Đánh giá chất lượng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 85 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh Hải Dương

4.2.3. Đánh giá chất lượng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình

4.2.3.1. Kết quả hoạt động mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình

Theo các báo cáo về hoạt động khuyến nông cho thấy, xây dựng mô hình trình diễn là phương pháp khuyến nông có hiệu quả nhất hiện nay, bởi nó đã làm thay đổi nhận thức của người dân theo phương trâm “trăm nghe không bằng một thấy”. Thông qua các mô hình trình diễn, các tiến bộ kỹ thuật mới, các cây trồng vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao được các hộ nông dân đưa vào trong sản xuất. Mô hình còn có tác động rộng rãi khi người nông dân ở những nơi khác đến thăm quan, học tập và áp dụng. Điều quan trọng là năng lực của người nông dân được cải thiện bởi vì sau khi tham gia xây dựng các mô hình thành công thì phần lớn các hộ nông dân đều trở thành những “người nông dân chủ chốt” để thông tin tuyên truyền và phổ biến những tiến bộ kỹ thuật mới này tới các hộ nông dân khác trên địa bàn

Trong thời gian qua, với sự phối kết hợp với các sở, ban trong ngành và ngoài ngành, sự hỗ trợ về kinh phí từ trung ương và các địa phương, hàng năm, Trung tâm khuyến nông Hải Dương đã không ngừng triển khai thực hiện các mô hình trình diễn để giới thiệu với hộ nông dân các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, từng bước tạo sự chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, phương thức canh tác và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Qua bảng 4.9 thì ta thấy số lượng mô hình trình diễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương qua 3 năm tăng lên theo từng năm, năm 2013 điểm mô hình là 184 điểm, năm 2014 là 212 điểm, năm 2015 là 286 điểm mô hình, tỷ lệ tăng bình quân qua 3 năm là 25,6%.

Chất lượng của các mô hình trình diễn trên địa bàn trong thời gian gần đây là chưa cao. Tuy kết quả của các mô hình là khá tốt nhưng khả năng nhân rộng của các mô hình còn chưa thực sự cao. Đã có nhiều mô hình đáp ứng nhu cầu của người dân.

Qua bảng kết quả xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông trong 3 năm chúng ta có thể nhận thấy mô hình về trồng trọt luôn chiếm tỷ lệ lớn về số điểm triển khai, điều này có vẻ hợp lý vì trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, các mô hình chỉ tập trung vào phổ biến tiến bộ kỹ thuật các đối tượng cây, con truyền thống, khuyến nông “công nghệ cao” và khuyến nông tổng hợp chưa được xem xét và thực hiện.

Bảng 4.9. Kết quả xây dựng mô hình trồng trọt trình diễn của hệ thống khuyến nông Hải Dương qua 3 năm (2013 – 2015)

Phân loại mô hình Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ

1. Số điểm mô hình Điểm 184 212 286 115,22 139,91 125,06 a. Trồng trọt – LN -

- Cây lúa - 111 150 162 135,14 108,00 121,57

- Cây Ngô - 2 10 8 50,00 80,00 65,00

- Cây ăn quả - 10 9 7 90,00 77,78 83,89

- Cây công nghiệp - 7 8 114,29 57,14

- Rau màu - 11 20 181,82 90,91 - Phân bón, BVTV - 21 13 61,90 30,95 b. Chăn nuôi - - Lợn - 5 1 1 20,00 100,00 60,00 - Vịt - 2 2 3 100,00 150,00 125,00 - Gà - 5 7 2 140,00 28,57 84,29 c. Thủy sản - 10 6 7 60,00 116,67 88,33

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hải Dương (2015)

