Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Lịch sử phát triển khuyến nông Việt Nam
2.2.2.1. Sự hình thành và phát triển của tổ chức khuyến nông Việt Nam
Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống và phát triển cùng nền văn minh lúa nước ở nước ta. Vì vậy khuyến nông Việt Nam đã có từ rất sớm và có bước phát triển ngày càng lớn mạnh.
Trong thời kỳ phong kiến, công tác khuyến nông đã đặc biệt được chú trọng. Thời tiền Lê, hàng năm vua Lê Hoàn đã tự mình xuống ruộng cày đường cày đầu tiên cho vụ sản xuất đầu xuân. Năm 1226, dưới thời Trần lập chức quan “Khuyến nông sứ” là viên quan chuyên chăm lo khuyến khích phát triển nông nghiệp. Năm 1789, vua Quang Trung ban bố chiếu khuyến nông sau khi đại phá quân Thanh nhằm phục hồi lại ruộng bị bỏ hoang. Chiếu khuyến nông đã thu được nhiều kết quả to lớn. Chỉ sau 3 năm hầu hết ruộng hoang đã được khôi phục, sản xuất phát triển, bổ sung chế độ cấp công điền.
Năm 1960 ở miền Nam (dưới thời Mỹ ngụy) thành lập “Nha khuyến nông” trực thuộc bộ nông nghiệp cải cách điền địa nông mục. Trong khi đó ở miền Bắc, Bộ nông nghịêp thường xuyên đưa sinh viên xuống giúp các HTX làm công tác Đông xuân, chọn giống lúa, trồng ngô - khoai, làm bèo dâu, tiêm phòng cho gia súc - gia cầm…(Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2007).
Từ năm 1964, Bộ nông nghiệp chính thức có chủ trương thành lập các đoàn chỉ đạo, đưa sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở (các HTX, nông lâm trường) xây dựng các mô hình và mở các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt của địa phương về công tác sản xuất, công tác thuỷ lợi.
Năm 1981, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 100 chính thức thực hiện chủ trương “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”. Đến tháng 12/1986 Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhìn thẳng vào sự thật với tinh thần “đổi mới”, rút ra bài học hành động phù hợp với quy luật khách quan để thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, đưa nông nghiệp đi lên sản xuất hàng hoá (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2007).
Ngày 05/04/1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về “đổi mới quản lý trong nông nghiệp”. Từ đó, nhờ việc nắm vững và thực hiện Nghị quyết 10 (Khoán 10) đã đem lại những tác dụng tích cực cho sản xuất. Lực lượng lao động không ngừng tăng lên, KHCN được tạo điều kiện đi vào sản xuất, KTTB được chuyển giao rộng rãi, công tác khuyến nông đi vào nề nếp. Khoán 10 đã đem lại hiệu quả nhanh chóng, tạo ra một bước ngoặt mới trên mặt trận nông nghiệp. Hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy mà những đòi hỏi của hàng triệu hộ nông dân trong cả nước về hướng dẫn kỹ thuật, về quản lý, về giống cây trồng - vật nuôi, về chính sách khuyến khích sản xuất, về thị trường… tăng lên gấp bội. Tổ chức và phương thức hoạt động của ngành nông nghiệp không đủ, không thoả mãn được yêu cầu nói trên, cần có sự thay đổi và bổ sung.
Nghị định 13/CP của Chính phủ ra ngày 02/03/1993 về công tác khuyến nông, Thông tư 02/LB/TT hướng dẫn việc tổ chức hệ thống khuyến nông và hoạt động khuyến nông đã kịp thời đáp ứng được những đòi hỏi nói trên. Hệ thống khuyến nông của Việt Nam chính thức được thành lập năm 1993. Ở cấp Trung ương có cục khuyến nông (TTKNQG), cấp tỉnh có TTKN tỉnh, cấp huyện có Trạm khuyến nông huyện, cấp xã có mạng lưới khuyến nông cơ sở.
