Năng lực cán bộ khuyến nông qua hoạt động tập huấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 83 - 87)

ĐVT: %

Diễn giải

Cán bộ đánh giá cán bộ

cùng cấp Cấp trên đánh giá cấp dưới

Tốt TB Kém Không

ý kiến Tốt TB Kém

Không ý kiến

1. Trình độ chuyên môn 73,33 13,33 6,67 6,67 33,33 56,67 6,67 3,33

2. Phương pháp khuyến nông 66,67 16,67 13,33 3,33 36,67 50,00 10,00 3,33

3. Nhiệt tình và năng động 80,00 20,00 0 0 53,33 36,67 6,67 3,33

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

+ Về sự nhiệt tình và năng động: có 53,33% số người được hỏi cho đánh giá là tốt; có 36,67 cho đánh giá là trung bình; có 6,67 ý kiến đánh giá là kém và có 3,33 không ý kiến nào. Tất cả số người được hỏi đều cho ý kiến đánh giá của mình.

Số liệu bảng 4.8 là kết quả đánh giá của hộ nông dân về năng lực cán bộ khuyến nông huyện và các khuyến nông viên cơ sở thông qua các buổi tập huấn cho thấy:

- Đối với cán bộ khuyến nông tỉnh: có 26 ý kiến đánh giá cho rằng là rất tốt, chiếm tỷ lệ 29,0% tổng số ý kiến đánh giá; có 50 ý kiến đánh giá là tốt, chiếm tỷ lệ 55,50%; có 10 ý kiến cho là chưa tốt, chiếm tỷ lệ 11,10% và có 4 người được hỏi đã không đưa ra ý kiến đánh giá. Như vậy, với đánh giá ở mức rất tốt và tốt đã có được 84% sự đồng tình;

- Đối với cán bộ khuyến nông huyện: có 18 ý kiến đánh giá cho rằng là rất tốt, chiếm tỷ lệ 20,00% tổng số ý kiến đánh giá; có 40 ý kiến đánh giá là tốt, chiếm tỷ lệ 44,44%; có 27 ý kiến cho là chưa tốt, chiếm tỷ lệ 30,00% và có 5 người được hỏi đã không đưa ra ý kiến đánh giá. Như vậy, với đánh giá ở mức rất tốt và tốt đã có được 64% sự đồng tình;

- Đối với khuyến nông viên cơ sở: có 17 ý kiến đánh giá là rất tốt, chiếm tỷ lệ 18,89%; 28 ý kiến đánh giá là tốt, chiếm tỷ lệ 31,11%; 45 ý kiến đánh giá là chưa tốt, chiếm tỷ lệ 50,00% và có người đã không đưa ra ý kiến đánh giá. Như vậy, với các khuyến nông viên cơ sở, những ý kiến đánh giá ở mức rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ 50,00% tổng số các ý kiến đánh giá thu được.

Bảng 4.8. Đánh giá của hộ nông dân về năng lực cán bộ khuyến nông (N=90)

Diễn giải Rất tốt Tốt Chưa tốt Không ý kiến Số phiếu) (%) Số phiếu) (%) Số phiếu) (%) Số phiếu) (%) Cán bộ KN tỉnh 26 29,00 50 55,56 10 11,10 4 4,34 Cán bộ KN huyện 18 20,00 40 44,44 27 30,00 5 5,56 KNV cơ sở 17 18,89 28 31,11 45 50,00 0 Tổng cộng 61 33,95 118 65,56 82 45,56 9 4,95 Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Qua những vấn đề trên thì chất lượng của công tác tập huấn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn chưa cao, trong khi đó số lượng các buổi tập huấn ngày càng giảm đi, cán bộ khuyến nông cơ sở còn làm chuyên trách nên khả năng tập huấn cho nông dân ở mức độ trung bình chưa tương xứng với tiềm năng. Theo kết quả điều tra của nông dân đánh giá về năng lực của cán bộ khuyến nông cơ sở còn yếu. Để nâng cao được chất lượng các buổi tập huấn cần phải làm tốt các khâu như là tăng cường việc đào tạo các giảng viên khuyến nông, nâng cao năng lực cho các cán bộ khuyến nông viên cơ sở để họ có trình độ, kỹ năng thuyết trình giảng giải cho bà con nông dân hiểu được những gì mà khuyến nông cần truyền đạt. Nội dung tài liệu khuyến nông cần đa dạng phong phú hơn nữa, có các hình ảnh minh hoạ làm cho người đọc thích thú, ham mê và cái quan trọng là hiểu, nhớ được các quy trình sản xuất của TBKT mới. Thời gian thời điểm tập huấn hợp lý, lựa chọn những học viên có khả năng tiếp thu cao.

