3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Chọn huyện nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng hoạt động khuyến nông trên phạm vi toàn tỉnh Hải Dương. Song với một số nội dung chuyên sâu, đề tài đã lựa chọn ba xã trọng điểm của ba huyện đại diện nghiên cứu là xã Ngô Quyền huyện Thanh Miện, xã Lạc Long huyện Kinh Môn và xã Đức Chính huyện Cẩm Giàng. Ba huyện này được lựa chọn dựa trên những căn cứ chủ yếu sau:
+ Xã Đức Chính huyện Cẩm Giàng (xã có kinh tế phát triển nhanh): Đây là xã có rất nhiều điểm mạnh trong hoạt động khuyến nông được bộc lộ thông qua công tác quản lý điều hành sự phát triển kinh tế của địa phương. Từ đó có thể rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện.
+ Xã Lạc Long huyện Kinh Môn (xã có kinh tế phát triển khá): Qua đây ta có thể tìm ra điểm tồn tại của hoạt động khuyến nông trong quá trình chỉ đạo điều hành sự phát triển của địa phương
+ Xã Ngô Quyền huyện Thanh Miện (xã có kinh tế phát triển trung bình): Thông qua xã này hầu như hạn chế của hoạt động khuyến nông về trình độ, năng lực. Từ đó đưa ra những giải pháp cho thực tế địa bàn nghiên cứu.
Nghiên cứu thông qua 3 xã của ba huyện nói trên, có thể đánh giá một cách khách quan chất lượng hoạt động khuyến nông ở Hải Dương. Vì những nơi có tốc độ kinh tế phát triển nhanh thì ở đó cơ sở vật chất, trình độ, năng lực trong công tác khuyến nông sẽ tốt hơn các vùng khác nhất là vùng kinh tế phát triển chậm hơn. Qua đó những điểm mạnh, yếu của hoạt động khuyến nông sẽ được thể hiện rõ ràng và chân thực nhất. Đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý cho các xã hoạt động khuyến nông còn chậm và không hiệu quả học tập.
3.2.2. Thu thập thông tin
3.2.2.1. Thông tin thứ cấp
Các thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, cũng như tình hình dân số lao động, đất, kết quả sản xuất nông nghiệp, kết quả tổ chức hoạt động khuyến nông … được lấy từ các báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông qua các năm của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện, Niên giám thống kê, Internet, sách,…
Qua nguồn số liệu này giúp ta khái quát được tình hình chung của hệ thống khuyến nông và thực trạng chất lượng hoạt động khuyến nông.
3.2.2.2. Thông tin sơ cấp
Số liệu mới được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp và hộ nông dân ở các xã đã được chọn làm điểm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khác nhau để lấy thông tin số liệu mới. Trong đó chủ yếu là thông qua công cụ PRA (đánh giá có sự tham gia) được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của đề tài, các số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau. Các hình thức thu thập sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra, thảo luận nhóm và hội thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau. Số lượng mẫu điều tra và đối tượng điều tra như được trình bày tại bảng 3.6.
Bảng 3.6. Số lượng cán bộ khuyến nông và nông dân được điều tra
Diễn giải Số phiếu Tỷ lệ (%)
1. Cán bộ lãnh đạo KN tỉnh 10 7,13
2. Cán bộ khuyến nông cấp huyện 20 14,29
3. Khuyến nông viên cơ sở (12 huyện, thành phố) 20 14,29
4. Hộ nông dân 90 64,29
- Xã Đức Chính 30 21,43
- Xã Lạc Long 30 21,43
- Xã Ngô Quyền 30 21,43
Tổng 140 100
- Điều tra cán bộ lãnh đạo khuyến nông tỉnh 10 người, chiếm 7,13% tổng số phiếu điều tra;
- Điều tra cán bộ khuyến nông cấp huyện: tổng số cán bộ điều tra là 20 người, chiếm tỷ lệ 14,29% tổng số phiếu điều tra. Trong đó lực lượng cán bộ khuyến nông cấp huyện là mỗi trạm từ một đến hai người, cán bộ khuyến nông viên cơ sở ở 12 huyện thành phố là 20 người.
