Cơ chế hoạt động khuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tổ chức của trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương

4.1.2. Cơ chế hoạt động khuyến nông

Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động khuyến nông của hệ thống khuyến nông Hải Dương chủ yếu được cấp từ nguồn ngân sách Trung ương (Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia) thông các mô hình trình diễn, các dự án chiếm 80% hoạt động khuyến nông. Để có được các mô hình trình diễn khuyến nông, hàng năm Trung tâm phải đăng ký với các chủ nhiệm dự án, đề tài để trình duyệt khai thác nguồn kinh phí từ Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia. Cơ quan này hàng năm đều xây dựng kế hoạch các đề tài, dự án về các mô hình và kinh phí triển khai.

Có thể thấy việc xây dựng chương trình mô hình hoạt động khuyến nông của tỉnh phần nào bị ảnh hưởng bởi đăng ký đề tài, dự án với Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Không thể xây dựng một chương trình đề tài, dự án về mô hình nằm ngoài danh sách các chương trình đề tài, dự án sẽ triển khai trong năm của cơ quan Trung ương nói trên cho dù mô hình đó có phù hợp và cần thiết với điều kiện của tỉnh hay không ?. Bởi nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông hoàn toàn phụ thuộc vào việc triển khai, đăng ký đề tài, dự án do trung ương cấp.

Như vậy, việc phân phối kinh phí hoạt động khuyến nông hiện nay theo nguyên tắc đăng ký xây dựng dự án, đề tài trực tiếp với các chủ nhiệm dự án chứ không dựa trên hiệu quả hoạt động và nhu cầu của nông dân. Hay nói cách khác, các hoạt động khuyến nông của tỉnh chưa dựa trên căn cứ phân tích nhu cầu của người dân.

Trong khi đó, nguồn ngân sách của tỉnh chủ yếu dành cho các hoạt động hành chính và quản lý. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chủ động xây dựng những hoạt động khuyến nông theo những yêu cầu của thực tế sản xuất đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)