Hiệu quả mô hình trình diễn trồng trọt: Cây lúa

Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng do vậy trồng lúa vẫn được ưu tiên hàng đầu, trong đó diện tích lúa của tỉnh không tăng mà thậm chí còn giảm. Do vậy để tăng được năng suất và sản lượng lúa của tỉnh, rất nhiều các giống lúa năng suất, chất lượng cao đã được đưa thử nghiệm trên đồng đất.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương cùng với các viện, các trung tâm sản xuất giống trong tỉnh được Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương giao trọng trách đưa các giống mới vào thử nghiệm trên đồng đất Hải Dương. Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương phối hợp với công ty Giống cây trồng Thái Bình tiến hành trình diễn mô hình lúa TBR225 và đã đạt được những kết quả rất khả quan. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế tính cho 1ha mô hình lúa TBR225 và đại trà BC15 lúa TBR225 và đại trà BC15 Hạng mục Mô hình Đại trà Số lượng (kg) Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) Số lượng (Kg) Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) - Giống 55,4 25 1385 55,4 20 1.108 - Đạm 221,6 11 2.437 221,6 11 2.437 - Lân 554 3,5 1.939 554 3,5 1.939 - Kali 138,5 13 1.800,5 138,5 13 1.800,5 - Thuốc BVTV 1.500 1.500 1.500 1.500 -Chi phí làm đất 5.540 5.540 5.540 5.540 - CP thu hoạch 4.155 4.155 4.155 4.155 Tổng chi 18.756,5 18.479,5 Tổng thu 6.648 8 53.184 7.479 7 52.353 Lợi nhuận 34.427,5 33.873,5

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hải Dương (2015)

Ở bảng 4.10 là hiệu quả kinh tế tính cho 1ha sản xuất hai giống lúa giống TBR225 trong mô hình, còn giống BC15 sản xuất đại trà không áp dụng khoa học kỹ thuật. Chi phí đầu vào về giống, phân, đạm và thuốc bảo vệ thực vật là như nhau. Tổng chi phí của bên áp dụng mô hình là là 53.184 triệu đồng, còn sản xuất đại trà là 52.353 triệu đồng, và tổng thu bên mô hình là 6.648kg còn bên áp dụng đại trà thu hoạch cao hơn đạt 7.479kg. Nhưng khí bán giá thành giống TBR225 cao hơn và chất lượng gạo ngon hơn giống BC 15 sản xuất đại trà. Lợi nhuận thu về từ mô hình là 34.427,5 triệu đồng còn sản xuất đại trà được 33.873,5. Qua những kết quả đó thì chứng tỏ lợi ích của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất có hiệu quả kinh tế rất cao.

Mô hình hành

Không chỉ tiến hành các mô hình thử nghiệm các giống lúa mới mà Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương còn phối hợp với các công ty phân bón để thực hiện các mô hình phân bón trên các cây trồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Cũng trong năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương phối hợp cùng Công ty xuất nhập khẩu – thương mại Kim Chính tiến hành mô hình sử dụng phân DAP cho cây hành trên địa bàn huyện Kinh Môn và đã cho hiệu quả rất tốt:

Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế cho 1ha hành sử dụng phân DAP Hạng mục Hạng mục Mô hình Đại trà Số lượng (Kg) Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) Số lượng (Kg) Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) 1.Chi phí - Giống 405 25 10.125 405 25 10.125 - Phân bón 11.000 11.000 11.000 11.000 - Thuốc 5.540 5.540 5.540 5.540 - Chi phí làm đất 5.540 5.540 5.540 5.540 2. Tổng chi 32.205 32.205 3.Tổng thu 15.235 12 182.820 14.404 12 172.848 4. Lợi nhuận 150.615 140.643

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hải Dương (2015)

Từ bảng 4.11 là hiệu quả kinh tế tính cho 1ha sản xuất hành. Nhìn vào bảng trên ta thấy chi phí đầu vào của mô hình trình diễn và đại trà đều như nhau. Số lượng thu hoạch của mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất tăng là 15.235 kg trên 1ha, còn trong sản xuất đại trà không áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới số lượng đạt 14.404kg/1ha. Vì vậy lợi nhuận thu về từ mô hình đạt rất cao 150.615 triệu đồng trên 1ha sản xuất hành, còn lợi nhuận của 1ha hành sản xuất theo đại trà là: 140.643 triệu đồng. Từ kết quả đó qua đây đã có nhiều người dân tham quan tìm hiểu quy trình phương thức canh tác của mô hình và đưa vào áp dụng ngày một rộng.

Mô hình chăn nuôi

Bên cạnh sự phát triển của ngành trồng trọt thì chăn nuôi cũng phát triển mạnh trong thời gian gần đây để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân. Trong năm 2015 Trung tâm đã thực hiện mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã Hoa Thám – Chí Linh.

Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà an toàn sinh học Hạng mục Hạng mục Mô hình Đại trà Số lượng (con) Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) Số lượng (con) Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) 1.Chi phí - Giống 1.000 7 7.000 1.000 7 7.000 - Thức ăn 1.000 55 55.000 1.000 55 55.000 - Vacxin, thuốc 1.000 5 5.000 1.000 5 5.000 - Hóa chất sát trùng 1.000 0,5 500 1.000 0,5 500 - Chi phí điện, nước 1.000 2 2.000 1.000 2 2.000

- Chi phí nhân công 4.500 9.000 4.500 9.000

- Tỷ lệ sống 92- 95%

2. Tổng chi 78.500 78.500

3.Tổng thu 2 45 85.500 1,8 45 76.950

4. Lợi nhuận 7.000 - 1.550

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hải Dương (2015)

Hoàng Hoa Thám là một xã vùng xâu vùng xa của huyện Chí Linh thu nhập kinh tế trong nông nghiệp chủ yếu là sản phẩm từ trồng trọt và lâm nghiệp. Sản xuất chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế và trình độ tiếp cận với khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế, vật nuôi trong vùng chủ yếu là gia súc nên thời gian cho thu nhập kéo dài mà hiệu qủa kinh tế lại không cao. Chăn nuôi gia cầm là một hình thức mang lại hiệu quả kinh tế nhanh nhất nếu biết đầu tư về kỹ thuật và kinh tế một cách hợp lý. Chính vì lý do đó mà Trung tâm khuyến nông đã tổ chức thực hiện mô hình nhằm mục đích cho người dân nắm được các quy trình kỹ thuật nuôi gà, sau đó từ kết quả mô hình được bà con tìm hiểu và nhân rộng.

Từ bảng 4.12 ta thấy giữa chăn nuôi gà trong mô hình và nuôi theo đại trà việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi giúp người dân tăng năng suất hơn so với cách nuôi thông thường. Trừ chi phí giống, thức ăn và các loại chi phí khác mô hình nuôi gà an toàn sinh học thu lợi nhuận 7.000.000đ còn lợi nhuận từ nuôi theo kiểu truyền thống năng suất thấp hơn lên lợi nhuận không có

con nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi để thu lợi nhuận cao hơn so với kiểu nuôi truyền thống.

Mô hình thủy sản

Hải Dương là tỉnh có tiềm năng về đất đai, mặt nước, điều kiện tự nhiên, lao động và lợi thế để phát triển toàn diện về thuỷ sản. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển dịch kinh tế của Tỉnh uỷ, đặc biệt là thực hiện những đề án, dự án chuyển đổi đất trũng, kém hiệu quả sang đào ao nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ở khắp các địa phương trong tỉnh, cộng với việc áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, phương thức nuôi, thị trường... ngành thuỷ sản đã có tốc độ phát triển cao cả về diện tích, năng suất, sản lượng, đưa giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản tăng bình quân trên 10%/năm.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng năng suất, sản lượng cho người nuôi và để người dân yên tâm đầu tư thâm canh thì cần phải đưa vào các đối tượng nuôi mới phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Năm 2015 được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương cho thực hiện mô hình nuôi ghép cá Chép V1.

Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi ghép cá Chép V1 là chính

Hạng mục

Mô hình Đại trà

Số

lượng (1.000đ) Đơn giá

Thành tiền (1.000đ) Số lượng (Con) Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) 1.Chi phí - Giống (Con) 30.000 1,5 45.000 30.000 1,5 45.000 - Thức ăn (Kg) 12.000 15 180.000 12.000 15 180.000 - Vôi (Kg) 1.750 2 3.500 1.750 2 3.500 - Thuốc hóa chất (Kg) 30 100 3.000 - Chi phí khác 30.000 30.000 2. Tổng chi 261.500 258.500 3. Tổng thu 8.904,6 40 356.184 8.000 40 320.000 4. Lợi nhuận 94.684 61.500

Mục đích của mô hình là áp dụng một số kỹ thuật nuôi mới đối với bà con nông dân trong sản xuất, với mô hình này thì sẽ cho thu nhập cao trên một đơn vị diện tích, năng suất đạt trên 8,9 tấn/ha, dễ chăm sóc và quản lý, thuận lợi trong việc cấp và thoát nước, hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Cá chép V1 có chất lượng thịt tương đối thơm ngon, tốc độ sinh trưởng cao, và được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà, mở ra một hướng mới cho người nuôi thủy sản. Sau 9 tháng tiến hành nuôi cho thấy năng suất cao hơn so với truyền thống. Qua bảng 4.13 cho ta thấy: Năng suất nuôi cao hơn so với truyền thống là hơn 9 tạ, từ đó cho lợi nhuận cao hơn.