- Điều tra hộ nông dân: tại 3 xã được chọn làm điểm nghiên cứu, mỗi xã chọn ngẫu nhiên 30 hộ nông dân để phỏng vấn bằng bộ câu hỏi định sẵn. Tổng số có 90 hộ nông dân, chiếm tỷ lệ 64,29% tổng số phiếu điều tra.
Trước khi tiến hành điều tra chính thức, nghiên cứu có tiến hành điều tra thử các nhóm đối tượng để hoàn thiện biểu phiếu điều tra. Và dựa trên các kết quả thu thập được từ cán bộ khuyến nông và hộ nông dân, nghiên cứu tiến hành phân tích và xử lý số liệu đưa ra nhận định và đánh giá về hoạt động khuyến nông trên địa bàn cùng các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở Hải Dương.
Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực khuyến nông cùng các cấp lãnh đạo trên địa bàn Hải Dương để lấy ý kiến đánh giá về hoạt động khuyến nông trên địa bàn.
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
Các số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, chỉnh lý, hệ thống lại bằng chương trình Excel, trên cơ sở phân tổ thống kê để phục vụ cho việc phân tích tài
3.2.3.2. Phương pháp phân tích
- Thống kê mô tả: Các chỉ tiêu thống kê về tính toán trên cơ sở mô tả thực trạng khuyến nông trên địa bàn, những thuận lợi, khó khăn của công tác khuyến nông, của người dân…thông tin được trình bày dưới dạng bảng biểu để phân tích. - Thống kê so sánh: Các chỉ tiêu thống kê trên nhiều tiêu chí, được so sánh giữa hoạt động này với hoạt động khác, đối tượng này với đối tượng khác, phương pháp này với phương pháp khác, năm này với năm khác, từ đó tìm ra phương pháp hiệu quả hơn.
- Phương pháp chuyên khảo: tham khảo ý kiến người dân, CBKN về hiệu quả các hoạt động khuyến nông, phương pháp lớp học hiện trường. Những nhu cầu, nguyện vọng của nông dân và cán bộ khuyến nông từ đó rút ra định hướng hoạt động thời gian tới.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
3.2.4.1. Chỉ tiêu về phát triển nguồn nhân lực:
* Số lượng cán bộ khuyến nông
* Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Trình độ văn hoá
- Trình độ chuyên môn - Năng lực thực tế bao gồm:
+ Kỹ năng thực hành: Nắm vững qui trình kỹ thuật một số cây trồng, con vật nuôi chủ yếu tại địa phương, mức độ thuần thục các khâu của TBKT cần trao đổi với nông dân, kỹ năng thao tác hợp lý trong hướng dẫn thực hành.
+ Kỹ năng tập huấn chuyển giao TBKT cho nông dân: Đó là sự vận dụng các kỹ năng dẫn dắt chủ đề, gợi mở để thúc đẩy thông tin phản hồi, kỹ năng nói trước quần chúng sao cho dễ hiểu, dễ nhớ…và kỹ năng sử dụng các công cụ, hình ảnh trong tập huấn để nội dung sinh động, phong phú nhằm thu hút người nghe.
3.2.4.2. Chỉ tiêu hoạt động chuyên môn
a. Trong hoạt động thông tin tuyên truyền:
- Số lượng tài liệu phát cho người nông dân, số tờ rơi các loại và số tạp chí khuyến nông, số lần đưa lên bản tin phát các chương trình liên quan đến hoạt động khuyến nông.
- Số chuyên mục phát trên truyền hình.
- Số lượng bài viết trên báo về hoạt động khuyến nông.
b. Trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
Số lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, số lượt người tham dự/ lớp qua 3 năm 2013-2015. Số tài liệu cấp phát.
c. Hoạt động mô hình trình diễn
- Số mô hình trình diễn thực hiện qua 3 năm, quy mô và kết quả.
- So sánh năng suất bình quân cây trồng, vật nuôi của mô hình trình diễn với mô hình bình thường, so sánh sản lượng bình quân của mô hình, so sánh thu nhập bình quân
d. Hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông
- Số diện tích các giống lúa mới đưa vào sản xuất. - Số diện các giống rau thực phẩm và rau màu.
