Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh Hải Dương
4.2.4. Đánh giá chất lượng tư vấn và dịch vụ khuyến nông
4.2.4.1. Kết quả hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông
Với quan điểm coi nông dân vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu, là động lực phát triển khuyến nông, hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông tại Hải Dương cũng đã bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn chậm trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây thực hiện mô hình dịch vụ tư vấn khuyến nông có thu, Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương đã chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật, áp dụng nhiều cây trồng, vật nuôi mới được các hộ sản xuất tin tưởng.
Trung tâm khuyến nông tỉnh phối kết hợp với Trạm khuyến nông huyện và khuyến nông viên cơ sở cung cấp cho nông dân các loại giống lúa, các sản phẩm hữu cơ sinh học, vi sinh vật, công cụ cải tiến lao động, các sản phẩm phục vụ cải thiện môi trường, tư vấn xây dựng các dự án sản xuất trang trại, kiểm nghiệm giống cây trồng,
Trong thời gian qua, Trung tâm khuyến nông Hải Dương cũng đã thành công trong rất nhiều các hoạt động tư vấn và dịch vụ, trong số đó phải kể đến là hoạt động cung ứng và chuyển giao giống mới vào trong sản xuất. Và nghiên cứu xin đi sâu phân tích kết quả đẩy mạnh hoạt động cung ứng giống cây, con giống.
Cung ứng giống cây trồng:
Số liệu bảng 4.18 cho thấy kết quả cung ứng giống cây trồng mới vào sản xuất ở các xã nghiên cứu trong giai đoạn 2013 – 2015 với các loại cây trồng chủ yếu là lúa, rau màu, rau thực phẩm.
- Đối với cây lúa:
+ Xã Đức Chính trong năm 2013 có 85,3 ha giống lúa mới; đến năm 2014 diện tích này tăng lên là 89,0 ha và tăng 4,71% so với năm 2013. Năm 2015 diện tích giống lúa mới tại xã là 97,8 ha và tăng 9,89 % so với năm 2014. Trong 3 năm, diện tích lúa áp dụng giống mới trong toàn xã đã tăng với tỷ lệ tăng bình quân là 7,30 %/năm;
+ Trong năm 2013, xã Lạc Long có 90,2ha lúa được gieo trồng giống mới; năm 2014 diện tích này tăng lên là 99,7 ha và tăng 0,03% so với năm 2013. Năm 2015, diện tích giống lúa mới trong toàn xã là 109,7 ha và tăng 0,03% so với năm 2014. Trong 3 năm, diện tích gieo trồng giống lúa mới trong xã đã tăng với mức tăng bình quân là 5,28 %/năm;
+ Xã Ngô Quyền: năm 2013 có 83,2ha diện tích lúa được gieo trồng giống mới, đến năm 2014 diện tích này là 89,5 ha và tăng 7,57% so với năm 2013. Năm 2015, diện tích giống lúa mới trên địa bàn xã là 92,7 ha, tăng hơn so với năm 2014 là 3,58%. Trong 3 năm, diện tích lúa gieo trồng giống mới trong xã đã tăng với mức tăng bình quân là 5,58%/năm.
Kết quả thực tế cho thấy, các giống lúa mới đưa vào sản xuất đều sinh trưởng và phát triển tốt với điều kiện sản xuất của mỗi địa phương. Trong những năm qua các giống lúa mới chất lượng như QR1; HN6, VS1, RVT, Thiên ưu 8, Bắc thơm 7 kháng bạc lá đã được mở rộng ra sản xuất đã góp phấn đưa diện tich lúa chất lượng tăng từ 35,2% năm 2011 lên 55,3% năm 2015. Các giống lúa năng suất cao như lúa thuần BC15, lúa lai 27P31, Bayte1, Bio404 .. đã được mở rộng ra sản xuất góp phần đưa năng suất lúa của tỉnh đạt bình quân 60-61 tạ/ha.
Bảng 4.18. Kết quả nâng cao chất lượng cung ứng giống cây trồng mới vào sản xuất ở các xã nghiên cứu năm 2013 – 2015
ĐVT: ha Diễn giải Các xã 2013 2014 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ L ú a Đức Chính Lạc Long 85,3 90,2 89,0 99,7 109,7 97,8 104,71 110,53 109,89 100,03 107,30 105,28 Ngô Quyền 83,2 89,5 92,7 107,57 103,58 105,58 R au t h ự c p hẩ m Đức Chính 60,0 65,0 66,7 108,33 102,62 105,48 Lạc Long 52,3 56,7 58,9 108,41 103,88 106,15 Ngô Quyền 48,7 49,0 50,3 100,62 102,65 101.64 R au m àu Đức Chính 79,0 80,8 87,0 102,28 107,67 104,98 Lạc Long 80,6 85,0 89,0 105,46 104,71 105,09 Ngô Quyền 75,5 79,6 80,0 105,43 100,50 102,97
Đối với cây rau thực phẩm
Trong năm 2013 xã Đức Chính trồng được 60,0ha, năm 2014 tăng lên 65,0ha và tăng lên 8,33% so với năm 2013. Năm 2015 diện tích trồng là 66,7ha tăng lên 2,62% so với năm 2014. Trung bình 3 năm 2013 – 2015 diện tích trồng rau thực phẩm tăng bình quân là 5,48%/năm.
