Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 111 - 119)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến

4.4.2. Các giải pháp chủ yếu

4.4.2.1. Giải pháp trong hoạt động thông tin, tuyên truyền

* Cơ sở của giải pháp:

- Làm cho cán bộ khuyến nông các cấp và người dân hiểu được về các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; hiểu được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của các chương trình/dự án khuyến nông; và làm cho mỗi người dân ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc triển khai thực hiện các chương trình/dự án khuyến nông, để trên cơ sở đó huy động tối đa mọi nguồn lực của Nhà nước, của các tổ chức, của toàn xã hội để thực hiện

- Làm cho các cán bộ khuyến nông các cấp nắm vững và thực hiện đúng những nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu của các chương trình/dự án khuyến nông, nhằm giúp việc triển khai thực hiện các dự án khuyến nông đạt kết quả cao nhất;

- Hoạt động thông tin, tuyên truyền phải được Trung tâm khuyến nông tổ chức thực hiện một cách liên tục và với tần xuất phù hợp với từng nội dung và từng giai đoạn của hoạt động khuyến nông.

* Biện pháp thực hiện:

Để nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông cần tập trung một số giải pháp sau:

Một là, phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh, đài phát thanh các huyện, thị xã, thành phố, Báo Hải Dương đổi mới việc phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, chuyên mục khuyến nông Hải Dương trên truyền hình tỉnh, các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh của địa phương đảm bảo kịp thời, chính xác, hình ảnh hấp dẫn, nội dung phong phú.

Hai là, cải tiến nội dung, hình thức Bản tin Nông nghiệp &PTNT Hải Dương và tăng số lượng xuất bản từ 4 số/năm hiện nay lên 6 số/năm. Huy động đông đảo cán bộ khuyến nông, cán bộ hoạt động trong ngành nông nghiệp, các ngành khác có liên quan của tỉnh tham gia viết tin bài về chủ trương chính sách của nhà nước, của địa phương, tin hoạt động của ngành nông nghiệp tỉnh, tin khoa học kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm... Nội dung bản tin cần bổ sung thị trường nông sản trong khu vực và trong cả nước.

Ba là, nâng cao chất lượng việc tổ chức hội nghị, hội thảo đầu bờ để nhiều người được đến thăm và biết về kết quả thực hiện các mô hình trình diễn. Cần làm tốt công tác tuyên truyền trước, trong và sau hội nghị, hội thảo đầu bờ trên các phương tiện truyền thông của huyện, của tỉnh.

Bốn là, duy trì và cập nhật thường xuyên các tiến bộ kỹ thuật mới, tin, bài, ảnh phản ánh kết quả sản xuất nông nghiệp và hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh để đăng trên trang web của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Hướng dẫn để 100% cán bộ khuyến nông huyện, khuyến nông xã có email cá nhân (hộp thư điện tử) và thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin qua mạng internet và email.

4.4.2.2. Giải pháp trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

* Cơ sở của giải pháp: 100% lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân có gắn lý thuyết với thực hành, có tài liệu đầy đủ, đáp ứng đủ nhu cầu tập huấn của nông dân trước sản xuất hoặc gắn với thời vụ sản xuất.

* Biện pháp thực hiện: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân giúp nông dân đưa những tiến bộ mới về giống, những công nghệ và biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất nhằm giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy chất lượng hoạt động tập huấn tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Để nâng cao chất lượng hoạt động tập huấn cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Một là: Tăng số lớp tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trước và trong thời vụ sản xuất, đảm bảo đáp ứng đủ về nhu cầu tập huấn của nông dân, đối với Hải Dương duy trì mỗi năm tổ chức 2.000 lớp tập huấn cho nông dân tới tận thôn.

- Hai là: Tập huấn phải đúng đối tượng có nhu cầu là người trực tiếp sản xuất, tập huấn phải gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, có phương tiện và thiết bị phục vụ cho tập huấn như máy chiếu, dụng cụ thực hành.., tài liệu về nội dung tập huấn cấp cho nông dân phải biên soạn đầy đủ, nhưng ngắn gọn, dễ hiểu.

- Ba là: Đổi mới hình thức tập huấn cho phù hợp với từng địa phương về

hình thức tập huấn (tại lớp học, tại hiện trường..) và về thời gian tập huấn (ban ngày, buổi tối).

4.4.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình khuyến nông.

- Cơ sở của giải pháp: Ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới để đưa

vào địa bàn tỉnh Hải Dương thử nghiệm, xây dựng mô hình góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 10-15% sản xuất ngoài mô hình.

