Thực trạng quản lý GDKNS cho học sinh các trường phổ thông trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 84)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG GDKNS VÀ QUẢN LÝ GDKNS CHO HỌC SIN HỞ

4.1.2. Thực trạng quản lý GDKNS cho học sinh các trường phổ thông trên địa

địa bàn thành phố Bắc Ninh

4.1.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch GDKNS cho học sinh

Xây dựng kế hoạch GD Kỹ năng sống cho HS phổ thông là vô cùng quan trọng. Tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 12 cán bộ quản lý cấp Sở về việc xây dựng kế hoạch, kết quả thu được ở bảng 4.5 dưới đây:

Bảng 4.5. Mức độ xây dựng kế hoạch hoạt động về Quản lý GDKNS từ cấp trên (Số lượng khảo sát: 12 CBQL cấp Sở) STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá (%) Giá trị trung bình Kết luận Tốt Khá Trung bình Chưa tốt 1 Lập kế hoạch về quản lý GD KNS

Nghiên cứu nhu cầu của

người học 41,7 58,3 0 2,42 Tốt

Nghiên cứu khả năng đào tạo

của các cơ sở đào tạo 41,7 58,3 0 2,42 Tốt

Nghiên cứu khả năng giảng

dạy về KNS của GV 25 66,7 8,3 2,17 Khá

Nghiên cứu khả năng chi trả cuả cha mẹ hs đối với các lớp đào tạo KNS 0 66,7 33,3 1,67 Khá Nghiên cứu về mức độ sẵn sàng chi trả 0 33,3 66,7 1,33 Trung bình

Tham khảo ý kiến của các bên liên quan (các chuyên gia, cha mẹ, học sinh…) khi lập kế hoạch

8,3 83,3 8,3 2,00 Khá

2

Mục tiêu của kế hoạch được

xác định rõ ràng 50 41,7 8,3 2,42 Tốt

3

Kế hoạch được lập đầy đủ,

chi tiết 25 58,3 16,7 2,08 Khá

4

Kế hoạch được công bố một

cách công khai, rộng rãi 8,3 75 16,7 1,92 Khá

Nguồn: Kết quả điều tra (2017) Kết quả bảng 4.5 cho thấy các cán bộ quản lý cấp Sở đã nghiên cứu và có kế hoạch xây dựng hoạt động về quản lý GDKNS cho học sinh các trường. Với việc nghiên cứu nhu cầu của người học, khả năng đào tạo của các cơ sở và mục tiêu của kế hoạch được 2,42 điểm, được đánh giá ở mức độ tốt, còn các chỉ tiêu còn lại được đánh giá ở mức độ khá, chỉ riêng có việc nghiên cứu về mức độ sẵn sàng chi trả là ở mức độ trung bình. Cho thấy sự chuẩn bị về mặt tinh thần và vật chất của người học và các cơ sở đào tạo ở mức rất cao.

Các chỉ tiêu như khả năng giảng dạy và khả năng chi trả cũng đạt mức khá, nhưng mức độ sẵn sàng chi trả thì chỉ đạt ở mức trung bình, cho thấy một vấn đề là cha mẹ đã biết được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con em mình nhưng số người sẵn sàng để con đi học lớp về kỹ năng sống thì rất ít. Do vậy cần phải có những chương trình vận động hay tuyên truyền về lợi ích của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để cha mẹ học sinh biết được nó quan trọng như thế nào đối với con em mình.

Mục tiêu của kế hoạch cũng được chỉ đạo xây dựng một cách rõ ràng, kế hoạch được lập đầy đủ, chi tiết và được công bố công khai có mức độ thực hiện rất cao.

Qua bảng 4.5 ta có thể nhận thấy sự chỉ đạo từ cấp trên về công tác giáo dục KNS cho học sinh là khá tốt, có kế hoạch và triển khai rộng rãi cho các trường thực hiện. Các cán bộ quản lý các cấp đều quan tâm tới công tác GDKNS cho học sinh, có kế hoạch chỉ đạo sát sao việc quản lý GDKNS cho HS.