Xã Lạc Long với diện tích trồng năm 2013 là 52,3 ha, năm 2014 tăng lên 56,7ha và tăng lên 8,41 % so với năm 2014. Đến năm 2015 diện tích trồng là 58,9 ha tăng 3,88 lên % so với năm 2014. Bình quân 3 năm diện tích trồng là 6,15 %/năm.
Xã Ngô Quyền với diện tích trồng năm 2013 là 48,7 ha, năm 2014 tăng lên 49,0 ha và tăng lên 0,62 % so với năm 2014. Đến năm 2015 diện tích trồng là 87,2 tăng lên 8,19% so với năm 2014. Bình quân 3 năm diện tích trồng là 8,92 %/năm.
Với lợi thế của từng xã thì diện tích trồng rau thực phẩm tăng mạnh theo từng năm, một số loại rau thực phẩm phù hợp với đồng đất của địa phương như ở xã Đức Chính thì diện tích trồng cà rốt là chủ yếu, xã Lạc Long diện tích trồng hành, tỏi và xã Ngô Quyền trồng dưa hấu.
Với cây rau màu
Xã Đức Chính trồng được 99,0 ha, năm 2014 tăng lên 0,8 ha và tăng lên 1,82 % so với năm 2013. Năm 2015 diện tích trồng là 100,0ha giảm đi 9,21% so với năm 2014. Trung bình 3 năm 2013 – 2015 diện tích trồng rau màu tăng bình quân là 4,98%/năm
Xã Lạc Long với diện tích trồng năm 2013 là 80,6 ha, năm 2014 tăng lên 85,0ha và tăng lên 5,46% so với năm 2014. Đến năm 2015 diện tích trồng là 89,0 ha tăng 4,71 lên % so với năm 2014. Bình quân 3 năm diện tích trồng là 5,09%/năm.
Năm 2013, xã Ngô Quyền với diện tích trồng là 75,5 ha, năm 2014 tăng lên 79,6ha và tăng lên 4,80 % so với năm 2014. Đến năm 2015 diện tích trồng là 80,0ha, tăng lên không đáng kể so với năm 2014. Bình quân 3 năm diện tích trồng là 2,97%/năm.
Cung ứng con giống và vật nuôi
Số liệu của bảng 4. 19 thể hiện kết quả nâng cao chất lượng con giống vào sản xuất tại 3 xã nghiên cứu, trong giai đoạn 2013 – 2015. Cụ thể là:
Bảng 4.19. Kết quả nâng cao chất lượng cung ứng giống vật nuôi mới vào sản xuất ở các xã nghiên cứu năm 2013 – 2015
Diễn giải Các xã 2013 2014 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ L ợ n (c on ) Đức Chính 212 240 235 113,20 97,92 105,56 Lạc Long 300 320 340 106,67 106,25 106,46 Ngô Quyền 202 200 217 99,01 108,50 103,76 B ò (c on ) Đức Chính 70 67 75 95,71 111,94 103,83 Lạc Long 85 80 90 94,12 112,50 103,31 Ngô Quyền 35 40 37 114,29 92,50 103,40 G ia c ầm (c on ) Đức Chính 1.300 1.435 1.510 110,38 105,23 107,80 Lạc Long 1.780 1.890 1.980 106,18 104,76 105,47 Ngô Quyền 1.450 1.500 1.700 103,45 113,33 108,39
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hải Dương (2015)
Với chăn nuôi lợn
Xã Đức Chính, trong năm 2013 số lượng lợn nuôi được 212 con, năm 2014 xã nuôi tăng lên 240 và tăng lên 13,20% so với năm 2013. Năm 2015 số lượng giảm đi 235 con và giảm đi 7,92% vì dịch bệnh tai xanh, số lượng chết cũng không nhiều. Bình quân 3 năm chiếm tỷ lệ 5,56%.
Xã Lạc Long năm 2013 có 300 con lợn giống mới được đưa vào nuôi, năm 2014 số lượng có tăng lên nhưng không đáng kể 320 con chiếm tỷ lệ 6,67 % so với năm 2013. Năm 2015 tăng lên 340 con đưa vào nuôi chiếm tỷ lệ 6,25% so với năm 2014. Trong 3 năm số lợn giống mới được đưa vào nuôi tăng đều chiếm tỷ lệ 6.46%.