Đến năm 2020 có trên 20% hộ sản xuất nông nghiệp được trực tiếp tham gia thực hiện mô hình khuyến nông. Đảm bảo 100% các mô hình trình diễn khuyến nông được triển khai phù hợp với nhu cầu sản xuất của nông dân, các mô

- Biện pháp thực hiện:

+ Một là, tập trung xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện địa phương và mục tiêu phát triển Nông nghiệp - nông thôn của ngành Nông nghiệp tỉnh định hướng và nhu cầu của người sản xuất. Một số mô hình ưu tiên cần tập trung phát triển gắn với các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực có lợi thế của Hải Dương như: Vải thiều, ổi, na ở huyện Thanh Hà thị xã Chí Linh; Cà rốt, cải củ ở huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Hành tỏi ở huyện Kinh Môn, Nam Sách; Su hào, Bắp cải, suplơ, cải thảo, ớt, dưa chuột, cà chua ở huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành, Nam Sách; nuôi cá lồng ở sông Kinh Thày, sông Thái Bình, nuôi gà thả vườn thị xã Chí Linh.

+ Hai là, Mở rộng mô hình sản xuất an toàn theo quy trình thực hành nông

nghiệp tốt (VietGAP, AseanGAP, GlobalGAP) và rau hữu cơ từ 0,5% hiện nay

lên 30% năm 2020. Hỗ trợ và phát triển mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, tăng diện tích tiêu thụ thông qua hợp đồng lên 5-10% ; Mở rộng diện tích sản xuất vải, ổi, na theo quy trình VietGAP từ 10% năm 2015 lên 50% năm 2020, trong đó diện tích được cấp giấy chứng nhận là 2.000 ha để nâng cao chất lượng, giá trị quả Vải, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

+ Ba là, triển khai các mô hình trồng rau trong nhà màng, nhà lưới, mô hình sản xuất rau theo công nghệ Hàn Quốc, mô hình khảo nghiệm các giống rau của Hàn Quốc, Nhật Bản để lựa chọn giống thích hợp với địa phương phục vụ cho xuất khẩu; xây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, nuôi cá theo quy trình VietGAP.

Mô hình chỉ được đánh giá là hiệu quả khi kết thúc mô hình được nhân ra diện rộng mang lợi lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng.

4.4.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn dịch vụ khuyến nông và thực hiện liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Cơ sở của giải pháp:

- Để đổi mới, nâng cao chất lượng khuyến nông, khẳng định vai trò của mình đối với bà con nông dân, đồng thời về lâu dài hoạt động khuyến nông phải gắn thu từ dịch vụ khuyến nông để bù đắp một phần chi phí nên công việc này

trước tiên cần được triển khai thực hiện tại những nơi, những hộ gia đình có điều kiện về kinh tế, có nhu cầu và khả năng ứng dụng TBKT mới.

- Khuyến khích cán bộ và khuyến nông viên làm dịch vụ tư vấn và dịch vụ khuyến nông trong các lĩnh vực chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ về lập dự án đầu tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường; hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm sản xuất, kinh doanh; cung ứng vật tư nông nghiệp; tư vấn và dịch vụ khác liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - khuyến nông - nông dân trong chuyển giao kỹ thuật, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp hỗ trợ nông dân bằng cách ứng trước giống, một phần vật tư cho sản xuất, và ký kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, nông dân là người trực tiếp sản xuất, khuyến nông hỗ trợ nông dân về kỹ thuật.

- Biện pháp thực hiện:

- Hình thành thị trường dịch vụ trong đó có cầu (người sử dụng dịch vụ trả tiền) và cung (khả năng cung cấp dịch vụ), xây dựng dựa trên phương pháp “đối thoại 2 chiều” giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ;

- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, cả dịch vụ kỹ thuật lẫn dịch vụ tư vấn, không nên chỉ tập trung vào đào tạo chuyển giao các kỹ thuật mới mà còn cung cấp thông tin/kiến thức giúp người nông dân đưa ra các quyết định đầu tư sản xuất, xử lý môi trường, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm... Hình thức tư vấn có thể tư vấn cho từng hộ hoặc cho từng nhóm hộ tuỳ theo số lượng cán bộ tư vấn và nhu cầu của người nông dân. Ở những vùng đông dân hoặc địa bàn hoạt động tư vấn quá xa, rộng thì nên làm việc với từng nhóm hộ (hoặc hợp tác xã);

