận thấy là đa số các ý kiến đều khẳng định việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, Điều này cho thấy cha mẹ học sinh và học sinh đã nhận thức một cách đầy đủ, đúng

đắn tầm quan trọng của hoạt động GD kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, vì những lý do sau:

- Đặc điểm tâm sinh lí của các em học sinh là lứa tuổi mới lớn, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, do vậy các em rất khó chống chọi lại các tệ nạn xã hội như game online, đánh nhau, chửi bậy, bỏ nhà đi bụi, bị rủ rê vào những tệ nạn trong xã hội…

- Việc trang bị cho các em những kỹ năng sống là cần thiết để các em có thể tự bảo vệ mình trước các tệ nạn trên, giúp các em có lối sống lành mạnh, thái độ đúng đắn, tự tin, tránh được các tác động xấu bên ngoài, có được các hành động ứng xử có văn hóa trong cuộc sống.

4.1.1.2. Đánh giá thực trạng về kỹ năng sống của học sinh các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh

Trong những năm qua các nhà trường phổ thông đều nhận thức được tính cấp bách của vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Để tìm hiểu thực chất những biểu hiện yếu kém về kỹ năng sống của học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách trưng cầu ý kiến 182 cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh ở 03 trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh: Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, trường THPT Hàn Thuyên, trường THCS Ninh Xá.

Qua trao đổi với giáo viên và quan sát thực tế hành vi của học sinh tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Học sinh yếu kém về kỹ năng sống thường có biểu hiện ngại giao tiếp trong quan hệ với cộng đồng, với người khác. Thậm chí có em còn có những biểu hiện nhận thức về xã hội lệch lạc, thiếu niềm tin hoặc hoài nghi cuộc sống, trong quan hệ với mọi người, ngay cả với người thân, ngại thổ lộ, bộc bạch tâm tính, những nét riêng tư, ngay cả những mặt tích cực. Đôi khi có sự di chuyển niềm tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)