Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 47)

3.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ vị trí tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có toạ độ địa lý từ 20036’ đến 21015’ vĩ Bắc, 106006’ đến 106036’ kinh Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1656 km2. Diện tích đất nông nghiệp là 104.649ha (Nguồn Cục thống kê Hải Dương, 2013).

3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông nam. Phần đất núi chiếm khoảng 11% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh (18.320ha), thuộc huyện Chí Linh (13 xã) và huyện Kinh Môn (18 xã). Đất đồi núi Hải Dương nhìn chung nghèo chất dinh dưỡng, ít chất hữu cơ, phù hợp với việc trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, chăn nuôi và phát triển nghề rừng (Nguồn Niên giám thống kê Hải Dương, 2013).

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Đất đai

Đất đồng bằng được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của sông Thái Bình, có xen kẽ phần nhỏ phù sa sông Hồng với diện tích 147.900 ha, chiếm 89% diện tích của tỉnh. Nhóm đất này tương đối mầu mỡ, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp toàn diện và vững chắc với nhiều sản phẩm phong phú bao gồm cả cây lương thực (gạo, ngô, khoai...), cây công nghiệp và cây ăn quả (vải thiều, nhãn, táo, cam, quýt, chuối...). Phía Đông của tỉnh, gồm vùng Nhị Chiểu, huyện Kinh Môn và một số xã của huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có khoảng 3.500 ha đất phù sa bị gây hoá mạnh, úng nước về mùa hè ở huyện Cẩm Giàng và Chí Linh (Nguồn Niên giám thống kê Hải Dương, 2013).

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là: 165.598 ha, đất nông nghiệp là: 104.649 ha chiếm 63%, đất canh tác là 84.415 ha trong đó đất lúa 65.542 ha. Gieo cấy 2 vụ có khả năng cho năng suất > 10 tấn/ ha/ năm. Đất lâm nghiệp và trồng cây ăn quả: 18.873ha chiếm 11,4% đất tự nhiên (Nguồn Niên giám thống kê Hải Dương, 2013).

Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp có xu hướng không tăng và không giảm vẫn giữ nguyên: 104.649 chiếm 63,2% Trong diện tích đất nông nghiệp đất trồng lúa và diện tích đất trồng cây hàng năm vẫn giữ nguyên, đất trồng cây lâu năm tăng nhẹ nhưng không đáng kể năm 2013 là 15.441ha, năm 2014 là 15.442 ha năm 2015 là 15.443ha, tăng trung bình 0.01%, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác vẫn giữ nguyên qua 3 năm.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của tỉnh Hải Dương trong 3 năm (2013 – 2015)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh(%)

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2014/2013 2015/2014 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 165.598 100,00 165.598 100,00 165.598 100,00 100,00 100,00 100,00 Đất nông nghiệp 104.649 63,2 104.649 63,2 104.649 63,2 100,00 100,00 100,00 Trong đó Đất trồng lúa 65.542 39,6 65.542 39,6 65.542 39,6 100,00 100,00 100,00 Đất trồng cây hàng năm khác 3.432 2,1 3.432 2,1 3.432 2,1 100,00 100,00 100,00

Đất trồng cây lâu năm 15.441 9,3 15.442 9,3 15.443 9,3 100,01 100,01 100,01

Đất nuôi trồng thuỷ sản 9.289 5,6 9.289 5,6 9.289 5,6 100,00 100,00 100,00

Đất nông nghiệp khác 94 0,1 94 0,1 94 0,1 100,00 100,00 100,00

Đất phi nông nghiệp 60.403 36,5 60.402 36,5 60.401 36,4 100,00 100,00 100,00

Trong đó

Đất ở 15.620 9,4 15.645 9,4 15.765 9,5 100,16 100,77 100,47

Đất chuyên dùng 30.639 18,5 30.811 18,6 30.977 18,7 100,56 100,54 100,55

Các loại đất khác 14.144 8,6 13.946 8,5 13.659 8,4 98,60 97,94 98,27

Đất chưa sử dụng 546 0,3 547 0,3 548 0,3 100,18 100,18 100,18

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương (2015)

Với diện tích đất ở và đất chuyên dùng của tỉnh qua 3 năm tăng nhưng tốc độ cũng không lớn. Bình quân 3 năm diện tích đất thổ cư tăng 0,47% (từ 0,16% từ năm 2014 tăng 0,77% năm 2015) và diện tích đất chuyên dùng tăng 0,55 (từ 0,56% năm 2014 và đến năm 2015 giảm đi không đáng kể còn 0,54%) trong tổng diện tích đất tự nhiên. Nguyên nhân của việc tăng này là do một phần diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng chuyển sang theo chương trình cấp đất thổ cư và sản xuất CN-TTCN cho các cá nhân và tập thể.

