Đánh giá chất lượng của hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 78 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh Hải Dương

4.2.2. Đánh giá chất lượng của hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

4.2.2.1. Kết quả hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

Công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất là một trong những hoạt động quan trọng của hoạt động khuyến nông, là một trong những hình thức giáo dục, là quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của người dân, chuyển giao những cái mới để hoạt động sản xuất của hộ nông dân đạt hiệu quả cao hơn. Do vậy, trong suốt thời gian qua, công tác tập huấn luôn được cán bộ khuyến nông trên địa bàn Hải Dương tiến hành thường xuyên và liên tục.

Các đợt tập huấn được tổ chức định kỳ hoặc theo mùa vụ sản xuất tại địa phương. Trước mỗi đợt tập huấn, Trung tâm đều phối kết hợp với các Trạm khuyến nông huyện, cơ quan trong và ngoài ngành để khảo sát thực tế mỗi địa phương và xây dựng kế hoạch triển khai tập huấn trong đó có cả tập huấn cho cán bộ chỉ đạo và các hộ trực tiếp sản xuất.

Số liệu bảng 4.5 thể hiện kết quả công tác tập huấn và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất của khuyến nông ở Hải Dương trong 3 năm 2013 – 2015 cho thấy: Hoạt động tập huấn của Trung tâm khuyến nông chủ yếu là kỹ thuật trồng trọt, các nội dung về bảo quản chế biến, tổ chức sản xuất, thị trường, tổ chức nông dân chưa được chú trọng.

- Tổng số lớp tập huấn trong năm 2013 là 1.656 lớp, đến năm 2014 số lớp tập huấn là 1.622 lớp giảm đi 34 lớp so với năm 2013. Năm 2015, số lớp tập huấn là 1.614 lớp, và giảm đi 8 lớp so với năm 2014. Trong 3 năm, đội ngũ khuyến nông của cả hệ thống khuyến nông Hải Dương đã tổ chức được 4.892 lớp tập huấn, số lượng các lớp tập huấn giảm đi qua các năm. Đây là một điều kiện hết sức khó khăn khi chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến bà con nông dân, nhưng khi số lượng lớp tập huấn giảm thì số lượng người đến tham dự tập huấn lại tăng đều qua 3 năm như năm 2013 là 99.360 lượt người tham dự, năm 2014 là: 110.000 lượt và năm 2015 là: 100.000 lượt. Bình quân 63 người tham dự một lớp tập huấn.

Hoạt động tập huấn của hệ thống khuyến nông Hải Dương bao gồm các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, trong giai đoạn hiện nay thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp số lượng lớp tập huấn trồng trọt tăng lên, năm 2013 có 1.328 lớp, năm 2014 là 1.352 và đến năm 2015 giảm còn 1.251 lớp tỷ lệ này giảm đi vì vừa qua xảy ra không ít những dịch bệnh đạo ôn, bạc lá ....nên ảnh hưởng tới tâm lý của người dân, gây tác động không nhỏ tới công tác khuyến nông và chất lượng các buổi tập huấn.

Trên thực tế hiện nay, phần lớn các lớp tập huấn vẫn được mở theo hình thức khuyến nông hỗ trợ hoàn toàn về kinh phí và cấp phát dụng cụ học tập cho nông dân như sách, bút, do đó, một bộ phận người dân tham dự các lớp tập huấn với y thức học chưa cao và chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, việc mở rộng các lớp tập huấn của Trung tâm luôn gặp phải những khó khăn về kinh phí, đây là vấn đề đòi hỏi Trung tâm cần sớm giải quyết và cần cả sự giúp đỡ của các cấp, ngành.

Bên cạnh các lớp tập huấn do Trạm tổ chức là các lớp tập huấn do cơ sở (xã) tổ chức cũng đã thu hút được lượng lớn người nông dân tham dự. Đây có thể xem là một tín hiệu đáng mừng thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn và sự cố gắng của đội ngũ khuyến nông.

