Nhóm giải pháp phát triển sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 103 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Các giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Yên Thủy

4.4.4. Nhóm giải pháp phát triển sản xuất hàng hóa

4.4.4.1. Quy hoạch lại đất đai gắn với cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Mục đích của đổi điền, dồn thửa là tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu. Mỗi loại cây, con phù hợp với những loại đất khác nhau. Vì vậy, các địa phương cần phải xây dựng bản quy hoạch tổng thể về các loại đất, điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng vùng gắn với từng loại cây trồng, vật ni phù hợp để có phương án đổi điền, dồn thửa khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn và được nông dân đồng thuận, tránh gây những thiệt hại đáng tiếc cho người nông dân.

Đối với những nơi hệ thống thủy lợi, giao thơng nội đồng chưa hồn thiện xong, xã và thơn cần tích cực hồn thiện để sớm phục vụ cho sản xuất của các hộ dân. Còn đối với hệ thống thủy lợi đã hồn thiện thì cần tiến hành cải tạo, nạo vét thường xuyên nhằm tiết kiệm nguồn ngước cũng như tránh hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng của những cơng trình này. Với hệ thống giao thơng chính, liên thơn, liên xã và ngoài đồng ruộng, xã cần nâng cấp, tiến hành bê tơng hóa hay dải nhựa để thuận tiên cho việc đi lại, đưa máy móc ra ngồi đồng ruộng, vận chuyển vật tư cũng như thu hoạch.

4.4.4.2. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất

Trong những năm qua, ở huyện Yên Thủy việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã xuất hiện tương đối nhiều, đặc biệt là các mơ hình kinh tế trang trại, mơ hình mơ hình chăn ni kết hợp với lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các mơ hình cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, vẫn chưa đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của nơng dân. Do đó việc dồn điền đổi thửa là cơ hội “có một không hai” để các địa phương chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách toàn diện nhất, triển để nhất để từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân... Bên cạnh đó, cũng là cơ sở để áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất.

Qua thực tế ở các xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa chúng tôi nhận thấy các mơ hình kinh tế tổng hợp, đa dạng từ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, người nông dân đã biết sử dụng đất đai, lao động, vốn, bố trí thời vụ hợp lý theo hướng tập trung, chun mơn hóa, bước đầu đã có sự tham gia của 4 nhà và đang tiến đến việc xây dựng những mơ hình hoàn chỉnh từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ gắn kết với thị trường.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải gắn chặt nhiều yếu tố kỹ thuật trong một quy trình thống nhất, giữa khâu sản xuất với thị trường, giữa trách nhiệm và lợi ích của cán bộ KNKN với hộ nông dân. Bước đầu để người dân yên tâm phát triển sản xuất cần có những cơ chế khuyến khích lợi ích vật chất nếu mơ hình hiệu quả, nhưng cũng phải chia sẻ trách nhiệm về kinh tế nếu mơ hình khơng hiệu quả. Mỗi người dân tham gia áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm khi tiếp nhận mơ hình.

Bên cạnh đó, thơng qua việc quy hoạch các xã cần chủ động đề xuất với huyện cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng trong nội bộ ngành nơng nghiệp theo hướng mang lại hiệu quả kinh tế cao ví dụ như chuyển đổi đất chua, trũng sang nuôi trồng thủy sản, chăn ni, đất vàn cao có điều kiện sản xuất cây màu

sang sản xuất chuyên các loại cây màu có giá trị kinh tế cao, hướng cho các hộ nông dân áp dụng các cơng thức ln canh tăng vụ để tăng diện tích gieo trồng; kết hợp các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi với tái tạo bảo vệ tài nguyên đất.

Mặt khác, trong những năm tới, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế cao bên cạnh việc dồn điền đổi thửa cần tiến hành đồng bộ các giải pháp:

- Thứ nhất: Giải pháp về cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp:

+ Cơ giới hố trong sản xuất nơng nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, đảm bảo thời vụ, tăng năng suất cây trồng vật ni và giảm bớt được chi phí đầu tư cho sản xuất của các hộ nơng dân, hướng tới sản xuất hàng hóa, quy mơ lớn. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác này trên cơ sở.

+ Hỗ trợ đầu tư máy móc đảm bảo chất lượng, đảm bảo tính đồng bộ ở tất cả các khâu trong q trình sản xuất nơng nghiệp và có chính sáchhỗ trợ đào tạo người sử dụng máy. Trước mắt, tập trung cơ giới hoá ngành trồng trọt, nhất là đối với các khâu nặng nhọc, thời vụ khẩn trương như: Làm đất, gieo cấy, thu hoạch kết hợp với ra hạt và thuỷ lợi.

+ Tăng cường hợp tác sản xuất và sử dụng máy đạt hiệu quả cao đối với các hộ nông dân, HTX dịch vụ nông nghiệp và các doanh nghiệp.