4.2.3. Đánh giá chất lượng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình

4.2.3.1. Kết quả hoạt động mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình

Theo các báo cáo về hoạt động khuyến nông cho thấy, xây dựng mô hình trình diễn là phương pháp khuyến nông có hiệu quả nhất hiện nay, bởi nó đã làm thay đổi nhận thức của người dân theo phương trâm “trăm nghe không bằng một thấy”. Thông qua các mô hình trình diễn, các tiến bộ kỹ thuật mới, các cây trồng vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao được các hộ nông dân đưa vào trong sản xuất. Mô hình còn có tác động rộng rãi khi người nông dân ở những nơi khác đến thăm quan, học tập và áp dụng. Điều quan trọng là năng lực của người nông dân được cải thiện bởi vì sau khi tham gia xây dựng các mô hình thành công thì phần lớn các hộ nông dân đều trở thành những “người nông dân chủ chốt” để thông tin tuyên truyền và phổ biến những tiến bộ kỹ thuật mới này tới các hộ nông dân khác trên địa bàn

Trong thời gian qua, với sự phối kết hợp với các sở, ban trong ngành và ngoài ngành, sự hỗ trợ về kinh phí từ trung ương và các địa phương, hàng năm, Trung tâm khuyến nông Hải Dương đã không ngừng triển khai thực hiện các mô hình trình diễn để giới thiệu với hộ nông dân các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, từng bước tạo sự chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, phương thức canh tác và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Qua bảng 4.9 thì ta thấy số lượng mô hình trình diễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương qua 3 năm tăng lên theo từng năm, năm 2013 điểm mô hình là 184 điểm, năm 2014 là 212 điểm, năm 2015 là 286 điểm mô hình, tỷ lệ tăng bình quân qua 3 năm là 25,6%.

Chất lượng của các mô hình trình diễn trên địa bàn trong thời gian gần đây là chưa cao. Tuy kết quả của các mô hình là khá tốt nhưng khả năng nhân rộng của các mô hình còn chưa thực sự cao. Đã có nhiều mô hình đáp ứng nhu cầu của người dân.

Qua bảng kết quả xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông trong 3 năm chúng ta có thể nhận thấy mô hình về trồng trọt luôn chiếm tỷ lệ lớn về số điểm triển khai, điều này có vẻ hợp lý vì trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, các mô hình chỉ tập trung vào phổ biến tiến bộ kỹ thuật các đối tượng cây, con truyền thống, khuyến nông “công nghệ cao” và khuyến nông tổng hợp chưa được xem xét và thực hiện.

Bảng 4.9. Kết quả xây dựng mô hình trồng trọt trình diễn của hệ thống khuyến nông Hải Dương qua 3 năm (2013 – 2015)

Phân loại mô hình Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ

1. Số điểm mô hình Điểm 184 212 286 115,22 139,91 125,06 a. Trồng trọt – LN -

- Cây lúa - 111 150 162 135,14 108,00 121,57

- Cây Ngô - 2 10 8 50,00 80,00 65,00

- Cây ăn quả - 10 9 7 90,00 77,78 83,89

- Cây công nghiệp - 7 8 114,29 57,14

- Rau màu - 11 20 181,82 90,91 - Phân bón, BVTV - 21 13 61,90 30,95 b. Chăn nuôi - - Lợn - 5 1 1 20,00 100,00 60,00 - Vịt - 2 2 3 100,00 150,00 125,00 - Gà - 5 7 2 140,00 28,57 84,29 c. Thủy sản - 10 6 7 60,00 116,67 88,33

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hải Dương (2015)

Hiệu quả mô hình trình diễn trồng trọt: Cây lúa

Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng do vậy trồng lúa vẫn được ưu tiên hàng đầu, trong đó diện tích lúa của tỉnh không tăng mà thậm chí còn giảm. Do vậy để tăng được năng suất và sản lượng lúa của tỉnh, rất nhiều các giống lúa năng suất, chất lượng cao đã được đưa thử nghiệm trên đồng đất.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương cùng với các viện, các trung tâm sản xuất giống trong tỉnh được Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương giao trọng trách đưa các giống mới vào thử nghiệm trên đồng đất Hải Dương. Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương phối hợp với công ty Giống cây trồng Thái Bình tiến hành trình diễn mô hình lúa TBR225 và đã đạt được những kết quả rất khả quan. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)