Đánh giá chất lượng của hoạt động thông tin tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 75 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh Hải Dương

4.2.1. Đánh giá chất lượng của hoạt động thông tin tuyên truyền

4.2.1.1. Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền

Hoạt động thông tin tuyên truyền là hoạt động quan trọng nhằm tăng cường việc phổ biến các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Trong thời gian qua Trung tâm khuyến nông tỉnh phối kết hợp với các Trạm Khuyến nông huyện để tuyên truyền những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp như kỹ thuật thâm canh các giống cây trồng, vật nuôi mới, cách chăm sóc và phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây trồng, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm, các biện pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tuyên truyền sâu rộng đến bà con nông dân về các chủ trương, chính sách về nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay các phương tiện thông tin được mọi người tiếp cận nhiều hơn nên đây là một hình thức cho hiệu quả cao.

Số liệu bảng 4.3 thể hiện kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền của Trung tâm trong giai đoạn 2013 – 2015, cụ thể:

- Về tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, năm 2013 Trung tâm đã cấp phát được 80.000 tài liệu; năm 2014 cấp phát được 85.000 tài liệu, tăng 6,25% so với năm 2013; năm 2015, Trung tâm cấp phát được 100.000 tài liệu, tăng 17,65% so với năm 2014. Trong 3 năm, Trung tâm đã cấp phát được 265.000 tài liệu và số tài liệu cấp phát tăng trung bình mỗi năm là 11,95%/năm;

- Về tờ rơi các loại: trong năm 2013, số tờ rơi được cấp phát là 7.000tờ; đến năm 2014 số tờ rơi được Trung tâm cấp phát tăng lên là 8.000 tờ và tăng 14,29% so với năm 2013; năm 2015 số tờ rơi được Trung tâm cấp phát tăng lên là 9.000 tờ và tăng 12,50% so với năm 2014. Trong 3 năm, số lượng tờ rơi được Trung tâm cấp phát là 8.000 tờ và số lượng này liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 13,40%/năm. Nội dung các tờ rơi chủ yếu tập trung vào hướng dẫn quy trình chăm sóc các loại cây, con, kỹ thuật xây dựng và sử dụng biogas…

- Tạp chí khuyến nông thì chỉ được phát cho các xã lưu lại tại văn phòng hoặc tủ sách của xã phục vụ cho số ít nông dân có điều kiện đến thăm quan học

- Trung tâm phối kết hợp với các công ty như Công ty Đạm Phú Mỹ, Công ty phân bón DAP Đình Vũ xây dựng các bản tin thông qua các buổi phát thanh tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã đưa tin về khuyến nông: Trong năm 2013 có khoảng 1.000 lượt tin được phát thông qua hệ thống loa phát thanh của các xã; năm 2014 số lượng này tăng lên vào khoảng 1.500 lần phát và tăng 50,0% so với năm 2013; năm 2015 số lượng này không đổi so với năm 2014 là 1.500 lần phát ở các xã . Trong 3 năm, tổng số lần tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã là 1.333 lần và trung bình mỗi năm tăng với tốc độ tăng bình quân là 25,00%/năm. Theo đánh giá của các cán bộ khuyến nông của Trung tâm thì số lần đưa tin chủ yếu là thông qua các công ty và phần lớn là đưa các thông tin về cách chăm sóc và bảo vệ cây lúa qua hệ thống loa phát thanh của các xã như thế là vẫn còn ít.

Bảng 4.3. Một số hình thức thông tin tuyên truyền thực hiện qua 3 năm

Diễn giải ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ

1. Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật (trồng trọt, chăn nuôi)

Tài liệu 80.000 85.000 100.000 106,25 117,65 111,95 2. Tờ rơi các loại Tờ 7.000 8.000 9.000 114,29 112,50 113,40 3. Tạp chí khuyến nông Quyển 1.000 1.200 1.500 120,00 125,00 122,50 4. Tuyên truyền qua hệ

thống loa phát thanh của các xã đưa tin về khuyến nông

Số lần phát 1.000 1.500 1.500 150,00 100,00 125,00 5. Xây dựng chuyên mục phát trên truyền hình Chuyên mục 22 26 27 118,18 103,85 111,02 6. Đưa bài viết trên báo Bài 20 25 30 125,00 120,00 122.50 Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hải Dương (2015)