- Về việc xây dựng kế hoạch của các trường và từng giáo viên trong trường tôi có khảo sát 60 cán bộ quản lý cấp trường, cán bộ đoàn và giáo viên. Kết quả thể hiện ở bảng 4.6:

Bảng 4.6. Mức độ xây dựng kế hoạch GDKNS ở các trường (Số lượng khảo sát: 60 người) (Số lượng khảo sát: 60 người)

STT Nội dung Mức độ thực hiện Giá trị trung bình Kết luận Tốt % Khá % TB % Chưa tốt % 1 Có kế hoạch tích hợp Giáo dục KNS vào nội dung chương trình của bộ môn

25,0 58,3 13,3 3,3 2,05 Khá

2

Xây dựng kế hoạch GD KNS phù

hợp với đặc điểm của từng lớp 20,0 50,0 25,0 5,0 1,85 Khá

3 Xây dựng kế hoạch GD KNS từng tuần, từng tháng, từng năm 28,3 61,7 10,0 0,0 2,18 Khá 4 Có kế hoạch lồng ghép Giáo dục KNS với kế hoạch HĐGDNGLL 36,7 56,7 6,7 0,0 2,30 Tốt

Qua khảo sát ý kiến cán bộ đều cho rằng việc xây dựng kế hoạch đạt ở mức độ khá tốt.

Kết quả bảng 4.6 cho thấy các trường đã có kế hoạch lồng ghép GDKNS với kế hoạch hoạt động GDNGLL đạt mức cao nhất (2,3 điểm). Các trường đã chủ động xây dựng các kế hoạch GDKNS cho học sinh trong cả năm học theo từng tuần, từng tháng, từng năm và có kế hoạch tích hợp GDKNS vào chương trình của các bộ môn. Mức độ xây dựng kế hoạch của các trường đều ở mức khá.

Vì vậy, các trường cần phát huy hơn nữa và chú trọng xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lí nhằm tăng cường quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

4.1.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Muốn thực hiện tốt kế hoạch giáo dục KNS cho HS phổ thông thì khâu tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch là một bước rất quan trọng, không thể thiếu được. Các trường phổ thông Bắc Ninh đã có nhiều hình thức tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục KNS cho HS khác nhau.

Hầu hết các trường đều triển khai các hoạt động GDKNS cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động ngoại khóa được các trường triển khai thường xuyên thông qua các buổi chào cờ đầu tuần hoặc qua các buổi nói chuyện chuyên đề (GV hoặc nhóm GV trình bày về một vấn đề nào đó), Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức thực hiện nghiêm túc nên cũng có hiệu quả hỗ trợ giáo dục KNS cao. Bên cạnh đó, các hình thức giáo dục KNS cho học sinh thông qua những giờ lên lớp cũng được triển khai thường xuyên. Các bộ môn văn hóa trong nhà trường có tác dụng lớn trong việc giáo dục KNS cho học sinh với những mức độ khác nhau và tùy vào ý thức và trình độ của người giáo viên. Những bộ môn dễ lồng ghép giáo dục KNS trong nhà trường là: môn Văn, môn Sử, môn Địa, môn Giáo dục công dân... Nhìn chung, thông qua các giờ lên lớp, GV ở các bộ môn đã giáo dục cho các em những bài học về tình cảm gia đình, cách ứng xử trong cuộc sống, các mối quan hệ bạn bè, tình yêu, trách nhiệm bổn phận với mọi người và với công việc, rèn luyện tinh thần vượt khó vươn lên....

Ngoài ra, các hình thức giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động của Đoàn trường như phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giao lưu, kết nghĩa... cũng được các trường triển khai rất tích cực. Các hoạt động do Đoàn

trường triển khai có tác dụng cuốn hút các em tham gia vào những hoạt động lành mạnh của tập thể, hình thành tinh thần đoàn kết, hợp tác, sự mạnh dạn trong giao tiếp, khả năng tự nhận thức của chính mình...

Để giáo dục KNS cho học sinh, ngoài việc thông qua các hoạt động của Đoàn trường, các trường còn tổ chức các hình thức tham quan dã ngoại để nhằm thay đổi môi trường học tập cho các em, giáo dục các em về văn hóa truyền thống và ý thức biết ơn, tự hào và gìn giữ các di tích lịch sử của quê hương, đất nước.