- Xây dựng chính sách và cơ chế hoạt động hợp lý với từng loại dịch vụ, từng đối tượng và từng thời điểm phát triển cụ thể. Gắn dịch vụ với quyền lợi của người cung cấp dịch vụ: sự hưởng lợi của cán bộ khuyến nông và người hưởng dịch vụ (trả

- Từng bước áp dụng cơ chế người sử dụng dịch vụ khuyến nông phải trả tiền, theo tiến trình bắt đầu áp dụng cho những hộ sản xuất lớn và với các dịch vụ cụ thể theo thư tự ưu tiên: Đào tạo huấn luyện; cung cấp và tư vấn tiến bộ kỹ thuật, kinh doanh, chính sách, thị trường giá cả, vốn...; dịch vụ thú y, giống; dịch vụ công nghệ kỹ thuật cao; tư vấn về quản lý kinh tế trang trại; tư vấn về an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm và dịch vụ đào tạo nghề.

4.4.2.5. Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông

* Cơ sở của giải pháp

Trang bị, cập nhật một cách thường xuyên, liên tục các kiến thức, phương pháp, kỹ năng, nghiệp vụ khuyến nông cần thiết cho hệ thống cán bộ khuyến nông.

- Đào tạo bổ sung các kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp khuyến nông cho cán bộ khuyến nông.

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (đại học, thạc sỹ, tiến sỹ,…). Các khoá đào tạo được xây dựng, thiết kế theo từng giai đoạn đảm bảo có nội dung và phương pháp phù hợp.

Biện pháp thực hiện mục tiêu * Đánh giá nhu cầu đào tạo:

Trung tâm khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm khuyến nông huyện đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ và nhu cầu tập huấn của cán bộ khuyến nông. Đánh giá thực trạng trình độ và nhu cầu đào tạo của cán bộ khuyến nông. Cần phân loại rõ theo từng đối tượng, theo từng chủ đề, lĩnh vực (nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ thuật chuyên ngành).

* Xây dựng chiến lược, đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông.

Trên cơ sở thực trạng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và nhu cầu cần được đào tạo của hệ thống cán bộ khuyến nông Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương xây dựng chiến lược, đề án đào tạo bồi dưỡng hệ thống cán bộ khuyến nông một cách lâu dài, chủ động, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Hằng năm Trung tâm khuyến nông tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hệ thống cán bộ khuyến nông, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Căn cứ kinh phí được giao, Trung tâm khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm khuyến nông huyện tổ chức các khoá tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho hệ thống cán bộ khuyến nông.

- Trung tâm khuyến nông tỉnh mời các chuyên gia giỏi, các nhà quản lý có kinh nghiệm tham gia giảng dạy các khoá tập huấn cho cán bộ khuyến nông huyện.

Ngoài ra đối với những cán bộ khuyến nông có nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn (đại học, thạc sỹ, tiến sỹ), UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tạo điều kiện cho họ đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn để về phục vụ địa phương.

4.4.2.6. Tăng cường hoạt động khuyến nông cộng đồng và xã hội hóa công tác khuyến nông

Thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, để phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội cho nông dân, bộ mặt nông thôn ngày càng văn minh hiện đại, mối quan hệ giữa những người dân sống trong cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn thì công tác khuyến nông không chỉ là nhiệm vụ của các tổ chức khuyến nông, của cán bộ khuyến nông mà là trách nhiệm chung của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội và dịch vụ hỗ trợ. Công tác khuyến nông cần được xã hội hóa:

- Khuyến nông cần phát huy vai trò cầu nối và thông tin hai chiều tới nông dân. Khuyến nông Nhà nước là trụ cột tăng cường sự phối hợp giữa các cá nhân, các tổ chức và dịch vụ hỗ trợ giúp nông dân sản xuất có hiệu quả;

- Nông dân tự do kinh doanh trên mảnh đất của mình. Họ cần năng động, chủ động trong sản xuất, tìm kiếm sự trợ giúp và thiết lập các mối liên kết trong sản xuất. Ví dụ nông dân liên kết với các cơ quan khoa học trong công tác bảo vệ thực vật; nông dân liên kết với một đại lý cung cấp vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra cho sản xuất nông nghiệp…;

- Tăng cường khuyến nông tự nguyện của các ngành, các cơ quan cũng như khuyến nông tự nguyện của các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước. Các đơn vị tham gia khuyến nông cần hoạt động phù hợp với nhiệm vụ chính trị của mình để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông. Khuyến khích sử dụng kinh phí tự có của các thành phần để tham gia công tác khuyến nông.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người sản xuất có quyền lựa chọn đối tác cung cấp các dịch vụ khuyến nông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 111 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)