- Thứ hai: Giải pháp về thị trường:

Có thể nói, hộ nơng dân dễ bị tổn thương và có lúc sẽ phải chịu thua thiệt mọi bề trong quá trình sản xuất nếu thiếu vai trị của Nhà nước trong việc hỗ trợ nơng dân tiếp cận về mặt thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào và đầu ra. Vì vậy:

+ Đối với thị trường vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp:

Nhà nước có chính sách bình ổn giá cả vật tư nơng nghiệp, tránh tình trạng giá cả leothang như thời gia vừa qua đảm bảo sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí, hộ nơng dân phải thu được lợi nhuận 25-30% từ quá trình sản xuất của hộ.

Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng và chủ động trong việc cung ứng giống, vật tư nông nghiệp cho hộnông dân đảm bảo kịp thời vụ.

+ Đối với thị trường nông sản thực phẩm:

Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển hệ thống thông tin dịch vụ thị trường nhằm hỗ trợ cập nhật thông tin thường xuyên tới các hộ nông dân và hướng dẫn

cho hộ nông dân tổ chức sản xuất hàng hoá, gắn hoạt động sản xuất và nhu cầu thị trường tránh tình trạng sản xuất tự phát, theo cảm tính, theo phong trào, … dẫn đến nơng sản phẩm làm ra nhiều lúc không tiêu thụ kịp, bị ép giá, thua lỗ, làm hộ nông dân hoang mang trong sản xuất.

Hỗ trợ hộ nơng dân tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, đảm bảo đầu ra cho nông sản thực phẩm tránh điệp khúc “Được mùa, mất giá” mà người nông dân nhiều khi phải chịu đựng. Xây dựng và tổ chức các mạng lưới thu mua nông sản của nông dân nghèo với giá cao hơn giá thị trường và bán dưới các nhãn hiệu nhân đạo có hỗ trợ cho nơng dân nghèo.Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “Bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tạo được mối gắn kết hài hoà hiệu quả của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến và tiêu thụ nơng sản thực phẩm với lợi ích của hộ nơng dân.

Hình thành các chợ đầu mối giúp nơng dân có điều kiện tiếp thị, tiêu thụ nơng sản thực phẩm. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng.

- Thứ ba: Giải pháp về khoa học kỹ thuật:

+ Thiếu kỹ thuật là một trong những khó khăn của hộ nơng dân trong quá trình sản xuất nơng nghiệp. Đặc biệt khi sản xuất hàng hóa với yêu cầu cho năng suất, chất lượng cao thì yếu tố kỹ thuật là rất quan trọng. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần tăng cường liên kết với các viện khoa học, các trường đại học, trung tâm nghiên cứu để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến, hiện đại vào sản xuất nhằm năng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thánh sản phẩm trên cơ sở:

+ Tăng cường đầu tư hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân, thanh niên nông thôn về kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm với nhiều hình thức đào tạo, trong đó tập trung hướng vào đào tạo gắn với thựctiễn, thơng qua mơ hình đã chuyển đổi hiệu quả để người được đào tạo lựa chọn và học tập.

+ Khuyến khích các cơ sở nhân giống, các trạm thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông triển khai chuyển giao công nghệ và khoa học kỹ thuật tại cơ sở.

- Thứ tư: Giải pháp về giảm thiểu các khoản đóng góp:

+ Việc giảm thiểu các khoản đóng góp để giảm bớt gánh nặng cho hộ nông dân trong quá trình sản xuấtlà cần thiết.

+ Nên xố bỏ hoặc có chính sách giảm mức thu cho hộ nơng dân nghèo đối với các loại phí thuộc thẩm quyền của địa phương quy định và quản lý như: vệ sinh môi trường, quỹ kiến thiết, quỹ ủng hộ đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh, quỹ người nghèo, quỹ tình nghĩa, quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ trẻ, ...

+ Có cơ chế giảm thu đối với quỹ đất 5% cơng ích do UBND xã quản lý, cho các hộ nơng dân thầu khốn.

- Thứ năm: Giải pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp:

+ Sản xuất nông nghiệp thường phải chống chọi với những rủi rodo đó gây tâm lý khơng thích làm nghề nơng, đặc biệt là sau dồi điền đổi thửa, số thửa ít, diện tích lớn thì vấn đề hạn chế rủi ro trong sản xuất nơng nghiệp càng được đặt ra.

+ Chính quyền các cấp cần làm tốt cơng tác dự tính, dự báo, chủ động phịng chống có hiệu quả các thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra.

+ Có cơ chế hỗ trợ kịp thời cho các hộ nông dân khi gặp rủi ro như hỗ trợ về giống, vật tư cho sản xuất; thu mua sản phẩm nông sản với mức giá theo dự tính khi giá trên thị trường xng thấp, ...

+ Thành lập Quỹ bình ổn giá nơng sản thực phẩm.

+ Nghiên cứu, xây dựng chính sách bảo hiểm sản xuất nơng nghiệp cho các hộ nông dân.

