Yếu tố cơ chế, chính sách về khuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 108 - 110)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh Hải Dương

4.3.6. Yếu tố cơ chế, chính sách về khuyến nông

Cơ chế, chính sách về khuyến nông: Chế độ đãi ngộ cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên xã chưa hợp lý cũng ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nông, lương và phụ cấp cho cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên thấp dẫn đến một số cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong hoạt động khuyến nông xin chuyển sang công tác khác, các cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên mới bổ sung còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở phụ cấp thấp nhiều khi coi hoạt động khuyến nông là phụ; chính sách hỗ trợ khưyến nông chưa phân biệt rõ về khuyến nông phục vụ xoá đói giảm nghèo và khuyến nông phục vụ sản xuất hàng hoá. Cơ chế hỗ trợ khuyến nông hiện nay chỉ phù hợp với mô hình nông hộ sản xuất nhỏ và trình độ sản xuất trung bình khá, chưa tạo động lực mạnh đối với hộ sản xuất hàng hoá quy mô lớn và công nghệ cao.

Số liệu bảng 4.26 là tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ khuyến nông và các khuyến nông viên cơ sở về sự phù hợp của yếu tố chính sách trong hoạt động khuyến nông trong thời gian gần đây. Kết quả cho thấy:

- Đánh giá là rất phù hợp có 17 người đồng ý với nhận xét này, chiếm tỷ lệ 34,00% trong tổng số người được hỏi;

- Đánh giá là phù hợp có 25 người đồng ý với nhận xét này, chiếm tỷ lệ 50,00% trong tổng số người được hỏi;

- Đánh giá là chưa phù hợp có 5 người, chiếm tỷ lệ 10,00% trong tổng số người được hỏi; và có 3 người không đưa ra ý kiến đánh giá về nội dung được hỏi, chiếm tỷ lệ 6,00% trong tổng số người được hỏi.

Bảng 4.26. Đánh giá của cán bộ khuyến nông về sự phù hợp của các yếu tố chính sách trong hoạt động khuyến nông thời gian gần đây

Diễn giải Số người đồng ý Tỷ lệ (%)

Tổng 50 100

1. Rất phù hợp 17 34,00

2. Phù hợp 25 50,00

3. Chưa phù hợp 5 10,00

4. Không ý kiến 3 6,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Kết quả khảo sát các yếu tố thuận lợi về thể chế và chính sách trong hoạt động khuyến nông những năm gần đây, các ý kiến chủ yếu tập trung cho rằng:

- Nghị định 02/2010/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ sở vững chắc để hệ thống khuyến nông Hải Dương hoạt động và tự đổi mới;

- Trung tâm khuyến nông Hải Dương luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nông Nghiệp và PTNT và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp của các ban, ngành đoàn thể từ tỉnh đến các cơ sở

Và bên cạnh đó, vẫn còn một số ý kiến cho rằng có sự khó khăn về thể chế và chính sách, các ý kiến chủ yếu tập trung cho rằng:

- Nhiệm vụ khuyến nông và quản lý chính sách nông nghiệp còn chung chung. Đầu tư cho khuyến nông chưa thực sự được quan tâm, thiếu sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể và sự lồng ghép giữa các chương trình, dự án, tổ chức khác trên địa bàn còn yếu. Sự hấp dẫn của công tác khuyến nông, cả về công việc và quyền lợi là chưa cao, chính sách đãi ngộ chưa hợp lý, nhất là đối với đội ngũ khuyến nông viên cơ sở;

- Chính sách khuyến nông triển khai chủ yếu theo phương pháp từ trên xuống nên thường chưa kịp thời và phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương cũng như đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Do vậy, trong

- Môi trường thể chế và chính sách của tỉnh, của huyện nhiều khi ban hành không đồng bộ và không kịp thời, thường xuyên có sự thay đổi cũng đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)