Ngày 26/04/2005 bằng việc ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về công tác khuyến nông, khuyến ngư thì hệ thống khuyến nông Việt Nam đã thêm một bước được hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn nội dung hành động. Hệ thống khuyến nông Nhà nước đã nhanh chóng phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan, nhất là các tổ chức quần chúng. Trong hoạt động, khuyến nông Việt Nam đang tiếp tục đón nhận kinh nghiệm của khuyến nông các nước tiên tiến, làm cho hoạt động khuyến nông trong nước ngày càng phong phú, bộ mặt nông thôn và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển không ngừng.
Ngày 08 tháng 01 năm 2010 Chính phủ ban hành nghị định số 02/2010/NĐ-CP về công tác khuyến nông, trong đó có một số điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước và điều kiện kinh tế hộ nông dân.
2.2.2.2. Tổ chức hệ thống khuyến nông – khuyến lâm Việt Nam
Từ sau khi có Nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ và Thông tư 02 ngày 2/8/1993, tổ chức khuyến nông Việt Nam được thành lập
a. Đặc điểm khuyến nông Việt Nam
- Là tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, lực lượng khuyến nông cơ sở ngày càng tăng cường và củng cố
- Công tác khuyến nông được xã hội hóa: ngoài lực lượng khuyến nông Nhà nước còn có tổ chức khuyến nông tự nguyện, khuyến nông các viện, trường, các tổ chức, đoàn thể tích cực tham gia hoạt động khuyến nông
- Công tác khuyến nông được các cấp Đảng, chính quyền quan tâm ủng hộ, đây là nhân tố tích cực góp phần thắng lợi cho hoạt động công tác khuyến nông ở Việt Nam
b. Hệ thống tổ chức khuyến nông Ở Trung ương
- Trung tâm khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm khuyến nông Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
Ở cấp tỉnh
Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông, khuyến ngư địa phương được quy định tại Nghị định 02/2010/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:
(i). Tổ chức khuyến nông ở cấp tỉnh là Trung tâm khuyến nông hoặc Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
(ii). Trung tâm khuyến nông cấp tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm khuyến nông Quốc gia
(iii). Về biên chế cần có đủ số lượng, cơ cấu và chất lượng cán bộ để đáp ứng yêu cầu thực hiện các hoạt động khuyến nông tại địa phương
Ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)
- Xây dựng Trạm khuyến nông hoặc Trạm khuyến nông – khuyến ngư - Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định Trạm khuyến nông thuộc Trung tâm khuyến nông tỉnh hoặc UBND cấp huyện quản lý; số lượng, cơ cấu cán bộ của Trạm khuyến nông được bố trí phù hợp với nhu cầu khuyến nông trên địa bàn huyện
Tổ chức khuyến nông cơ sở
Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 nhân viên khuyến nông. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đa ngành nghề có thể bố trí từ 2 nhân viên khuyến nông trở lên
Ở thôn, bản có cộng tác viên khuyến nông. Cộng tác viên khuyến nông có thể là cán bộ kiêm nhiệm như trưởng thôn, trưởng bản, đội trưởng sản xuất, thành viên của tổ chức quần chúng hoặc là người được nông dân tín nhiệm đề cử
Nhân viên khuyến nông ở các xã đồng bằng phải có trình độ từ trung cấp trở lên; ở các xã vùng sâu, vùng xa ít nhất có trình độ phổ thông trung học trở lên hoặc là nông dân có kinh nghiệm sản xuất, có uy tín và khả năng khuyến nông
Nhân viên khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông do UBND cấp xã tuyển chọn và quản lý, đồng thời có sự hướng dẫn chuyên môn của Trạm khuyến nông cấp huyện.
2.2.2.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở một số địa phương trong cả nước
a. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở Phú Thọ
Phú Thọ là địa phương sớm xây dựng mạng lưới khuyến nông trong nông nghiệp. Qua gần 20 năm xây dựng đến nay lực lượng khuyến nông toàn tỉnh đã
được bố trí tương đối đồng bộ từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn với số lượng gần 2900 cán bộ nhân viên. Trong đó khuyến nông Nhà nước 100 người bố trí ở tỉnh và cấp huyện, hầu hết có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; 277 tổ khuyến nông cơ sở với 695 khuyến nông viên có trình độ từ trung cấp trở lên các chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi thú y, lâm nghiệp, thủy sản, quản lý kinh tế… và 2720 cộng tác viên khuyến nông ở khu dân cư. Đây là lực lượng nòng cốt để tiếp nhận những kiến thức KHKT nông nghiệp và PTNT; thông tin, tuyên truyền và chuyển giao, xây dựng các mô hình sản xuất đến nông dân (Báo Phú Thọ, 2013).