Với xã Ngô Quyền, trong năm 2013 thì số lợn đưa vào nuôi là 202 con, năm 2014 giảm đi còn 200 con, giảm đi không đáng kể tỷ lệ chiếm 0,01%. Năm 2015 số lượng tăng lên 217 chiếm tỷ lệ 11,94%, trong 3 năm bình quân số lượng giống lúc giảm lúc tăng bình quân chiếu 3,76%.
Chăn nuôi bò
Xã Đức Chính, năm 2013 số lượng bò giống được xã nuôi là 70 con, năm 2014 giảm đi còn 67 con chiếm tỷ lệ 5,71%. Đến năm 2015 số lượng bò giống mới được người dân đưa vào nuôi lợn tăng lên 217 con chiếm tỷ lệ 11,94%. Trong 3 năm bình quân số lượng giống mới đưa vào nuôi chiếm tỷ lệ 3,83%.
Xã Lạc Long năm 2013 có 85 con bò giống mới được nuôi, năm 2014 giảm đi so với năm 2013 còn 80 còn chiếm tỷ lệ 4,12%. Đến năm 2015 số lượng giống mới đưa vào nuôi cao hơn sơ với năm 2014 là 90 con, chiếm tỷ lệ 12,50%.
Với xã Ngô Quyền thì bò giống mới được người dân ở đây nuôi ít hơn so với 2 xã trên năm 2013 với 35 con, đến năm 2014 tăng lên 40 con chiếm tỷ lệ 14,29% và đến năm 2015 giảm đi chỉ còn 37 con chiếm tỷ lệ 2,50%.
Chăn nuôi gia cầm
+ Xã Đức Chính: trong năm 2013 có số lượng gia cầm giống mới là 1.300 con và năm 2014 đã tăng lên là 1.435 con, tăng 10,38% so với năm 2013. Năm 2015, số lượng gia cầm giống mới là 1.510 con và tăng 5,23% so với năm 2014. Trong 3 năm, số lượng gia cầm giống mới trong xã đã tăng đều đặn qua các năm với tỷ lệ tăng bình quân là 7,80%/năm;
+ Xã Lạc Long trong năm 2013 có số lượng gia cầm giống mới đưa vào chăn nuôi là 1.780 con và năm 2014 tăng lên 1.890 con, tăng 6,18% so với năm 2013. Năm 2015, số lượng gia cầm giống mới đưa vào trong chăn nuôi của xã là 1.980 con và tăng 4,76% so với năm 2014. Trong 3 năm, số lượng gia cầm giống mới đưa vào trong chăn nuôi trong xã có giảm với mức giảm bình quân là 5,47%/năm;
+ Xã Ngô Quyền năm 2013 có 1.450 con gia cầm giống mới được đưa vào trong chăn nuôi, đến năm 2014 số lượng này tăng lên là 1.500 con và tăng 3,45% so với năm 2013. Năm 2015, số lượng gia cầm giống mới trong chăn nuôi là 1.700 con và tăng 3,33% so với năm 2014. Trong 3 năm, số lượng gia cầm giống mới được đưa vào trong chăn nuôi trên địa bàn xã đã liên tục tăng với tỷ lệ tăng bình quân là 8,39%/năm.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm ở các xã đã có sự phát triển vượt bậc trong đó loại gia cầm chủ yếu được các hộ quan tâm là chăn nuôi gà. Trong đó chủ yếu là chăn nuôi gà thả vườn và bán chăn thả, chăn nuôi qui mô nhỏ lẻ manh mún sang chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, trên thực tế ngoài lượng con giống từ Trung tâm chuyển đổi cho các hộ chăn nuôi thì có nhiều hộ dân đã nhập các giống gà mới từ các địa phương khác về để chăn nuôi, do đó yếu tố chất lượng con giống thường chưa được đảm bảo là nguyên nhân để dịch bệnh phát sinh và lây lan trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, do ý thức tự phòng dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm của người dân còn chưa cao nên với nhiều hộ cũng đã không thể tránh khỏi một số rủi ro trong chăn nuôi.
4.2.4.2. Chất lượng tư vấn và dịch vụ khuyến nông
Số liệu bảng 4.20 là kết quả điều tra đánh giá của hộ nông dân về hiệu quả kinh tế của các giống mới đã được đưa vào trong sản xuất. Nghiên cứu điều tra 90 hộ nông dân ở 3 xã nghiên cứu, kết quả có 67 hộ nông dân, chiếm tỷ lệ 89,17% số hộ điều tra có tham gia vào việc áp dụng các giống cây, con mới trong sản xuất thời gian qua.