Tóm lại, Hải Dương là một tỉnh có điện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,2%. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Hải Dương phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng toàn diện, sản xuất hàng hóa mũi nhọn trong nông lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển của vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm xuất khẩu.

3.1.3.2. Khí hậu

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai loại gió chủ yếu là gió mùa đông bắc (từ tháng 10 đến tháng 3,4) và gió nồm đông nam (tháng 5 – tháng 9). Thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa (tháng 5 – tháng 6) thường xuất hiện 1 – 2 đợt gió Lào nóng, khô (Nguồn Niên giám thống kê Hải Dương, 2013).

Khí hậu Hải Dương khá ẩm, trị số ẩm tương đối trung bình hàng năm giao động từ 80 – 90%. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.600mm – 1.700mm, mưa nhiều chủ yếu tập trung ở vào các tháng 6, 7, 8.

Nhiệt độ bình quân năm là 23,30C, tổng tích ôn cả năm khoảng 8.5000C, nhiệt độ cao nhất 37 – 380C, thấp nhất 5 – 60C (tháng 1,2). Số giờ nắng trung bình 1.300 – 1.400 giờ/năm (Nguồn Niên giám thống kê Hải Dương, 2013).

Điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng 3 – 4 vụ trong năm. Vụ đông thích hợp với việc trồng một số loại cây trồng á nhiệt đới và ôn đới: cải bắp, xúp lơ, khoai tây...(Nguồn Niên giám thống kê Hải Dương, 2013).

Đồng thời với nhiệt độ thay đổi trong năm, độ ẩm lớn cũng là điều kiện phát sinh các loại dịch bệnh, sâu bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người (Nguồn Niên giám thống kê Hải Dương, 2013).

3.1.3.3. Dân số - lao động

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2013 là 1.751.819 người, mật độ 1.058 người/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm dần từ 0.62% năm 2011 còn 0.52% năm 2013. Dân số thành thị 388.123 người (22.2%). Số người trong độ tuổi lao động là 1.067.435 người, chiếm tỷ lệ 60.9% (Nguồn Niên giám thống kê Hải Dương 2013).

Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng (77.80%) chủ yếu làm nông nghiệp. Tuy nguồn lao động dồi dào, nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (26,62%). Năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ bằng 38% so với mức trung bình của tỉnh, trong khi năng suất lao động trong công nghiệp và xây dựng gấp 3,7 lần, dịch vụ gấp 3 lần. Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn (Nguồn Niên giám thống kê Hải Dương 2013).

Dân số của tỉnh năm 2014 là 1.763.214 người, mật độ là 1.065người/km2. Dân số nông thôn là 1.355.818 giảm đi với năm 2013 còn 76,90% và dân số thành thị tăng lệ hơn năm 2013 là 407.396 người chiếm tỷ lệ là 23,10%. Đến năm 2015 là 1.774.480 người, dân số nông thôn giảm đi so với năm 2014 còn 1.346.903 chiếm tỷ lệ 98,80%, dân số thành thị tăng lên 426.615 người.

Khi nhìn vào cơ cấu lao động cho thấy cơ cấu lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh, năm 2014 chiếm 37,70%, năm 2015 chiếm 37,10%, bình quân 3 năm giảm 6,97%. Lao động công nghiệp xây dựng ngày càng tăng tỷ trọng, năm 2015 chiếm 35,60% và có tốc độ tăng tương đối cao, bình quân hàng năm tăng 3.42%. Lao động thương mại và dịch vụ với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 3.26%. Nguyên nhân là do trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nhà máy, công ty đi vào hoạt động, do đó một số lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ (Nguồn Niên giám thống kê Hải Dương, 2013).

