Bảng đánh giá 3 mức độ Likert

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 69)

STT Mức độ đánh giá Điểm đánh giá Giá trị đánh giá

1 Cao 3 2,34 – 3

2 Trung bình 2 1,67 – 2,33

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG GDKNS VÀ QUẢN LÝ GDKNS CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH

Theo khảo sát của về thực trạng và nhu cầu được đào tạo kỹ năng sống của nhóm trẻ vị thành niên tại 3 trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh thu được kết quả trả lời của học sinh như sau:

Với câu hỏi: "Bạn đã bao giờ được học về kỹ năng sống chưa?", ý kiến trả lời: 58% chưa từng được học, Có 40% ý kiến là đã từng được học và chỉ có 2% ý kiến thường xuyên được học kỹ năng sống.

Phần lớn các ý kiến cho rằng chưa được học về kỹ năng sống đó là lý do những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm..., thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống, những năm gần đây vấn đề bạo hành tình dục ở trẻ vị thành niên ngày càng gia tăng. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống… Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém... Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống. Thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống, ở nước ta còn rất hạn chế. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên...).

Với câu hỏi: "Theo bạn việc trang bị kỹ năng sống có cần thiết không?"

thì có 85% trả lời là rất cần thiết, 15% trả lời là cần thiết. Điều này cho thấy 100% ý kiến đều cho rằng việc học kỹ năng sống là vô cùng cần thiết trong thời đại hiện nay.

56.7% trả lời là bình thường, 31.7% trả lời là chưa tốt lắm, 6.7% kém và chỉ có 5% là khá tốt. Chứng tỏ kỹ năng sống của học sinh hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Thực trạng đó được biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động,… Những năm gần đây tình trạng học sinh phạm tội có xu thế gia tăng. Đã xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng bạo lực học đường, quan hệ tình dục sớm… Nhiều em học sinh khá giỏi nhưng ngoài điểm số khả năng tự chủ và kỹ năng sống , kỹ năng giao tiếp lại rất yếu. Các em sẵn sàng chửi bậy, đánh nhau sa đà vào các tệ nạn xã hội.

Câu hỏi "Gặp khó khăn trong cuộc sống, em thường giải quyết như thế

nào?" đa số các ý kiến cho rằng mức độ thực hiện chỉ ở mức trung bình- khá. Do

thiếu kiến thức về kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống nên khi gặp vướng mắc trong cuộc sống các em không biết phải giải quyết như thế nào, thậm chí khi gặp phải những tình huống thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt,... Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế giới game,... cho nên các em thiếu tự tin, thậm chí lo sợ khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội. Các em sống có ít cảm xúc, tự thu mình, không giao tiếp với ai và đến một ngày nào đó, có thông tin một em ngoan hiền bỏ nhà đi hoặc tìm cách đến với cái chết. Chúng ta lý giải như thế nào trong những trường hợp như thế. Đó chẳng phải là các em đang thiếu kỹ năng sống sao?

Sau khi khảo sát thực tế tác giả khẳng định: Những con số và thông tin trên cho thấy sự thiếu tự tin trong cuộc sống của các em và các em có nhu cầu được học về kỹ năng sống.

4.1.1. Thực trạng về hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các trường phổ thông trong tỉnh thông trong tỉnh

Để có được kết quả đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, tôi đã tiến hành khảo sát các lực lượng tham gia vào hoạt động GDKNS tại Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh và 03 trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Đó là các trường: THPT chuyên Bắc Ninh, THPT

Hàn Thuyên, THCS Ninh Xá, với tổng số 182 cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ Đòan thanh niên, cha mẹ học sinh và học sinh.

Kết quả xử lý số liệu từ phiếu thăm dò đã cho thấy các số liệu thu được từ CBQL, GV,CBĐTN, CMHS, HS không có sự khác biệt đáng kể ở các trường, vì thế khi xem xét phân tích thực trạng kết quả khảo sát tác giả không tách riêng từng trường để so sánh. Tác giả muốn xác định một thực trạng chung về kỹ năng sống và đánh giá của giáo viên, cha mẹ học sinh về thực trạng KNS của học sinh. 4.1.1.1. Nhận thức của cha mẹ học sinh và học sinh về hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Để đánh giá thực trạng nhận thức của CMHS và HS về hoạt động giáo dục kỹ năng sống, em đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi cho 50 CMHS và 60 học sinh thuộc 03 trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh về mức độ cần thiết tổ chức hoạt động GD KNS với các cấp độ:

Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết Kết quả thu được ở bảng 4.1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)