4.4.4.3. Liên kết sản xuất

Một trong những tồn tại hiện nay là trong sản xuất nơng nghiệp chưa có sự gắn kết được các đơn vị cung cấp, các cơ quan nghiên cứu với người sản xuất, do vậy chưa phát huy được hiệu quả sản xuất. Trong thời gian vừa qua, phịng Nơng nghiệp huyện đã liên kết với các cơng ty sản xuất phân bón, cung cấp giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện để các hộ nơng dân ứng trước phân bón, sau một vụ mới hoàn trả vốn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân giải quyết khó khăn về vốn, vật tư để sản xuất. Đây là mơ hình liên kết có hiệu quả cần được nhân rộng. Giải pháp cần thiết là phải có sự liên kết, hợp tác này là:

- Liên kết với các doanh nghiệp nhằm cung cấp giống, vật tư tốt, kịp thời, đảm bảo chất lượng, đồng thời giúp nông dân ổn định đầu ra của sản phẩm. đồng thời thực hiện việc liên kết, phối hợp với các Viện nghiên cứu, trường Đại học trong khảo nghiệm và chuyển giao nhẽng tiến bộ khoa học kỹ thuật để người dân tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình sản xuất tiên tiến, phù hợp với nhu cầu từng vùng trong huyện.

- Tăng cường sự gắn kết giữa nhà khoa học, cán bộ khuyến nông và nông dân để chuyển giao nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất phù hợp với nhu cầu của người dân, đem lại hiệu quả cao nhằm tăng giá trị của hàng nơng sản, góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Để sự liên kết trên hiệu quả trong thời gian tới địa phương cần chú ý đến các vấn đề sau:

+ Cần xác định và phân loại các đối tượng khách hàng để có các cách tiếp cận và phương pháp khuyến nơng thích hợp, tư vấn có thể cho từng hộ hoặc từng nhóm hộ nếu có nhu cầu.

+ Cần chú trọng đến các tác nhân trong chuỗi ngành hàng, bao gồm cả người sản xuất, buôn bán và người tiêu dùng. Các hoạt động cần được xây dựng dựa trên phương pháp "đối thoại 2 chiều" giữa hệ thống khuyến nông, khuyến ngư và người dân có nhu cầu.

Trong các vai trị cầu nối thơng tin 2 chiều và liên kết 4 nhà ở thì cầu liên kết 3 nhà: Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp có vai trị quan trọng nhất tới hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong cơ chế thị trường, thế nhưng qua q trình tìm hiểu chúng tơi thấy các mối liên kết trong sản xuất chỉ đơn thuần làm công tác kỹ thuật tức là chủ yếu liên kết giữa nhà khoa học và nhà nông mà chưa chú ý tới việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người nơng dân, vì vậy cán bộ địa phương cần phải phối hợp, tìm hiểu, liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành nơng nghiệp trong và ngồi huyện để giúp đỡ người nông dân trong việc bảo quản, chế biến cũng như tiêu thụ các nông sản đầu ra để người nơng dân có thể nâng cao hiệu quả sản xuất ở tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ.

4.4.4.4. Giải pháp về thị trường

Sản xuất hàng hóa phải gắn liền với thị trường tiêu thụ, sản phẩm tạo ra phải được tiêu thụ và tiêu thụ ổn định thì người dân mới yên tâm đầu tư cho sản xuất. Việc xúc tiến thương mại sẽ giúp cho địa phương, các hộ nông dân chủ động tiêu thụ sản phẩm làm ra với mức giá hợp lý, mang lại lợi nhuận là rất cần thiết sau khi các hộ đã dần chuyển sang sản xuất theo hướng hàng hóa. Vì vậy, để giúp người dân tiêu thụ được thì cần:

Thúc đẩy HTX, các doanh nghiệp nông nghiệp đứng ra tổ chức sản xuất, hợp tác thu mua sản phẩm của người nông dân, tạo liên kết 3 nhà “ Nhà nước – Nhà nông – Nhà doanh nghiệp” chặt chẽ, lâu dài. UBND xã, đặc biệt là hội nông dân nên đứng ra ký kết các hợp đồng kinh tế, thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp. Như vậy,

các hộ sẽ dễ tính tốn, giảm tình trạng được mùa mất giá, sản xuất không phải lo vấn đề đầu ra, giá cả, yên tâm sản xuất manglại giá trị cao hơn.

Xây dựng các chợ đầu mối thu mua nông sản tạo sự thuận tiện cho người nông dân. Nơi tập trung nông sản của nông dân để xuất bán cho người thu mua. Giúp cho họ bảo quản nông sản tốt nhất trước khi đến tay thu mua.

Thường xuyên cập nhập thông tin về giá cả của một số nơng sản chủ lực như: thóc, gạo, ngơ, lạc, đậu, các loại rau màu....thông qua các buổi sinh hoạt, qua đài phát thanh để người dân nắm bắt thông tin kịp thời. Tránh tình trạng thương lái ép giá người sản xuất. Hầu hết, nơng dân bị ép giá vì họ khơng nắm được giá cả thị trường, thông tin của họ thường rất chậm nên hay bị thiệt bán với giá thấp hơn giá cả thị trường. Do đó, cần liên tục cập nhập thường xuyên giá cả giúp cho người nông dân tránh thiệt hại đến mức tối thiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 103 - 109)