Nguồn kinh phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 73 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tổ chức của trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương

4.1.5. Nguồn kinh phí

Kinh phí khuyến nông tỉnh Hải Dương chủ yếu được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Nguồn ngân sách của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia từ những năm 2013 trở về trước kinh phí cấp theo đơn vị xây dựng kế hoạch, nguồn sách còn nhiều, từ năm 2014 ngân sách Trung ương cấp cho các đơn vị theo đăng ký dự án, đề tài với các chủ nhiệm đề tài, dự án gặp nhiều khó khăn cho Trung tâm Khuyến nông Hải Dương nên nguồn ngân sách của Trung ương từ năm 2014 đến 2015 giảm.

Nhìn vào bảng 4.2 ta có thể thấy rằng nguồn kinh phí của Trung tâm có sự thay đổi rõ rệt qua 3 năm. Năm 2013 tổng nguồn ngân sách là 4.874 tỷ đồng, nguồn ngân sách này chủ yếu là ngân sách của Trung ương khi đó các chương trình mô hình vẫn cấp theo kế hoạch, năm 2014 tổng nguồn ngân sách chỉ còn 4.110 tỷ đồng giảm hơn so với năm 2013 là 4,32% lúc này các chương trình dự án của trung ương phải thực hiện và ký hợp đồng với các chủ nhiệm dự án, năm 2015 tổng nguồn ngân sách là 4.114 tỷ đồng tăng lên không đáng kể so với 2014 là 0,09%, chủ yếu tăng lên là nguồn ngân sách cấp cho tăng lương.

Đối với hoạt động thông tin tuyên truyền: hàng năm khuyến nông tỉnh cũng dành một nguồn kinh phí đáng kể cho việc in tài liệu tập huấn, tranh ảnh về các mô hình, quy trình kỹ thuật …phát cho nông dân; đặc biệt huyện có chi kinh phí để đài phát thanh huyện phát các thông tin về hoạt động khuyến nông.

Phần kinh phí chi cho các hoạt động tham quan, hội thảo còn hạn chế, mặc dù cũng chưa được tăng lên qua các năm. Hoạt động tham quan, hội thảo tuy tốn kém song đây là những hoạt động cần thiết và hiệu quả, giúp nông dân tận mắt thấy được những mô hình có hiệu quả có thể tạo cơ hội cho nông dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Do vậy, trong những năm tới khuyến nông tỉnh cần tiết kiệm những khoản chi không cần thiết để phân bổ kinh phí nhiều hơn cho hoạt động này.

Như vậy qua sự thay đổi của hệ thống nên nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng giảm nhẹ qua 3 năm, phần nào đó cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của cả hệ thống.

Bảng 4.2. Nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông 3 năm (2013 – 2015)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Diễn giải 2013 2014 2015 % So sánh

14/13 15/14 BQ

1. Tổng nguồn kinh phí 4.874.000 4.110.000 4.114.000 84,32 100,09 92,21

1.1 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2.200.000 800.000 780.000 36,36 97,50 66,93

1.2 Ngân sách tỉnh 1.024.000 1.580.000 1.604.000 154,30 101,52 127,91

1.3 Ngân sách huyện 1.730.000 1.730.000 1.730.000 100,00 100,00 100,00

2. Tình hình sử dụng

2.1 Thông tin tuyên truyền 60.000 60.000 60.000 100,00 100,00 100,00

2.2 Tập huấn kỹ thuật - 460.000 460.000 100,00 100,00

2.3 Tham quan hội thảo, hội thi 40.000 40.000 40.000 100,00 100,00 100,00

2.4 Xây dựng mô hình 2.120.000 690.000 660.000 32,54 95,65 64,09

2.5 Tập huấn TOT 80.000 110.000 120.000 137,50 109,09 123,30

2.6 Chi lương 924.000 1.020.000 1.044.000 110,39 102,35 106,37

2.7 Chi khác 1.730.000 1.730.000 1.730.000 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hải Dương (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)