- Số lượng con giống lợn, bò và gia cầm giống mới được cung ứng tại 3 xã nghiên cứu.
3.2.4.3. Chỉ tiêu hoạt động cải tiến chất lượng khuyến nông
- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ đánh giá: phù hợp, chưa phù hợp, không phù hợp…; tốt, trung bình, kém…; hiệu quả, chưa hiệu quả…
- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ đánh giá: Dễ áp dụng, bình thường, khó áp dụng, không ý kiến…; Rất hiệu quả, hiệu quả, chưa hiệu quả…;Phù hợp, tương đối phù hợp, chưa phù hợp...
- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ đánh giá: Rất tốt, tốt, chưa tốt, không ý kiến…;
Ngoài ra còn các chỉ tiêu phản ánh độ tuổi, trình độ học vấn, số lao động chính trong gia đình ở các hộ điều tra.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH HẢI DƯƠNG TỈNH HẢI DƯƠNG
4.1.1. Cơ cấu tổ chức
Thực hiện Nghị định 13 CP ngày 02/3/1993 của Chính Phủ và Thông tư Liên Bộ số 02 ngày 03/8/1993 về công tác khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương được thành lập theo quyết định số: 568 QĐ/UB ngày16/6/1994 của UBND tỉnh Hải Hưng. Chính thức hoạt động từ tháng 7/1995 đến tháng 01/1997 chia tách về 2 tỉnh (Hải Dương và Hưng Yên) và từng bước được kiện toàn.
Từ 01/1997-11/10/2001 hệ thống khuyến nông được tổ chức và quản lý từ tỉnh (Văn phòng TTKN) đến các huyện, thành phố (Trạm Khuyến nông) với biên chế: 32 cán bộ (1997), riêng khuyến nông thành phố Hải Dương được biên chế tại Văn phòng Trung tâm Khuyến nông.
Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ số 165-TB/TU ngày 11/9/2001 và các quyết định của UBND tỉnh ngày 11/10/2001 về việc chuyển Trạm Khuyến nông huyện, thành phố từ trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT về trực thuộc UBND huyện, thành phố. Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước đã được kiện toàn theo hướng:
+ Củng cố Văn phòng Trung tâm Khuyến nông tỉnh trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT.
+ Trạm Khuyến nông huyện, thành phố: Trực thuộc UBND các huyện, thành phố; Riêng thành phố Hải Dương biên chế khuyến nông được bố trí trong Phòng Kinh tế.
Thực hiện quyết định 4833/2004/QĐ-UB ngày 01/12/2004 của UBND tỉnh Hải Dương, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Hà được thành lập trên cơ sở sát nhập Trạm Khuyến nông huyện, Trạm Thú Y, Trạm Bảo vệ thực vật. Đây là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu, có trụ sở và tài khoản riêng với 6 biên chế có trình độ đại học.
Thực hiện Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 của UBND tỉnh về việc thành lập tổ chức khuyến nông cấp xã, cho phép bố trí mỗi xã,
phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh một khuyến nông viên với mức phụ cấp 540.000đồng/ tháng từ nguồn ngân sách tỉnh cấp qua Trung tâm khuyến nông, hệ thống khuyến nông viên cấp xã được hình thành. Hiện nay, hệ thống khuyến nông tỉnh Hải Dương được tổ chức từ cấp tỉnh đến cấp xã với tổng số 276 khuyến nông viên.
