Hoạt động khuyến nông thực hiện có hiệu quả và chất lượng trên tất cả mọi mặt thì nguồn nhân lực của hệ thống khuyến nông Hải Dương đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết quyết định đến mọi hoạt động của khuyến nông. Chính vì vậy mà việc phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu của Trung tâm. Qua một thời gian hoạt động thì số lượng cán bộ khuyến nông thuộc hệ thống khuyến nông nhà nước tỉnh Hải Dương đến năm 2015 là 278 người, trong đó 42,81% có trình độ đại học (119/278 người). Về chuyên môn của đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện đều có trình độ đại học và trên đại học. Cán bộ khuyến nông viên cơ sở có 35/212 cán bộ có trình độ đào tạo đại học đạt (16,50%). Đào tạo chuyên môn trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất (36,36%), tiếp theo là chăn nuôi, thú y (28,79%), kinh tế (16.67%) và thấp nhất là thuỷ sản (7.58%), không có cán bộ nào được đào tạo cơ bản về khuyến nông và phát triển nông thôn. Tỷ lệ này chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như tiềm năng phát triển đa dạng các ngành nghề sản xuất nông nghiệp nông thôn của tỉnh Hải Dương hiện nay.
Còn về đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở đào tạo chuyên môn gồm có kinh tế, kế toán, khác chiếm tỷ lệ tương đối nhiều so với các lĩnh vực chuyên môn, chiếm (50,94%) số cán bộ khuyến nông viên cơ sở. Đào tạo chuyên môn trồng trọt chiếm tỷ lệ (11,32%), tiếp theo là chăn nuôi, thú y (36,80%) và thấp nhất là thuỷ sản (0,94%), cũng không có cán bộ nào được đào tạo cơ bản về khuyến nông và phát triển nông thôn như cán bộ khuyến nông tỉnh và huyện. Vì thế số lượng cán bộ chuyên môn ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản số lượng khuyến nông chuyên ngành ít mà chủ yếu là khuyến nông tổng hợp, kinh tế lên khi tập huấn chuyển giao và xây dựng mô hình ở cơ sở gặp nhiều khó khăn.
Nhiệm vụ của khuyến nông viên cơ sở tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình, tư vấn dịch vụ nông nghiệp và vận động nông dân, tổ chức xây dựng và duy trì hoạt động của câu lạc bộ khuyến nông, nhóm ở thích, phục vụ hoạt động khuyến nông trên địa bàn, phối hợp với các ban ngành đoàn thể thường xuyên nắm chắc diễn biến đàn gia súc, gia cầm, sâu bệnh đối với cây trồng, tiếp thu ý kiến của nông dân phản ánh kịp thời, chính xác đến các cấp có thẩm quyền để sớm được giải quyết.
Bảng 4.1. Nguồn nhân lực của Trung tâm khuyến nông Hải Dương năm 2015
ĐVT: Người
Phân loại chuyên ngành Tổng Trình độ Giới Cấp quản lý
Trên ĐH ĐH, CĐ Trung cấp Sơ cấp Nam Nữ Tỉnh Huyện Xã
I. Trung tâm khuyến nông 23 1 22 1 14 9 *
1. Kỹ thuật trồng trọt 7 7 3 4 *
2. Chăn nuôi, thú y 5 1 4 5 *
3. Kinh tế 5 5 1 4 *
4. Thuỷ sản 2 2 1 1 *
5. Khác 1 1 1 *
II. Khuyến nông huyện 43 1 42 24 19 *
1. Kỹ thuật trồng trọt 17 17 14 13 *
2. Chăn nuôi, thú y 14 14 7 7 *
3. Kinh tế 6 1 4 1 2 4 *
4. Thuỷ sản 3 3 2 1 *
5. Khác 3 3 1 2 *
III. Khuyến nông xã 212 35 177 136 76 *
1. Kỹ thuật trồng trọt 24 1 23 13 11 *
2. Chăn nuôi, thú y 78 13 65 45 33 *
3. Thuỷ sản 2 2 1 1 *
4. Khác 108 19 89 55 53 *
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hải Dương (2015)