PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 67)

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận thể chế: tiếp cận các thể chế chính sách của của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh, các văn bản pháp quy về việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; các sách báo, các bài viết của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục học,… làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

- Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận bộ máy quản lý từ trên xuống: từ các cán bộ quản lý cấp Sở, Phòng ban của tỉnh, tới các cán bộ cấp trường: hiệu trưởng, giáo viên, bí thư chi đoàn, đến các học sinh và cha mẹ học sinh... phương pháp này được sử dụng trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống và việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Tiếp cận có sự tham gia: Cách tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt các khâu, các hoạt động của nghiên cứu. Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cho đến việc phân tích, đưa ra các giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong đó, nghiên cứu chú trọng khai thác sự

tham gia của các bên như: các cán bộ quản lý cấp Sở, cấp trường, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh…

Các tài liệu thu thập được từ việc tiếp cận trên sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu tổng quan và cơ sở khoa học, xác định nội dung nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Đây là nguồn thông tin rất cơ bản để tổng hợp, phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp với mục tiêu của luận văn.

Thông tin được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các ấn phẩm đã ban hành, các đề tài khoa học có liên quan của các nước trên thế giới và của Việt Nam, các báo cáo tổng kết, các kết quả nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các năm gần đây, và mạng Internet.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các phương pháp:

 Phương pháp điều tra

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Mẫu điều tra được xác định theo phương pháp chọn mẫu đa cấp, kết hợp chọn điển hình với chọn ngẫu nhiên nhiều cấp: tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ một bộ phận nhỏ của mẫu tổng thể nghiên cứu, nó có khả năng suy rộng ra cho tổng thể đối tượng nghiên cứu, phù hợp với các đặc trưng và cơ cấu của tổng thể.

Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: là phương pháp chọn các đơn vị mẫu từ tổng thể dựa trên xác xuất, mỗi phần tử trong tập hợp chung đều có khả năng được lựa chọn thành đối tượng điều tra. Các mẫu điều tra với từng đối tượng khác nhau.

Điều tra chọn mẫu trong 3 trường: THPT Chuyên Bắc Ninh, THPT Hàn Thuyên , THCS Ninh Xá và cán bộ quản lý Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh để điều tra về thực trạng giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống ở các trường phổ thông, tổng số điều tra là 182 người với những đối tượng sau:

Bảng 3.6. Đối tượng khảo sát

ĐVT: người Đối tượng khảo sát

Địa điểm khảo sát

CBQL GV CB ĐTN CMHS HS Tổng số mỗi trường Sở GD&ĐT 12 12 Trường THPT chuyên 2 10 3 10 20 45 Trường THPT Hàn thuyên 2 15 3 20 20 60 Trường THCS Ninh xá 2 20 3 20 20 65 Tổng số điều tra 18 45 9 50 60 182 Nguồn: Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Bắc Ninh Do điều kiện thời gian cũng như kinh tế hạn hẹp nên tác giả điều tra bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên các đối tượng với số lượng nhỏ nhưng có khả năng suy rộng cho cả tổng thể.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel

- Trình bày dưới dạng bảng biểu, sơ đồ, hình.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng các phương pháp cơ bản sau: 3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

+Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống của học sinh các trường.

+ Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để phản ánh công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường phổ thông trong tỉnh.

3.2.4.2. Thống kê phân tích (phân tổ, so sánh, tổng hợp)

Số liệu sau khi thu thập và điều tra được phân theo các mục tiêu phân tích khác nhau như theo nhóm cán bộ quản lý, cán bộ ĐTN, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh…

Thống kê, phân tích, xử lý các số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính xác, khoa học.

Dựa vào kết quả phân tích sâu từng nội dung nghiên cứu và rút ra những kết luận về thực trạng GDKNS cho học sinh phổ thông trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh.

3.2.4.3. Phương pháp thang đo Likert

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu hỏi với các đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ đoàn, học sinh 03 trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và sử dụng phương pháp thang đo với 4 mức độ và 3 mức độ Likert như ở bảng 3.7 và 3.8 dưới đây (do đối tượng nghiên cứu chủ yếu là về các hiện tượng xã hội phức tạp nên việc đánh giá đòi hỏi phải có những thang đo chuẩn xác với độ tin cậy nhất định, vì vậy phải sử dụng các thang đo lường khác nhau):

Bảng 3.7. Bảng đánh giá 4 mức độ Likert

STT Mức độ đánh giá Điểm đánh giá Giá trị đánh giá

1 Tốt 3 2,26 – 3

2 Khá 2 1,51 – 2,25

3 Trung bình 1 0,76 – 1,5

4 Chưa tốt 0 0 – 0,75

Bảng 3.8. Bảng đánh giá 3 mức độ Likert

STT Mức độ đánh giá Điểm đánh giá Giá trị đánh giá

1 Cao 3 2,34 – 3

2 Trung bình 2 1,67 – 2,33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)