Về hoạt động thông tin tuyên truyền, những năm qua, Trung tâm khuyến nông đã xây dựng được 234 chuyên mục, hàng chục phóng sự, hàng trăm tin bài trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh; 953 chuyên mục, 32 chuyên trang trên báo Phú Thọ, 110 nghìn cuốn tạp chí nông nghiệp, nông thôn; 193 nghìn tờ hướng dẫn cơ cấu giống, thời vụ, nông lịch; 162 nghìn tờ gấp, 40 nghìn cuốn sách kỹ thuật. Riêng năm 2012, ngoài xây dựng các chuyên trang, chuyên mục đăng, phát trên hệ thống đài, báo của tỉnh, Trung tâm đã thay đổi nội dung, hình thức phát hành Tạp chí Nông nghiệp-nông thôn Phú Thọ theo hướng: Thông tin kịp thời, nội dung cơ bản, cấp thiết. Theo đó tạp chí có thêm phụ bản ra định kỳ tháng/lần cùng với tạp chí định kỳ 3 tháng/lần, xuất bản nhiều tờ rơi, tờ gấp để chuyển phát đến tay người nông dân; tổ chức diễn đàn khuyến nông, giải đáp những vấn đề cấp thiết của sản xuất. Đối với hoạt động tập huấn, Trung tâm tổ chức 237 lớp thu hút gần 8600 lượt nông dân tham dự về các nội dung tiến bộ kỹ thuật mới trong nông lâm, nghiệp, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi (Báo Phú Thọ, 2013).
Để thuyết phục người dân đưa TBKT vào sản xuất cần phải có những mô hình cụ thể. Năm qua, Trung tâm đã xây dựng 33 mô hình trình diễn tại hơn 100 điểm, thu hút gần 3300 lượt người tham gia. Trong đó mô hình sản xuất lúa mới có 87 ha; ngô 12 ha, lạc 15 ha, khoai tây, sắn cao sản 8 ha, các mô hình trồng củ mài, nấm ăn, cải tạo bưởi Đoan Hùng, trồng bưởi Diễn… Đối với sản xuất lâm nghiệp, tiếp tục triển khai mô hình trồng, thâm canh keo, mây nếp… với quy mô gần 400 ha. Các mô hình chăn nuôi, thủy sản hướng vào nội dung cải tạo đàn bò với những giống bò mới siêu thịt như Brackman, Limousin, Douglasmaster... chăn nuôi lợn sử dụng cám thảo dược, xử lý chất thải bằng men vi sinh, nuôi thâm canh cá trắm đen, cá quả, chép lai, cá rô phi đơn tính… Đặc biệt Trung tâm đã hướng nhiều hoạt động vào lĩnh vực khuyến công trong nông nghiệp để giúp nông dân có cơ hội đẩy
trong mấy năm nay nhưng đã đem lại kết quả tốt. Hàng vạn hộ nông dân đã tiếp cận mua sắm được máy làm đất, thu hoạch, máy hái chè, máy phun thuốc … Riêng năm 2012 đã chuyển giao 4 máy gặt đập liên hợp, 36 máy làm đất đa năng, trên 120 bộ dụng cụ gieo sạ, 8 máy tuốt lạc,154 máy hái chè, đốn chè, 45 máy phun thuốc… Đây là những tiến bộ mới không chỉ giúp cho nông dân có thể thay đổi kỹ năng, tập quán sản xuất mà còn nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất. Đơn cử như thiết bị gieo sạ, thông qua chuyển giao đến nay cả tỉnh đã có 1525 giàn sạ, mỗi năm gieo sạ 6000 ha, có thể tiết kiệm hàng chục tấn thóc giống, hàng vạn công lao động, tăng năng suất 10-15% so với lúa cấy. Máy hái chè năng suất gấp 10 lần hái thủ công; máy gặt đập liên hợp gặt 1 sào chỉ hết 10- 12 phút, năng suất gấp 50 lần lao động thủ công, giảm rơi vãi từ 7-8% xuống dưới 3%... (Báo Phú Thọ, 2013).