Sơ đồ 4.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông Hải Dương
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hải Dương (2015)
Trung tâm Khuyến nông Hải Dương
Ban Giám đốc Giám đốc 2 Phó Giám đốc Phòng Hành chính – Tổ chức - Trưởng phòng - Phó phòng TC - Phó phòng HC - Văn thư - Lái xe Phòng Kỹ thuật - Trưởng phòng - Phó phòng CN - Phó phòng TT
- Kỹ sư Bảo quản CB (1 người) - Kỹ sư trồng trọt (1 người) - Kỹ sư thuỷ sản (2 người) - Kỹ sư lâm nghiệp (1 người) - Kỹ sư kinh tế (1 người)
Phòng Thông tin – Huấn luyện
- Trưởng phòng - Kỹ sư trồng trọt - Kỹ sư chăn nuôi - Cử nhân
- Kỹ thuật quay phim
Trạm Khuyến nông huyện
- Trạm trưởng - Kỹ sư Chăn nuôi
- Kỹ sư trồng trọt - Kỹ sư thuỷ sản - Kỹ sư lâm nghiệp
- Kỹ sư kinh tế
4.1.2. Cơ chế hoạt động khuyến nông
Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động khuyến nông của hệ thống khuyến nông Hải Dương chủ yếu được cấp từ nguồn ngân sách Trung ương (Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia) thông các mô hình trình diễn, các dự án chiếm 80% hoạt động khuyến nông. Để có được các mô hình trình diễn khuyến nông, hàng năm Trung tâm phải đăng ký với các chủ nhiệm dự án, đề tài để trình duyệt khai thác nguồn kinh phí từ Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia. Cơ quan này hàng năm đều xây dựng kế hoạch các đề tài, dự án về các mô hình và kinh phí triển khai.
Có thể thấy việc xây dựng chương trình mô hình hoạt động khuyến nông của tỉnh phần nào bị ảnh hưởng bởi đăng ký đề tài, dự án với Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Không thể xây dựng một chương trình đề tài, dự án về mô hình nằm ngoài danh sách các chương trình đề tài, dự án sẽ triển khai trong năm của cơ quan Trung ương nói trên cho dù mô hình đó có phù hợp và cần thiết với điều kiện của tỉnh hay không ?. Bởi nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông hoàn toàn phụ thuộc vào việc triển khai, đăng ký đề tài, dự án do trung ương cấp.
Như vậy, việc phân phối kinh phí hoạt động khuyến nông hiện nay theo nguyên tắc đăng ký xây dựng dự án, đề tài trực tiếp với các chủ nhiệm dự án chứ không dựa trên hiệu quả hoạt động và nhu cầu của nông dân. Hay nói cách khác, các hoạt động khuyến nông của tỉnh chưa dựa trên căn cứ phân tích nhu cầu của người dân.
Trong khi đó, nguồn ngân sách của tỉnh chủ yếu dành cho các hoạt động hành chính và quản lý. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chủ động xây dựng những hoạt động khuyến nông theo những yêu cầu của thực tế sản xuất đặt ra.
4.1.3. Hình thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến hộ nông dân
Nội dung cơ bản nhất của hoạt động khuyến nông là đưa TBKT mới áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp, đây là cách giúp nông dân thay dổi những lề lối làm ăn cũ, lạc hậu để phát triển một nền nông nghiệp có hiệu quả, năng suất cao, phẩm chất tốt, có tính cạnh tranh trên thị trường... Để từ đó làm cho nông dân có thể tự chủ trong cuộc sống của mình, làm cho đời sống của họ ngày càng được nâng cao, từng bước xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Để cho một tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể đến với người nông dân thì phải trải qua một quá trình. Quá trình chuyển giao kỹ thuật mới đến với người
dân được thể hiện qua sơ đồ 3. Nhìn vào sơ đồ thì ta có thể thấy được Trung tâm khuyến nông Hải Dương là nơi tiếp nhận các TBKT mới từ nhiều nguồn, có thể là từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, từ các dự án chương trình được thực hiện trên địa bàn. Khi đó trung tâm sẽ nghiên cứu và thử nghiệm thí điểm những tiến bộ kỹ thuật mới này ở địa phương nào có điều kiện về đất đai, môi trường thuận lợi. Nếu lợi ích thu được từ tiến bộ mới có giá trị về kinh tế, xã hội cao thì nhân ra diện rộng đưa vào sản xuất đại trà.
Xác định được địa điểm thực hiện mô hình thì Trung tâm sẽ liên hệ phối hợp với cán bộ kỹ thuật khuyến nông và chính quyền tại cơ sở tiến hành công tác. Đầu tiên, bằng các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu là đài phát thanh, sách báo, tờ rơi ... thông báo cho bà con nông dân biết, tiếp đó là tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật. Nhưng đó chỉ là trên lý thuyết giấy tờ, để người nông dân được mắt thấy