Bảng 4.5. Kết quả công tác tập huấn và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất trong 3 năm 2013 – 2015

Diễn giải ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ 1. Tổng số lớp tập huấn Lớp 1.656 100,00 1.622 100,00 1.614 100,00 97.95 99.51 98.73 1.1 Phân theo ngành - Trồng trọt Lớp 1.328 80,19 1.352 83,35 1.251 77,50 101.81 92.53 97.17

- Chăn nuôi – thủy sản Lớp 207 12,5 185 11,41 271 16,79 89.371 146.49 117.93

- Phát triển TT, CB, TTNS Lớp 121 7,31 85 5,24 92 5.71 70.25 108.24 89.25

1.2 Theo đối tượng tổ chức

- Trung tâm tổ chức Lớp 52 3,14 60 3.70 60 3,71 115.381 100.00 107.69

- Trạm tổ chức Lớp 1.604 96,86 1.562 96,30 1.554 96,29 97.381 99.49 98.44

2. Số người tham dự Người 99.360 110.000 100.000 110.71 90.91 100.81

- Bình quân người/lớp Ng/lớp 60 68 62 113.33 91.18 102.26

3. Số tài liệu cấp phát Bản 85.000 100.000 100.000 117.65 100.00 108.83

Nguồn: Trung tâm khuyến nông Hải Dương (2015)

4.2.2.2. Chất lượng hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

Tài liệu tập huấn khuyến nông thường là những bản quy trình kỹ thuật, những tập san khuyến nông. Những tài liệu này chủ yếu là khuyến nông tỉnh cung cấp hay giảng viên tự biên soạn. Nội dung của các tài liệu thường bám sát với buổi tập huấn mà bà con tham gia, ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu ... từ đó bà con có thể làm theo một cách dễ dàng. Thời gian tập huấn có thể kéo dài hoặc ngắn tuỳ theo yêu cầu của TBKT áp dụng vào sản xuất và còn tuỳ theo nhu cầu của người dân. Thời điểm tập huấn thường là sau khi phổ biến TBKT mới đó trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người nông dân biết trước và trước khi đi vào xây dựng mô hình trình diễn.

Số liệu bảng 4.6 thể hiện đánh giá của hộ nông dân về nội dung, phương pháp và tài liệu sử dụng trong các lớp tập huấn, kết quả cho thấy:

- Về nội dung tập huấn: có 57phiếu trong tổng số 90 hộ nông dân được hỏi cho đánh giá là nội dung tập huấn phù hợp, chiếm tỷ lệ 63,33%. Có 27 người được hỏi có đánh giá nội dung tập huấn là ít phù hợp, chiếm tỷ lệ 30,00% tổng số người được hỏi. Về đánh giá nội dung tập huấn chưa phù hợp, không có ý kiến nào được chọn. Và có 6 trong số 90 người được hỏi, chiếm tỷ lệ 6,67% không đưa ra ý kiến đánh giá;

- Về phương pháp tập huấn: có 51 người tương đương với tỷ lệ 56,67% có đánh giá là phương pháp tập huấn là phù hợp. Có 18 người được hỏi, chiếm tỷ lệ 20% là cho đánh giá phương pháp tập huấn ít phù hợp. Có 9 người cho đánh giá là phương pháp tập huấn chưa phù hợp, chiếm tỷ lệ 10,00%. Có 12 người không đưa ra ý kiến đánh giá, chiếm tỷ lệ 13,33% trong tổng số người được hỏi;

- Về tài liệu tập huấn đã cấp phát: có 75 người cho đánh giá là tài liệu tập huấn là phù hợp, chiếm tỷ lệ 83,33%. Có 12 người cho đánh giá là tài liệu tập huấn ít phù hợp, chiếm tỷ lệ 13,33%. Không có ý kiến đánh giá nào cho rằng tài liệu tập huấn chưa phù hợp. Và có 3 người được hỏi đã không đưa ra đánh giá, chiếm tỷ lệ 3,34%.