Bảng 3.2. Tình hình hộ, nhân khẩu và lao động của tỉnh Hải Dương trong 3 năm (2013 – 2015)

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh(%)

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2014/2013 2015/2014 BQ

1. Tổng số nhân khẩu Người 1.751.819 100,00 1.763.214 100,00 1.774.480 100,00 100,65 100,64 100,00

- Phân theo giới tính

Nam 856.888 48,90 862.826 48,90 868.706 49,0 100,69 100,68 100,68

Nữ 894.931 51,10 900.388 51,10 905.774 51,0 100,61 100,60 100,61

- Phân theo thành thị nông thôn

Nông thôn “ 1.363.696 77,80 1.355.818 76,90 1.346.903 75,9 99,42 99,34 99,38

Thành thị “ 388.123 22,20 407.396 23,10 427.577 24,1 104,97 104,95 105,00

2. Dân số trong độ tuổi lao động ‘’ 1.067.435 100,00 1.074.316 100,00 1.081.239 100,00 100,64 100,64 100,64

3.Lao động làm việc trong các ngành kinh tế

‘’ 1.060.952 100,00 1.070.491 100,00 1.079.541 100,00 100,90 100,85 100,88

+ Lao động nông nghiệp và thuỷ sản 419.058 39,50 403.575 37,70 394.018 37,1 96,31 97,63 96,97

+ Lao động CN-XD “ 353.297 33,30 366.108 34,20 377.866 35,6 103,63 103,21 103,42

+ Lao động TM-DV “ 288.597 27,20 300.808 28,10 307.657 29,0 104,23 102,28 103,26

4. Lao động khu vực nhà nước ‘’ 70.828 6,68 70.465 6,58 70.058 6,54 99,49 99,42 99,46

5. Mật độ dân số Ng/km2 1.058 1.065 1.072

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương (2015)

3.1.3.4. Kết quả sản xuất nông nghiệp của Hải Dương

Qua bảng 3.4 ta thấy, sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày một phát triển mạnh. Trong lĩnh vực trồng trọt, cây lương thực chủ yếu vẫn là lúa, ngô, đậu. Năm 2014 diện tích lúa là 124.910 ha (tính cả lúa đông xuân và lúa mùa), sản lượng đạt 741.210 tấn, do đó năng suất đạt được là 118,61 tạ/ha, đến năm 2015 diện tích là 122.653ha và năng suất đạt được là 120,6 tạ/ ha. Ngô là một trong những cây trồng được xếp là quan trọng nhất đối với người dân, ngoài việc cung cấp lương thực cho con người ngô còn là thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi gia cầm, lợn và trâu bò. Diện tích ngô năm 2014 là 4.113 ha, sản lượng đạt 21.014 tấn, đến năm 2015 sản lượng là 21.348 tấn trong khi diện tích chỉ có 4.039ha. Như vậy năng suất một số cây lương thực quan trọng của tỉnh đang tăng điều đó chứng tỏ việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại cho người dân những thành quả mới tốt đẹp hơn và khả quan hơn trong nông nghiệp.

Một số cây công nghiệp và cây rau các loại cũng đang được người dân quan tâm phát triển. Năm 2014 diện tích lạc của tỉnh đạt 1.116 ha đến năm 2015 đạt 1.211 ha, kéo theo sản lượng tăng vọt từ 2.516 tấn lên 2.780 tấn.

Trong chăn nuôi thì lợn và gia cầm vẫn là những vật nuôi được chú trọng phát triển do đồng vốn bỏ ra ít và thời gian thu hồi vốn nhanh bên cạnh đó có thể chăn nuôi nhỏ lẻ theo kiểu tận dụng thức ăn thừa. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng liên tục tăng mạnh qua các năm. Lợn thịt năm 2013 cả tỉnh đạt 575.095 con với lượng thịt xuất chuồng là 86.424 tấn, đến năm 2015 số lượng lợn nuôi tăng lên 580.000 con với trọng lượng đạt 88.500 tấn. Như vậy qua 3 năm cả số lượng lợn nuôi và trọng lượng lợn xuất chuồng đều tăng cao.

Gia cầm năm 2013 đạt 10.634 con với trọng lượng đạt 26.808 tấn, đến năm 2014, đàn gà của tỉnh là 8.290 con với trọng lượng là 20.896 tấn. So với năm 2013 số lượng đàn gà giảm vì dịch cúm gia cầm. Mặc dù có bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm nhưng tỉnh đã khống chế thành công và đàn gia cầm có giảm về số lương nhưng vẫn tăng trọng lượng.

