Sự cần thiết phải GDKNS cho học sinh phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 29)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰCTIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.2. Sự cần thiết phải GDKNS cho học sinh phổ thông

Lý do cần phải giáo dục KNS cho học sinh phổ thông được lý giải qua các phương diện sau:

* Xét theo yêu cầu xã hội: Do đặc điểm của xã hội hiện nay nên sự hình

thành và phát triển kỹ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng đối với cá nhân và là tiêu chí về nhân cách con người hiện đại. Hội nghị giáo dục thế giới họp tại Senegan tháng 4 - 2000 đã thông qua kế hoạch hành động giáo dục cho mọi người (Kế hoạch hành động Dakar) gồm 6 mục tiêu lớn. Trong đó mục tiêu 3 đã vạch ra rằng: “Đảm bảo nhu cầu học tập của tất cả thế hệ trẻ và người lớn được đáp ứng thông qua bình đẳng tiếp cận với các chương trình học tập và

chương trình kĩ năng sống thích hợp”. Mục tiêu này đã yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận những chương trình KNS phù hợp.

Mục tiêu 6 của chương trình hành động Giáo dục cho mọi người (Dakar) cũng khẳng định: Nâng cao toàn bộ các mặt của chất lượng giáo dục và đảm bảo có thể nhận rõ và đo được những kết quả đó về các kỹ năng cơ bản của KNS. UNESCO đã xác định những lĩnh vực cần được quan tâm đặc biệt về giáo dục KNS, bao gồm:

- Liên quan đến việc làm: Các chương trình giáo dục KNS trong giáo dục nghề nghiệp không nên tiến hành một cách độc lập mà cần thực hiện theo hướng thường tích hợp vào các chương trình dạy kĩ năng nghề nghiệp (cả trong giáo dục chính quy hoặc không chính quy). Điều này cho phép đồng thời thực hiện 2 mục tiêu: một là, tăng cường cơ hội học tập, chuẩn bị cho cá nhân bước vào thế giới công việc bằng việc tạo cho họ đầu vào là các kĩ năng nghề nghiệp được đào tạo; hai là, tăng cường tính hiệu quả và sự phù hợp của cá nhân với các kĩ năng nghề được đào tạo (có đáp ứng nhu cầu thị trường không? Có đáp ứng đầy đủ mong muốn của cá nhân không? Có giúp nâng cao mức độ thu nhập của họ không? Có giảm những tổn thương/thiệt hai về kinh tế, xã hội của họ không?).

- Liên quan đến sức khỏe, HIV/AIDS và lạm dụng ma túy: Hội nghị giáo dục thế giới đã nhận thức được nhu cầu cấp bách hiện nay là đấu tranh với đại dịch HIV/AIDS (do một nửa những người nhiễm dịch mới ở lứa tuổi từ 15 đến 24). Giáo dục phòng tránh HIV/AIDS là một trong 15 nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững. Một chương trình phòng tránh HIV tốt là nó có thể tạo ra sự thay đổi hành vi để làm giảm những nguy cơ của nhiễm HIV. Điều này càng đúng khi những chương trình này cung cấp các thông tin cơ bản và giúp thanh thiếu niên phát triển những kĩ năng sống cần thiết để ra quyết định và hành động theo những quyết định liên quan đến sức khỏe.

- Liên quan đến xung đột và bạo lực: Giáo dục là trọng tâm của mọi chiến lược xây dựng hòa bình. Điều đó có nghĩa là thông qua giáo dục (chính quy và phi chính quy) những cá nhân có được kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng sống cần thiết để xây dựng nền móng vững chắc cho lòng tôn trọng quyền con người, các nguyên tắc dân chủ và chống lại bạo lực, tội ác. Tiếp cận KNS tạo ra một mô hình mà mỗi người có thể phát triển các kỹ năng phân tích, tư duy phê phán, ra quyết định (học để biết); tự trọng, thiện chí, sáng tạo (học để tự khẳng định mình); giao tiếp, sống với người khác, giải quyết xung đột, hợp tác và cam

kết xã hội (học để chung sống với mọi người); giải quyết ổn thoả đối với mọi việc khác nhau (học để làm).

* Xét từ góc độ giáo dục: Kỹ năng sống của người học được xác định là

một biểu hiện của chất lượng giáo dục. Vì thế, trong mục tiêu 6 của kế hoạch hành động Dakar về giáo dục cho mọi người KNS được coi là một khía cạnh của chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục cần tính đến những tiêu chí đánh giá KNS của người học. Tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường, xét cho cùng là để nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục KNS là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng nhu cầu của người học có năng lực để đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Mặt khác, thực hiện giáo dục KNS thông qua những phương pháp hướng đến người học (lấy học sinh làm trung tâm) và phương pháp dạy học tương tác, cùng tham gia, đề cao vai trò tham gia chủ động, tự giác của người học và vai trò chủ đạo của người dạy sẽ có những tác động tích cực đối với những mối quan hệ người dạy và người học, người học với người học. Đồng thời, người học cảm thấy họ được tham gia vào các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của bản thân, họ sẽ thích thú và học tập tích cực hơn. Như vậy giáo dục KNS cho người học, cụ thể là học sinh phổ thông đồng thời thể hiện tính khoa học và nhân văn của giáo dục.

* Xét từ góc độ văn hóa, chính trị: Giáo dục KNS giải quyết một cách tích

cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế. Giáo dục KNS giúp con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại với văn hóa đa dạng và với nền kinh tế phát triển và thế giới được coi là một mái nhà chung.

* Xét theo yêu cầu của sự phát triển bền vững: trong số 15 nội dung cơ

bản về giáo dục vì sự phát triển bền vững đã được UNESCO xác định thì có rất nhiều nội dung thông nhất với giáo dục KNS để giải quyết các vấn đề cụ thể như: quyền con người, hòa bình và an ninh, bình đẳng giới, đa dạng văn hóa và hiểu biết về giao lưu văn hóa, sức khỏe, HIV/AIDS, các nội dung về bảo vệ môi trường, giảm nghèo, tinh thần và trách nhiệm tập thể. Đồng thời hình thành được những KNS cốt lõi như kỹ năng đặt mục tiêu; kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định giúp cho mỗi cá nhân có thể định hướng tới cuộc sống lành mạnh phù hợp với các giá trị sống của xã hội, để có chất lượng cuộc sống và có những hành vi tích cực trong giải quyết các vấn đề

của cuộc sống giúp thúc đẩy phát triển bền vững của cả cá nhân và của tập thể. Bên cạnh những kỹ năng sống cốt lõi trên, những kỹ năng sống chung như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, thiện chí, suy nghĩ tích cực còn được áp dụng vào giải quyết các nội dung cụ thể để tạo ra sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)