Hình thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 68 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tổ chức của trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương

4.1.3. Hình thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến hộ nông dân

Nội dung cơ bản nhất của hoạt động khuyến nông là đưa TBKT mới áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp, đây là cách giúp nông dân thay dổi những lề lối làm ăn cũ, lạc hậu để phát triển một nền nông nghiệp có hiệu quả, năng suất cao, phẩm chất tốt, có tính cạnh tranh trên thị trường... Để từ đó làm cho nông dân có thể tự chủ trong cuộc sống của mình, làm cho đời sống của họ ngày càng được nâng cao, từng bước xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Để cho một tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể đến với người nông dân thì phải trải qua một quá trình. Quá trình chuyển giao kỹ thuật mới đến với người

dân được thể hiện qua sơ đồ 3. Nhìn vào sơ đồ thì ta có thể thấy được Trung tâm khuyến nông Hải Dương là nơi tiếp nhận các TBKT mới từ nhiều nguồn, có thể là từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, từ các dự án chương trình được thực hiện trên địa bàn. Khi đó trung tâm sẽ nghiên cứu và thử nghiệm thí điểm những tiến bộ kỹ thuật mới này ở địa phương nào có điều kiện về đất đai, môi trường thuận lợi. Nếu lợi ích thu được từ tiến bộ mới có giá trị về kinh tế, xã hội cao thì nhân ra diện rộng đưa vào sản xuất đại trà.

Xác định được địa điểm thực hiện mô hình thì Trung tâm sẽ liên hệ phối hợp với cán bộ kỹ thuật khuyến nông và chính quyền tại cơ sở tiến hành công tác. Đầu tiên, bằng các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu là đài phát thanh, sách báo, tờ rơi ... thông báo cho bà con nông dân biết, tiếp đó là tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật. Nhưng đó chỉ là trên lý thuyết giấy tờ, để người nông dân được mắt thấy tai nghe kết quả của một TBKT mới thì cần phải xây dựng được mô hình trình diễn cho họ đi tham quan, tổ chức cuộc thi hội thảo đầu bờ đầu chuồng.

Các TBKT mới nếu được xây dựng mô hình trình diễn để cho người nông dân thấy là biện pháp đem lại hiệu qủa nhất trong việc áp dụng khoa học trong sản xuất. Vì trên thực tế thì bản chất của người nông dân còn mang tính cách bảo thủ, dè dặt, sợ rủi ro trong khi họ không có vốn để có thể đầu tư lớn, do đó họ rất thận trọng khi đưa ra áp dụng nên hay không. Nhưng còn bộ phận nông dân sản xuất giỏi tiên tiến, họ là người có trình độ, có kinh nghiệm, khả năng tiếp thu nhanh, phản ứng với cơ chế thị trường, có vốn kinh nghiệm, khả năng tiếp thu nhanh, phản ứng tốt với cơ chế thị trường có vốn kinh doanh, dám nghĩ dám làm chấp nhận rủi ro trong sản xuất. Do đó cán bộ khuyến nông cần nhanh nhạy tiếp cận với những hộ nông dân này phối hợp với họ xây dựng các mô hình, giúp đỡ về mặt kỹ thuật quy trình sản xuất. Bên cạnh đó cùng với CLB khuyến nông, nhóm sở thích giúp người dân trao đổi những kinh nghiệm, hỗ trợ giúp đỡ nhau về kỹ thuật và cuối cùng là nhân mô hình ra diện rộng cho mọi người cùng học tập kinh nghiệm.

Vậy một TBKT mới đưa vào sản xuất muốn thực hiện được thành công thì cần lực lượng cán bộ khuyến nông viên cơ sở có trình độ, năng lực và sự nhiệt tình trong công việc, thông qua sự giúp đỡ của Trung tâm khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện, thị xã và các cơ quan liên quan trong và ngoài ngành.

Sơ đồ 4. Hình thức chuyển giao kỹ thuật mới đến người dân

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hải Dương (2015)

TBKT mới

Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương

Trạm Khuyến nông các huyện, thị xã

Chính quyền địa phương các xã Khuyến nông viên cơ sở Tập huấn kỹ thuật Xây dựng mô hình trình diễn

Nông dân sản xuất giỏi, nông dân tiên tiến

Nông dân sản xuất

CLB khuyến nông Thông qua các phương tiện truyền thông Tham quan hội thảo đầu bờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)