Để tìm hiểu rõ hơn về mức độ tổ chức quản lý giáo dục KNS cho học sinh tôi đã tiến hành điều tra 60 cán bộ quản lý, Bí thư Đoàn trường, GVCN của 03 trường. Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 4.7. Các hình thức tổ chức GDKNS cho HS

(Số lượng khảo sát: 60 người)

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Giá trị trung bình Kết luận Tốt Khá Trung bình Chưa tốt

1 Tổ chức quá trình dạy học có sự tích hợp giáo dục KNS 13,3 36,7 43,3 6,7 1,57 Trung bình 2 Tổ chức các giờ sinh hoạt lớp với nội dung GDKNS phong phú 13,3 46,7 38,3 1,7 1,72 Khá

3

Tổ chức GDKNS cho đoàn viên học sinh thông qua các buổi chào cờ đầu tuần

15,0 36,7 46,7 1,7 1,65 Khá

4

Tổ chức GDKNS cho đoàn viên thông qua các giờ sinh hoạt chi đoàn

11,7 35,0 48,3 5,0 1,53 Trung

bình 5 Tổ chức các hoạt động NGLL phong phú theo chủ đề 15,0 40,0 41,7 3,3 1,67 Khá Nguồn: Kết quả điều tra (2017) Qua kết quả khảo sát ở bảng 4.7, cho thấy cả 3 trường phổ thông Bắc Ninh mức độ tổ chức quản lý GDKNS cho học sinh đều chỉ đạt ở mức độ trung bình- khá, không có nội dung nào được thực hiện ở mức độ tốt.

Công tác tổ chức các giờ sinh hoạt lớp với nội dung GDKNS phong phú được đánh giá là mức độ thực hiện tốt nhất, xếp thứ 1 (1,72 điểm). Bời vì đây là tiết sinh hoạt lớp (1 tiết/tuần), GVCN cùng đội ngũ cán bộ lớp tổ chức sinh hoạt để nhận xét các hoạt động trong tuần của từng học sinh, thông qua đó cũng nhắc nhở các em phát huy những mặt mạnh, mặt ưu của mình và hạn chế những thói quen xấu nhằm giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú theo chủ đề và tổ chức GDKNS cho đoàn viên học sinh thông qua các buổi chào cờ đầu tuần được đánh giá ở những vị trí tiếp theo (thứ 2, thứ 3). Việc GDKNS thông qua nội dung giáo dục NGLL cũng được các nhà trường quan tâm. Nhà trường tổ chức chào cờ nhằm để tổng kết những hoạt động học tập, tu dưỡng của các tập thể lớp và cá nhân học sinh. Khen thưởng động viên học sinh, kỷ luật học sinh, uốn nắn, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy trường lớp…

Tổ chức quá trình dạy học có sự tích hợp giáo dục KNS được đánh giá ở mức thấp. Điều này cho thấy nhà trường chưa có những quy định rõ ràng về việc tích hợp nội dung giáo dục KNS với nội dung của các môn học.

Tổ chức GDKNS cho đoàn viên thông qua các giờ sinh hoạt chi đoàn là hoạt động được đánh giá ở mức độ thấp nhất. Đây là nội dung cần BCH Đoàn trường hết sức quan tâm để nâng cao được chất lượng của các giờ sinh hoạt chi đoàn và đoàn trường. Đoàn thanh niên có nhiệm vụ giáo dục tu dưỡng, đạo đức lối sống cho học sinh và trực tiếp theo dõi, đánh giá thi đua một cách toàn diện, khách quan hoạt động học tập, tu dưỡng cho học sinh. Nhưng chất lượng hoạt động GDKNS của tổ chức đoàn thanh niên trong nhà trường có hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được tính xung kích, tiên phong của tuổi trẻ.

Từ đó ta có thể thấy CBQL nhà trường chưa có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho đội ngũ cán bộ đoàn, chưa được giao nhiệm vụ một cách cụ thể, vì vậy hiệu quả hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên chưa được hưởng ứng tích cực.

Đây là những hạn chế mà các nhà trường cần phải khắc phục để đạt hiệu quả cao trong công tác GDKNS cho HS trong thời gian tới.

Từ thực trạng mức độ thực hiện việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh của đội ngũ CB, GV có thể kết luận:

- Đa số CB, GV chưa thực sự có trách nhiệm và tâm huyết trong tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.

4.1.2.3. Thực trạng chỉ đạo, phối kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục

Giáo dục tư tưởng, tình cảm, lối sống, cách ứng xử cho HS, tổ chức lôi cuốn các em vào những hoạt động lành mạnh, có tính chất giáo dục là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhà trường. Để đạt mục tiêu giáo dục, vấn đề đặt ra là nhà trường phải tổ chức kết hợp với gia đình và xã hội, huy động sức mạnh của toàn xã hội để góp phần nâng cao hiệu quả GDKNS cho HS. Để hiểu rõ thực trạng về công tác chỉ đạo, phối kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục trong việc GDKNS cho học sinh phổ thông Bắc Ninh, tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với 60 CB,GV, cán bộ đoàn và đại diện các tổ chức trong nhà trường.

Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.8. Sự chỉ đạo, phối hợp giữa cán bộ quản lý với các lực lượng giáo dục(Số lượng khảo sát: 60 người) (Số lượng khảo sát: 60 người)

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Giá trị trung bình Kết luận Tốt Khá Trung bình Chưa tốt

1 Phối hợp với GV bộ môn GDKNS

cho HS 25,0 55,0 20,0 2,05 Khá

2 Phối hợp với BCH Đoàn trường

GDKNS cho HS 33,3 53,3 13,3 2,20 Khá

3 Phối hợp với hội cha mẹ HS giáo

dục KNS cho HS 20,0 41,7 30,0 8,3 1,73 Khá

4 Phối hợp các lực lượng trong nhà

trường GDKNS cho đoàn viên HS 36,7 43,3 20,0 2,17 Khá

5 Phối hợp các lực lượng ngoài nhà

trường GDKNS cho đoàn viên HS 26,7 46,7 25,0 1,7 1,98 Khá

Nguồn: Kết quả điều tra (2017) Qua bảng 4.8 chúng ta có thể rút ra nhận xét: Sự chỉ đạo, phối hợp giữa cán bộ quản lý với với BCH Đoàn trường và các lực lượng giáo dục trong nhà trường là việc làm thường xuyên và được đánh giá ở mức độ khá trong các nhà trường. Việc phối hợp với hội cha mẹ HS, với các lực lượng ngoài nhà trường cũng được quan tâm nhưng vẫn có 8,3% ý kiến chưa thực hiện và 30% là thực hiện ở mức độ trung bình.

Kết quả này chứng tỏ cán bộ quản lý nhà trường đã có sự chỉ đạo, phối hợp với đội ngũ GVCN, đội ngũ giáo viên bộ môn, Hội cha mẹ học sinh và Đoàn thanh niên ở mức khá, nhưng chưa có những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Đây là các lực lượng ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả GDKNS cho HS. Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với các lực lượng này để nâng cao hiệu quả công tác GDKNS cho học sinh.

4.1.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục KNS cho học sinh

Về công tác kiểm tra, giám sát từ cấp Sở thì đã có kế hoạch và hoạt động kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, liên tục được chỉ đạo từ trên xuống dưới.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDKNS cho học sinh phổ thông, tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với 60 CBQL, GV, cán bộ đoàn và đại diện các tổ chức trong nhà trường. Kết quả qua điều tra được thể hiện như sau:

Bảng 4.9. Mức độ đánh giá kết quả GDKNS của HS (Số lượng khảo sát: 60 người) (Số lượng khảo sát: 60 người)

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Giá trị trung bình Kết luận Tốt Khá Trung bình Chưa tốt 1 Đánh giá kết quả nhận thức về

KNS của HS sau giờ học 28,3 55,0 16,7 0,0 2,12 Khá

2

Có rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung GDKNS, phương pháp lên lớp hiệu quả

28,3 46,7 20,0 5,0 1,98 Khá

3 Đánh giá kết quả tham gia hoạt

động GDKNS của HS 20,0 50,0 26,7 3,3 1,87 Khá

4 Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt

động GDKNS 21,7 43,3 30,0 5,0 1,82 Khá

5 Đôn đốc, đánh giá thi đua của các

chi đoàn 28,3 36,7 33,3 1,7 1,92 Khá

6 Có kiểm tra, đánh giá, rút kinh

nghiệm sau các hoạt động 26,7 38,3 30,0 5,0 1,87 Khá

Nhìn chung tất cả các trường đều có sự kiểm tra, đánh giá kết quả GDKNS ở mức độ khá, nhưng vẫn có nhiều ý kiến thực hiện ở mức trung bình và chưa thực hiện.

Cần phải đôn đốc, kiểm tra, đánh giá các phương pháp lên lớp hiệu quả và đánh giá thi đua của các chi đoàn một cách thường xuyên hơn nữa để rút ra được nhiều kinh nghiệm và có phương pháp giảng dạy tốt hơn cho học sinh. Có như vậy mới phát huy được ý thức tự giác rèn luyện của học sinh phổ thông và đồng thời nâng cao trách nhiệm của người quản lý trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)