Những TBKT được tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao đồng bộ, giúp nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác cũ của bà con nông dân, từ đó tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; từng bước giúp nông dân thoát đói nghèo, làm giàu. Cùng với chính sách giao đất ổn định lâu dài, công tác dồn điền, đổi thửa và ứng dụng TBKT đã và đang thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hoá góp phần cùng ngành Nông nghiệp và PTNT đưa sản xuất đạt mức tăng trưởng cao nhiều năm. Để đảm bảo an ninh lương thực, đã đưa tỷ lệ lúa lai lên trên 50%, ngô lai lên 98% với năng suất lúa bình quân đạt 54,27 tạ/ha, năng suất ngô 45,5 tạ/ha; sản lượng lương thực đạt 457,03 ngàn tấn. Trong chăn nuôi đưa tỷ lệ bò lai đạt 65%; tỷ lệ đàn lợn lai đạt trên 80%; chuyển giao nhanh, đưa nhiều giống cá mới vào sản xuất, tăng tỷ lệ thủy sản giống mới chiếm khoảng 30%, năng suất lên trên 2 tấn/ha. Về khuyến lâm đã xây dựng hơn 400 ha mô hình và đẩy mạnh trồng thâm canh cây nguyên liệu giấy, nâng năng suất rừng trồng lên 100 m3/ha/chu kỳ, đồng thời phát triển mạnh các cây lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập cho nông dân, đưa tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,9%. Về khuyến công, đến nay tổng số máy làm đất trên toàn tỉnh khoảng gần 3.000 chiếc, hái chè, đốn chè 3.200 chiếc, máy sao sấy chè hơn 2000 chiếc, máy gặt đập liên hợp 32 chiếc... giúp đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, tăng năng suất, giảm lao động nặng nhọc, tranh thủ được mùa vụ... góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới (Báo Phú Thọ, 2013).
b. Yên Bái không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông
Trong suốt 20 năm qua, hệ thống khuyến nông Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến các thôn, bản tổ chức được
trên 25.000 lớp cho gần 900.000 lượt hộ nông dân tham gia tập huấn, chuyển giao kỹ thuật thường xuyên, liên tục và theo từng mùa vụ sản xuất nông - lâm nghiệp, các loại cây trồng, vật nuôi cho nông dân. Công tác tập huấn đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nông dân và người sản xuất.
Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật luôn được đổi mới cả về hình thức, phương pháp, chất lượng chuyên môn để phù hợp với trình độ dân trí và xu hướng phát triển kinh tế của địa phương, từng bước góp phần làm thay đổi tập quán canh tác, nhận thức của cán bộ cơ sở và nông dân, tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh (Báo Yên Bái, 2013).
Cũng trong 20 năm qua, toàn hệ thống đã xây dựng được 576 mô hình trình diễn các loại về cây trồng, vật nuôi, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới với 2.074 điểm trình diễn trên địa bàn toàn tỉnh; có trên 36.000 hộ nông dân được trực tiếp tham gia và gần 80.000 lượt hộ nông dân được thăm quan. Nhiều mô hình khuyến nông đạt kết quả tốt, có tác động chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và trở thành chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, địa phương điển hình (Báo Yên Bái, 2013).
Từ mô hình lúa lai vụ mùa năm 1994 quy mô 2ha tại xã Kim Nọi (Mù Cang Chải) thắng lợi, năng suất đạt tới 69 tạ/ha, diện tích lúa lai được đưa vào gieo cấy tại các huyện trong toàn tỉnh, đặc biệt là vùng cao ngày càng tăng, chiếm từ 65% - 70% diện tích đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực của toàn tỉnh. Hay từ