Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 35 - 37)

2.2.1. Kinh nghiệm hoạt động khuyến nông ở một số nước Đông Nam Á

a. In-đô-nê-si-a

Là nước có nền nông nghiệp tương đối phát triển trong khu vực với mục tiêu chính (1) Đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, (2) Đa dạng thực phẩm, (3) Nâng cao giá trị gia tăng, tính cạnh tranh và xuất khẩu, và (4) Nâng cao đời sống của nông dân. Để đạt mục tiêu trên, ngành nông nghiệp đã tập trung vào 4 hình thức hoạt động: (1) Khuyến nông, (2) Đào tạo nông nghiệp, (3) Giáo dục nông nghiệp và (4) Tiêu chuẩn hóa và cấp giấy chứng nhận lao động trong nông nghiệp. Về khuyến nông, Inđônêsia có tổng số 63.422 cán bộ, bao gồm: 27.922 cán bộ khuyến nông nhà nước; cán bộ hợp đồng là 24.551 người và 9.628 cán bộ khuyến nông tự nguyện, và 1.251 cán bộ kiêm nhiệm. Số cán bộ này được được bố trí ở cơ quan khuyến nông Trung ương, 33 đơn vị cấp tỉnh, 489 đơn vị cấp huyện và 4.239 đơn vị cấp xã, hiện nay chính phủ In-đô-nê-si-a đang đặt mục tiêu mỗi một đơn vị hành chính cấp thôn được bố trí 1 cán bộ khuyến nông. Các chương trình khuyến nông được xây dựng ở các cấp khác nhau như cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Kết quả hoạt động tập huấn năm 2010: Chế biến thực phẩm (TOT 60 người và cán bộ khuyến nông 300 người); Kỹ thuật sản xuất lúa gạo (1440 người); Kỹ thuật sản xuất ngô (630 người); Kỹ thuật sản xuất đậu tương (600 người) Kỹ thuật chăn nuôi (1705 người); Kỹ thuật sản xuất cây công nghiệp (570 người) và Kỹ

thuật sản xuất rau (1040 người). Ngoài ra, hoạt động khuyến nông tập trung vào việc chuyển giao Indo GAP trong cây ăn quả; rau (Nông học.com, 2011).

b. Ma-lay-si-a

Hoạt động khuyến nông tại Malaysia tập trung chuyển giao các công nghệ trong GAP và GMP, truy xuất nguồn gốc, và trang trại hữu cơ. Đặc biệt Ma-lay- si-a đang xây dựng một lộ trình để đạt được ISO 9001:2008 trong khuyến nông tại các cơ quan cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cơ quan khuyến nông vùng (Nông học.com, 2011).

c. Phi-lip-pin

Hoạt động khuyến nông của Phi-lip-pin do Viện đào tạo nông nghiệp trực thuộc Cục Nông nghiệp đảm nhiệm và triển khai các hoạt động về khuyến nông. Tại các vùng có 17 trung tâm đào tạo, không tổ chức theo địa danh hành chính. Hoạt động khuyến nông của Phi-lip-pin được gọi là “khuyến nông điện tử” với hình thức chuyển tải thông tin và chuyển giao công nghệ chủ yếu thông qua các phương tiện điện tử như Internet, đài, báo điện tử, truyền hình, băng video và cát- sét. Hầu hết các nội dung hoạt động khuyến nông đều tập trung vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển sinh kế bền vững. Về chính sách khuyến nông, Chính phủ chi phí xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, băng đĩa hình, internet phục vụ khuyến nông. Trong xây dựng mô hình, Chính phủ chỉ hỗ trợ 50% chi phí con giống (Nông học.com, 2011).

d. Thái Lan

Cục khuyến nông trực thuộc Bộ nông nghiệp Thái Lan được thành lập từ năm 1967, đến nay hệ thống khuyến nông của Thái Lan gồm ở trung ương là Cục Khuyến nông có 5 phòng và 7 bộ phận, ở địa phương gồm có 6 văn phòng cấp vùng ở 6 vùng lãnh thổ; 76 văn phòng cấp tỉnh; 879 văn phòng cấp huyện và 48 trung tâm dịch vụ. Năm 2007, tổng số cán bộ khuyến nông hiện nay là 12.936 người. Khuyến nông có 2 vai trò chính là (i) giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống và bảo đảm thu nhập của họ, (ii) giúp nông dân giải quyết vấn đề của họ. Từ năm 2009, hình thức triển khai các chương trình hoạt động khuyến nông của Thái Lan mang tính đặc thù riêng thông qua chương trình đăng ký và quản lý dữ liệu nông dân. Nông dân muôn tham gia các chương trình khuyến nông trước hết phải đăng ký dự liệu với cơ quan khuyến

nông. Các thông tin về nông dân bao gồm: Số lượng và tên, số CMTND, Ngày sinh, giới tính và nghề nghiệp của từng thành viên trong hộ gia đình, thông tin về sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, thành viên của tổ chức đặc biệt (nếu có). Các thông tin này sẽ được cơ quan khuyên nông tỉnh quản lý bằng máy tính và hàng năm sẽ được cập nhật thông tin, các thông tin về các hộ nông dân sẽ được kiểm chứng bằng cách chọn ngẫu nhiên 10% để mộ Hội đồng bao gồm các cán bộ của cơ quan khuyến nông tỉnh và các cơ quan liên quan khác bao gồm cả tổ chức chính quyền địa phương tiến hành phiên điều trần công khai ở mỗi làng để rà soát tất cả các thông tin thu thập (Nông học.com, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)