- Xã Đức Chính có 24 trong số 30 hộ điều tra có tham gia áp dụng giống mới vào trong sản xuất, chiếm tỷ lệ 80% tổng số hộ điều tra trong xã. Trong đó, có 9 hộ chiếm tỷ lệ 37,50% có đánh giá là hiệu quả kinh tế của các giống mới đưa vào là rất tốt; có 11 hộ có đánh giá là tốt, chiếm tỷ lệ 45,84%; chỉ có 2 hộ với tỷ lệ là 8,33% là có đánh giá chưa tốt về hiệu quả kinh tế của giống mới; 2 hộ không đưa ra ý kiến gì chiếm tỷ lệ 8,33%;
- Xã Ngô Quyền: với 30 hộ được điều tra thì có 27 hộ đã đưa giống mới vào trong sản xuất, chiếm tỷ lệ 92,5% tổng số hộ được điều tra. Trong đó, có 5 hộ có đánh giá là rất tốt, chiếm tỷ lệ 18,52% và 18 hộ cho đánh giá là tốt, chiếm tỷ lệ 66,67%. Số hộ có đánh giá là chưa tốt là 2 người, chiếm tỷ lệ 7,41% và cũng có 2 hộ không đưa ra ý kiến gì, chiếm tỷ lệ là 7,41%;
- Xã Lạc Long: với 30 hộ được chọn điều tra thì có 26 hộ, chiếm tỷ lệ 86,67% tổng số hộ điều tra là đã áp dụng các giống cây, con mới vào trong sản xuất thời gian qua. Trong đó, có 12 hộ cho đánh giá là rất tốt, chiếm tỷ lệ 46,15%; có 11hộ có đánh giá tốt về hiệu quả kinh tế của các giống mới, chiếm tỷ lệ 42,31%. Có 3 hộ có đánh giá là chưa tốt, chiếm tỷ lệ 11,54%.
Bảng 4.20. Đánh giá của hộ điều tra về hiệu quả và chất lượng đưa giống mới vào sản xuất
Diễn giải Rất tốt Tốt Chưa tốt Không ý kiến
Số phiếu (%) Số phiếu (%) Số phiếu (%) Số phiếu (%) Xã Đức Chính (n=24) 9 37,50 11 45,84 2 8,33 2 8,33 Xã Lạc Long (n=27) 5 18,52 18 66,67 2 7,41 2 7,41 Xã Ngô Quyền (n=26) 12 46,15 11 42,31 3 11,54 Tính chung (n=77) 26 33,77 40 51,95 7 9,10 4 5,18
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Như vậy, trong tổng số 90 hộ điều tra có áp dụng các giống cây, con mới vào trong sản xuất của hộ trong thời gian qua thì có 26 hộ có đánh giá về hiệu quả kinh tế của các giống mới là rất tốt, chiếm tỷ lệ 33,77%; có 40 hộ cho đánh giá là tốt, chiếm tỷ lệ 51,95%. Có 7 hộ cho đánh giá là chưa tốt, chiếm tỷ lệ 9,10% và 4 hộ còn lại đã không đưa ra ý kiến gì, chiếm tỷ lệ 5,18%. Qua đánh giá của hộ có thể thấy hiệu quả kinh tế của các giống cây, con mới đưa vào trong sản xuất thời gian qua, số hộ có đánh giá về hiệu quả là rất tốt và tốt chiếm tới 85,72%.
4.3. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG 4.3.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên 4.3.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ngoài trời, do vậy nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên: Địa lý, địa hình và khí hậu. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà bố trí cây gì, con gì cho phù hợp. Đây cũng là yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của mô hình. Ngoài các yếu tố trên còn có các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khuyến nông của huyện như: phong tục, tập quán và thị trường…
- Yếu tố thời tiết, khí hậu khắc nghiệt đây là yếu tố luôn thay đổi, khó điều khiển, đặc biệt là các điều kiện thời tiết không thuận, sẽ gây ra rủi ro làm giảm hiệu quả mô hình. Từ đó, chúng ta sẽ có đánh giá được mô hình có thể làm giảm
Bảng 4.21. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến hộ nông dân trong việc ra quyết định áp dụng giống mới vào trong sản xuất
Các yếu tố Nhóm hộ dân áp dụng giống mới (n=77) Nhóm hộ dân không áp dụng giống mới(n=13) Tổng (n=90) Số phiếu (%) Số phiếu (%) Số phiếu (%)
1. Chất lượng đất 51 66,23 9 69,23 60 66,66 2. Chất lượng khí hậu 47 61,03 10 76,92 57 63,33 3. Chất lượng nguồn nước 44 57,14 8 61,53 52 57,77 4. Sâu bệnh hại 66 85,71 11 84,62 77 85,55 5. Chất lượng giống 62 80,51 11 84,62 73 81,11
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Từ bảng 4.21 Trên ta thấy có 77 hộ áp dụng giống mới vào sản xuất, có 51