Bảng 4.6. Sự phù hợp của các lớp tập huấn Khuyến nông Hải Dương (N =90)

Nội dung: ý kiến đánh giá

Phù hợp Ít phù hợp Chưa phù hợp Không ý kiến Số

phiếu

% Số phiếu

% Số phiếu % Số phiếu %

1. Nội dung tập huấn 57 63,33 27 30,00 0 0 6 6,67 2. Phương pháp tập huấn 51 56,67 18 20,00 9 10,00 12 13,33 3. Tài liệu tập huấn 75 83,33 12 13,33 0 0 3 3,34

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Số lượng giảng viên của hệ thống khuyến nông cơ sở là chuyên trách. Nhìn chung số cán bộ khuyến nông chuyên trách trên địa bàn huyện có khả năng tập huấn cho nông dân đang ở mức trung bình chưa tương xứng với tiềm năng. Theo kết quả điều tra số liệu bảng 4.7 là kết quả đánh giá về năng lực cán bộ khuyến nông trong hoạt động tập huấn qua đánh giá của cán bộ cùng cấp và đánh giá của cán bộ cấp trên dành cho cấp dưới, cho thấy:

- Đối với đánh giá của các cán bộ cùng cấp

+ Về trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông có 73,33% số cán bộ khuyến nông được hỏi cho đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông là tốt; 13,33% số cán bộ được hỏi cho đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông là trung bình; 6,67% cho đánh giá là kém về trình độ chuyên môn và 6,67% số cán bộ được hỏi đã không đưa ra ý kiến đánh giá;

+ Về phương pháp khuyến nông: có 66,67% số cán bộ được hỏi cho đánh giá về phương pháp khuyến nông của đội ngũ cán bộ khuyến nông là tốt; có 16,67% ý kiến đánh giá là trung bình; 13,33% ý kiến đánh giá là phương pháp khuyến nông của cán bộ khuyến nông còn kém; và 3,33% số người được hỏi đã không đưa ra ý kiến đánh giá;

+ Về sự nhiệt tình và năng động của đội ngũ cán bộ khuyến nông: có 80,00% số người được hỏi cho đánh giá là tốt; có 20,00 cho đánh giá là trung bình; và không có ý kiến nào cho đánh giá là kém. Tất cả số người được hỏi đều cho ý kiến đánh giá của mình.

- Đánh giá của cấp trên dành cho cấp dưới

+ Về trình độ chuyên môn có 33,33% ý kiến đánh giá cho là tốt; 56,67% số ý kiến đánh giá cho rằng trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ khuyến nông còn ở mức trung bình và 6,67% số ý kiến đánh giá cho rằng trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông còn ở mức kém;

+ Về phương pháp khuyến nông: có 36,67% số ý kiến đánh giá của cán bộ cấp trên cho rằng phương pháp khuyến nông của các cán bộ khuyến nông là tốt; có 50,00% ý kiến đánh giá cho rằng phương pháp khuyến nông còn ở mức trung bình và 10,00% cho đánh giá phương pháp khuyến nông của cán bộ khuyến nông cấp dưới là ở mức kém;

Bảng 4.7. Năng lực cán bộ khuyến nông qua hoạt động tập huấn

ĐVT: %

Diễn giải

Cán bộ đánh giá cán bộ

cùng cấp Cấp trên đánh giá cấp dưới

Tốt TB Kém Không

ý kiến Tốt TB Kém

Không ý kiến

1. Trình độ chuyên môn 73,33 13,33 6,67 6,67 33,33 56,67 6,67 3,33

2. Phương pháp khuyến nông 66,67 16,67 13,33 3,33 36,67 50,00 10,00 3,33

3. Nhiệt tình và năng động 80,00 20,00 0 0 53,33 36,67 6,67 3,33

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

+ Về sự nhiệt tình và năng động: có 53,33% số người được hỏi cho đánh giá là tốt; có 36,67 cho đánh giá là trung bình; có 6,67 ý kiến đánh giá là kém và có 3,33 không ý kiến nào. Tất cả số người được hỏi đều cho ý kiến đánh giá của mình.

