Định hướng và mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 110 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến

4.4.1. Định hướng và mục tiêu

* Định hướng

Hoạt động khuyến nông của Trung tâm đã đạt được những kết quả tốt trong những năm gần đây song vẫn chưa thể hiện hết tiềm năng, năng lực của Trung tâm cũng như điều kiện sản xuất của vùng. Và với mục đích nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội từng bước cải thiện đời sống nhân dân trong huyện. Trong đó phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong thời gian tới của tỉnh. Công tác khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Để công tác khuyến nông ngày càng hoàn thiện hơn, cần có những định hướng để hoạt động trong thời gian tới. Căn cứ vào thực trạng công tác khuyến nông cũng như điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh thì có những định hướng để phát triển:

- Bám sát chương trình và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của UBND tỉnh, nhiệm vụ mà Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo thực hiện. Nhất là mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Phải nắm bắt nhanh và có chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới để chuyển giao tới bà con nông dân một cách kịp thời nhanh chóng và hiệu quả nhất.

- Thực hiện chuyển giao các TBKT một cách đồng đều dựa vào thế mạnh của tỉnh như chú trọng thêm và các ngành như lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

- Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về thị trường, giá cả nông sản, tìm đầu ra sản phẩm cho người dân.

* Mục tiêu

- Tiếp tục thực hiện các chương trình hoạt động khuyến nông trọng điểm mà Trung tâm khuyến nông quốc gia, Sở Nông nghiệp và PTNT đã thông qua nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững. Kết hợp đa

dạng hóa và chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện tốt việc phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Xác định các biện pháp hữu hiệu để thực hiện xã hội hóa hoạt động khuyến nông, để huy động mọi tổ chức kinh tế xã hội, mọi cấp, mọi ngành tham gia hoạt động khuyến nông để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống cho người nông dân.

- Đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở, tăng cường vai trò của khuyến nông viên cơ sở từ đó thúc đẩy hoạt động khuyến nông phát triển mạnh mẽ;

- Kết hợp với đài Phát thanh truyền hình huyện thực hiện các chuyên mục như nhà nông cần biết, bạn của nhà nông… và các chương trình khuyến cáo trước các mùa vụ trong năm;

- Tiếp tục tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thông qua các mô hình điểm, các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị đầu bờ:

+ Nâng cao diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao, các giống ngô lai và các loại rau màu khác để tăng năng suất cây trồng và tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác;

+ Nâng cao việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, cải tạo đàn bò địa phương và nạc hóa đàn lợn;

+ Hướng dẫn nông dân xây dựng và phát triển kinh tế trang trại, phát triển các mô hình kinh tế VAC và VACR trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)