- Về xây dựng chuyên mục phát trên truyền hình Hải Dương: trong năm 2013, Trung tâm đã xây dựng được 22 chuyên mục; đến năm 2014 xây dựng được 26 chuyên mục và tăng 18,18% so với năm 2014; năm 2015 Trung tâm đã xây dựng được 27 chuyên mục và tăng 3,85% so với năm 2015. Trong 3 năm, số chuyên mục phát trên truyền hình của huyện đã liên tục tăng với tốc độ tăng bình quân là 11,02%/năm. Các chuyên mục này được xây dựng với thời lượng từ 8 – 10 phút;

- Về các bài viết trên báo Hải Dương: trong năm 2013; Trung tâm viết được 20 bài viết trên báo; năm 2014 có 25 bài viết và năm 2015 có 30 bài viết. Trong 3 năm, số bài viết đã tăng với tốc độ tăng bình quân là 22,50%/năm. Các bài viết này chủ yếu tập trung giới thiệu về các điển hình làm kinh tế giỏi; hiệu quả của các cách làm ăn mới hay năng suất, chất lượng của các giống cây trồng, vật nuôi mới; kết quả của công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ trên địa bàn tỉnh.

4.2.1.2. Chất lượng hoạt động thông tin tuyên truyền

Qua kết quả thực hiện của Trung tâm trong thời gian vừa qua ta thấy qua 3 năm thì số lượng các buổi phát thanh chuyên đề, bộ quy trình kỹ thuật, tờ rơi các loại, tạp chí khuyến nông và xây dựng chuyên mục trên truyền hình, báo Hải Dương đều tăng lên chứng tỏ trung tâm đang ngày càng chú trọng hơn trong việc tuyên truyền cho bà con nông dân tiếp cận những thông tin khuyến nông bằng các phương tiện thông tin đại chúng.

Bảng 4.4. Điểm mạnh yếu của phương pháp thông tin tuyên truyền

Loại thông tin Điểm mạnh Điểm yếu

1. Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật (trồng trọt, chăn nuôi)

Giúp người dân canh tác đúng kỹ thuật, mùa vụ

Số lượng còn ít, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu 2. Tờ rơi các loại Số lượng nhiều nội dung

dễ hiểu

Chưa có hình ảnh minh hoạ thông tin còn tản mạn 3. Tạp chí khuyến nông Nội dung phong phú có

hình ảnh minh hoạ

Số lượng còn ít, chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu

4. Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã đưa tin về KN

Số buổi ngày càng tăng, các thông tin được lồng ghép hợp lý

Nội dung còn có nhiều điểm chưa phù hợp, phát thành chưa đúng lúc

5. Xây dựng chuyên mục phát trên truyền hình

Rất thiết thực với bà con nông dân

Số lượng còn ít 6. Đưa bài viết trên báo

Hải Dương

Học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các địa phương trong tỉnh

Số lượng còn ít

Nguồn: Thông tin điều tra

Nội dung thông tin truyền đạt cho bà con là khá tốt, đã đề cập đến những lợi ích mà người dân có được khi tham gia áp dụng các TBKT mới vào trong sản

xuất nông nghiệp, phổ biến một cách kịp thời cho người dân có thể tham khảo. Hình thức truyền đạt thông tin thì chủ yếu là qua con đường gần nhất thiết thực nhất để đưa được thông tin đến người một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất. Số lượng các buổi phát thanh chuyên đề ngày càng tăng, lồng ghép các thông tin với nhau để không tạo ra sự phản cảm. Ngoài ra, trung tâm còn mang tới cho người dân các bộ quy trình sản xuất nông nghiệp, các tờ rơi, tập san khuyến nông để họ tiếp cận thêm.

Nhưng trên thực tế theo đánh giá chung thì chất lượng hoạt động thông tin tuyên truyền của Trung tâm khuyến nông Hải Dương trong thời gian qua là chưa tốt. Còn một số tồn tại như: Một số thông tin đưa ra còn chưa phù hợp với nhu cầu của người dân, hình thức của thông tin cần được đổi mới hơn nữa sao cho người dân có thể nắm được ngay khi tiếp xúc lần đầu, cán bộ khuyến nông viên vẫn chưa tích cực trong việc truyền đạt các thông tin, thời gian thời lượng phát sóng các chương trình khuyến nông vẫn còn đang có sự chồng chéo, sắp xếp các thông tin chưa hợp lý, logic... Để khắc phục tình trạng này thì cần đổi mới hơn nữa hình thức các thông tin, cán bộ khuyến nông từ tỉnh, huyện đến cơ sở cần thực hiện tốt hơn nữa những công việc của mình, ngày càng đưa chất lượng thông tin tuyên truyền được nâng cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)