4.2.3.2.Chất lượng mô hình trình diễn

Trong quá trình nghiên cứu và điều tra 3 xã được chọn nghiên cứu xã Đức Chính – Cẩm Giàng, xã Lạc Long – Kinh Môn và xã Ngô Quyền – Thanh Miện với số hộ nông dân chọn ngẫu nhiên để điều tra là 90 hộ, trong 90 hộ nông dân được chọn tại 3 xã thì có 67 hộ nông dân tham gia thực hiện các mô hình trình diễn trên địa bàn trong những năm gần đây chiếm tỷ lệ 74,44% số hộ điều tra.

Từ bảng 4.14 cho ta thấy số liệu điều tra từ các hộ có tham gia thực hiện mô hình điểm.

Tại xã Đức Chính có 22 hộ nông dân tham gia các mô hình trình diễn trong tổng số 30 hộ điều tra, chiếm tỷ lệ 73,33%. Kết quả cho thấy, có 14 hộ, chiếm tỷ lệ 63,63% cho đánh giá là các mô hình điểm dễ áp dụng; có 6 hộ, chiếm tỷ lệ 27,27% cho đánh giá là mức độ áp dụng của mô hình điểm là bình thường; có 2 hộ cho đánh giá là mô hình điểm khó áp dụng, chiếm tỷ lệ 9,10%. Còn lại không đưa ra ý kiến đánh giá;

- Tại xã Lạc Long với 30 phiếu điều tra thì có 25 hộ đã được tham gia vào các mô hình điểm. Kết quả cho thấy, có 16 hộ cho đánh giá là mô hình điểm dễ áp dụng, chiếm tỷ lệ 64,00%; có 4 hộ cho đánh giá là mức độ áp dụng của mô hình là bình thường, chiếm tỷ lệ 16,00%; có 2 hộ cho đánh giá là mô hình điểm khó áp dụng, chiếm tỷ lệ 8,0%. Còn lại có 3 hộ tham gia điều tra không đưa ra ý kiến.

- Với xã Ngô Quyền: có 20 hộ nông dân là đã tham gia các mô hình điểm trong 30 hộ tham gia điều tra. 20 hộ đã tham gia thực hiện các mô hình điểm do

Trung tâm xây dựng trong thời gian gần đây, chiếm tỷ lệ 22,22% tổng số hộ điều tra. Kết quả cho thấy, có 10 hộ cho đánh giá là mô hình điểm dễ áp dụng, chiếm tỷ lệ 50,00% tổng số hộ cho đánh giá; có 5 hộ cho đánh giá là mức độ áp dụng của mô hình là bình thường, chiếm tỷ lệ là 25,00%; có 8 hộ cho đánh giá mức độ áp dụng của mô hình điểm là khó, chiếm tỷ lệ 11,94%; và 1 hộ đã không đưa ra ý kiến đánh giá, chiếm tỷ lệ là 5,0%.

Như vậy, trong tổng số 90 hộ điều tra và với 67 hộ điều tra có tham gia vào xây dựng mô hình điểm trong thời gian gần đây thì đã có 40 hộ cho đánh giá là mức độ áp dụng của mô hình là dễ, chiếm tỷ lệ 59,70%; có 15 hộ tham gia mô hình điểm cho đánh giá mức độ áp dụng của mô hình là bình thường, chiếm tỷ lệ là 22,79%; có 8 hộ cho đánh giá là mức độ áp dụng của mô hình là khó áp dụng, chiếm tỷ lệ là 11,94% và 4 hộ đã không đưa ra ý kiến đánh giá nào, chiếm tỷ lệ 5,97%.

Số liệu bảng 4.15 cho thấy hiệu quả và chất lượng của mô hình điểm. Tại xã Đức Chính trong 30 hộ điều tra, chọn 22 hộ kết quả cho thấy trong đó có 17 hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)