Số liệu bảng 4.8 là kết quả đánh giá của hộ nông dân về năng lực cán bộ khuyến nông huyện và các khuyến nông viên cơ sở thông qua các buổi tập huấn cho thấy:

- Đối với cán bộ khuyến nông tỉnh: có 26 ý kiến đánh giá cho rằng là rất tốt, chiếm tỷ lệ 29,0% tổng số ý kiến đánh giá; có 50 ý kiến đánh giá là tốt, chiếm tỷ lệ 55,50%; có 10 ý kiến cho là chưa tốt, chiếm tỷ lệ 11,10% và có 4 người được hỏi đã không đưa ra ý kiến đánh giá. Như vậy, với đánh giá ở mức rất tốt và tốt đã có được 84% sự đồng tình;

- Đối với cán bộ khuyến nông huyện: có 18 ý kiến đánh giá cho rằng là rất tốt, chiếm tỷ lệ 20,00% tổng số ý kiến đánh giá; có 40 ý kiến đánh giá là tốt, chiếm tỷ lệ 44,44%; có 27 ý kiến cho là chưa tốt, chiếm tỷ lệ 30,00% và có 5 người được hỏi đã không đưa ra ý kiến đánh giá. Như vậy, với đánh giá ở mức rất tốt và tốt đã có được 64% sự đồng tình;

- Đối với khuyến nông viên cơ sở: có 17 ý kiến đánh giá là rất tốt, chiếm tỷ lệ 18,89%; 28 ý kiến đánh giá là tốt, chiếm tỷ lệ 31,11%; 45 ý kiến đánh giá là chưa tốt, chiếm tỷ lệ 50,00% và có người đã không đưa ra ý kiến đánh giá. Như vậy, với các khuyến nông viên cơ sở, những ý kiến đánh giá ở mức rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ 50,00% tổng số các ý kiến đánh giá thu được.

Bảng 4.8. Đánh giá của hộ nông dân về năng lực cán bộ khuyến nông (N=90)

Diễn giải Rất tốt Tốt Chưa tốt Không ý kiến Số phiếu) (%) Số phiếu) (%) Số phiếu) (%) Số phiếu) (%) Cán bộ KN tỉnh 26 29,00 50 55,56 10 11,10 4 4,34 Cán bộ KN huyện 18 20,00 40 44,44 27 30,00 5 5,56 KNV cơ sở 17 18,89 28 31,11 45 50,00 0 Tổng cộng 61 33,95 118 65,56 82 45,56 9 4,95 Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Qua những vấn đề trên thì chất lượng của công tác tập huấn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn chưa cao, trong khi đó số lượng các buổi tập huấn ngày càng giảm đi, cán bộ khuyến nông cơ sở còn làm chuyên trách nên khả năng tập huấn cho nông dân ở mức độ trung bình chưa tương xứng với tiềm năng. Theo kết quả điều tra của nông dân đánh giá về năng lực của cán bộ khuyến nông cơ sở còn yếu. Để nâng cao được chất lượng các buổi tập huấn cần phải làm tốt các khâu như là tăng cường việc đào tạo các giảng viên khuyến nông, nâng cao năng lực cho các cán bộ khuyến nông viên cơ sở để họ có trình độ, kỹ năng thuyết trình giảng giải cho bà con nông dân hiểu được những gì mà khuyến nông cần truyền đạt. Nội dung tài liệu khuyến nông cần đa dạng phong phú hơn nữa, có các hình ảnh minh hoạ làm cho người đọc thích thú, ham mê và cái quan trọng là hiểu, nhớ được các quy trình sản xuất của TBKT mới. Thời gian thời điểm tập huấn hợp lý, lựa chọn những học viên có khả năng tiếp thu cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông ở tỉnh hải dương (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)