Việc chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò cũng đang được phát triển tuy nhiên không phải cách chăn nuôi theo kiểu truyền thống để lấy sức kéo mà người dân đã chú trọng đến chăn nuôi để bán lấy thịt, tuy nhiên cách chăn nuôi cũng chỉ 1/3 là công nghiệp còn lại 2/3 là truyền thống nên số lượng đại gia súc tăng kéo theo lượng thịt tăng và tỷ lệ tăng là gần như nhau.

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất một số mô hình cây trồng của tỉnh Hải Dương Chỉ tiêu 2014 2015 So sánh 2014/2015 (%) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Diện tích Sản lượng Năng suất

1. Lúa đông xuân 62.956 400.463 63,61 61.761 398.799 64,57 98,10 99,58 101,51

2. Lúa mùa 61.954 340.747 55,00 60.892 341.176 56,03 98,29 100,13 101,87 3. Ngô 4.113 21.014 51,09 4.039 21.348 52,86 98,20 101,59 103,46 4. Khoai lang 850 8.452 99,49 890 8.550 96,11 104,71 101,16 105,25 5.Đậu tương 566 1.172 20,71 577 1.198 20,76 101,94 102,22 100,24 6. Lạc 1.116 2.516 22,55 1.211 2.780 22,96 108,51 110,49 101,82 7. Rau các loại 29.355 647.821 220,69 29.589 654.596 212,23 100,80 101,05 96,17

Nguồn Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2015)

Bảng 3.4. Kết quả sản xuất một số vật nuôi của các mô hình trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2015

Chỉ tiêu

Năm So sánh (%)

2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 BQ

SL (con) TL (tấn) SL (con) TL (tấn) SL (con) TL (tấn) SL TL SL TL SL TL

1. Trâu 5,077 550 5,046 555 4.900 500 99.40 100.80 104.64 99.46 102,02 100,13

2. Bò 20,732 1,664 20,840 1,683 21.400 1.685 110.50 101.10 99.58 99.58 105,04 100,34

3. Lợn 575,095 86,424 517,620 90,575 587.000 88.500 100.40 104.80 98.70 98.71 99,55 102,18

4. Gia cầm 10,634 26,808 10,819 27,446 11.200 27.245 101.70 102.40 99.34 99.34 100,52 100,87

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Sở Nông nghiệp và PTNT (2015)

Năm 2015, tổng đàn trâu đạt 4.900 con, giảm 2,4% (-146 con) so với cùng kỳ năm trước. Đàn bò có xu hướng tăng nhẹ do nhu cầu nuôi lấy thịt; tổng đàn bò đạt 21.400 con, tăng 2,4% (+ 500 con) so với cùng kỳ năm trước.

Tổng đàn lợn ước đạt 587.000 con, tăng 1,8% (+10.400 con) so với cùng kỳ năm trước; trong đó, lợn thịt chiếm 86,9%, lợn nái chiếm 13%, lợn đực giống chiếm 0,1% tổng đàn.

Tổng đàn gia cầm các loại (gà, vịt, ngan, ngỗng, gia cầm khác) của toàn tỉnh ước đạt 11.030 nghìn con, giảm 0,6% (-70 nghìn con) so với cùng kỳ năm trước. Đàn gia cầm giảm so với cùng kỳ năm trước là do giá thịt gia cầm liên tục giảm do thịt gà nhập ngoại tại các siêu thị rẻ hơn thịt gà Việt Nam; hiệu quả chăn nuôi gia cầm thấp, nên tại thời điểm hiện tại người chăn nuôi bên cạnh việc nuôi cầm chừng còn có xu hướng giảm quy mô nuôi.

3.1.3.5. Giao thông & cơ sở hạ tầng

Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện

thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

+ Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh.

- Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện:

- Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh. Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh (Nguồn Niên giám thông kê Hải Dương 2013).

- Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.

Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.

3.1.3.6. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức. Suy giảm kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia lớn tiếp tục chi phối kinh tế toàn cầu. Trong nước phải đối mặt với nhứng khó khăn gay gắt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đình trệ; sức mua thị trường giảm, sản phẩm tồn kho của các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)