Nội dung công tác dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 25 - 27)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Nội dung công tác dồn điền đổi thửa

Bước 1: Tổ chức quán triệt chủ trương ''Dồn điền đổi thửa''

a/ Chuẩn bị văn bản

Các địa phương cần căn cứ vào các văn bản của Nhà nước, các Nghị quyết của Đảng để xây dựng các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch triển khai của địa phương mình.

b/ Tổ chức quán triệt, tuyên truyền

Hội nghị quán triệt chủ trương dồn điền đổi thửa được tổ chức ở tỉnh, huyện và xã với thành phần Bí thư, Chủ tịch HĐNĐ, UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đồn thể có liên quan.

Riêng cấp xã phải tổ chức Hội nghị quán triệt từ cấp uỷ Đảng cho đến đảng viên, thành viên HĐND, UBND, Mặt trận, các đoàn thể, cán bộ HTX, đội sản xuất, cán bộ thôn.

Tổ chức cơng tác tun truyền bằng các hình thức như đài, báo, thơng báo, vận động trong nhân dân để tạo sự đồng tình cao trong nội bộ thơn xóm. Phải coi đây là một cuộc vận động chính trị, tư tưởngsâu sắc, rộng khắp trong toàn Đảng, tồn dân, khơng được xem nhẹ cơng tác này.

Bước 2: Thành lập Ban chỉ đạo các cấp

Ban chỉ đạo thuộc cấp nào thì do cấp đó quyết định; tùy tình hình cụ thể từng huyện, từng xã mà quyết định số lượng thành viên tham gia Ban chỉ đạo. Các thành viên trong Ban chỉ đạo phải được phân công nhiệm vụ cụ thể.Ban chỉ đạo có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp tổ chức thực hiện việc dồn điền đổi thửa; trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc Ban chỉ đạo cấp dưới hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng đất

Giúp việc cho ban chỉ đạo ở các cấp là Tổ công tác gồm cán bộ từ các ngành có thành viên tham gia Ban chỉ đạo; riêng cấp xã được hợp đồng một số lao động từ 5 đến 7 người tùy theo khối lượng công việc.

Bước 3: Xây dựng phương án dồn điền đổi thửa và hướng dẫn nghiệp vụ

a. Điều tra khảo sát hiện trạng, tình hình quản lý và sử dụng đấtđai

trên cơ sở đó lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch sản xuất và lựa chọn phương án thực hiện cho phù hợp.

- Bản đồ hoặc sơ đồ ruộng đất theo hiện trạng, diện tích, danh sách các hộ có ruộng phải được niêm yết cơng khai tại từng thôn.

b. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là kế hoạch sản xuất cây,

con, hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi

Xây dựng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, thủy lợi, quy hoạch sản xuất để làm cơ sở cho việc xây dựng phương án chuyển đổi ruộng đất.

c. Tổ chức cho nông dân tự đăng ký chuyển đổi ruộng đất cho nhau

Phát động cho các hộ nông dân tự đăng ký chuyển đổi ruộng đất cho nhau theo quy hoạch của địa phương (trước hết trong anh em, dịng họ), số thửa/hộ, diện tích một thửa (theo mức quy định trong phương án của địa phương)

Tùy từng loại ruộng, đất, điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn ưu tiên cho các hộ nhận gọn 1 thửa, một vùng và cho làm thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch nếu số người đăng ký nhận ruộng có tổng diện tích tương ứng với loại đất này; sau đó tập hợp tại và thể hiện trên bản đồ (sơ đồ) diện tích đã đăng ký tự chuyển đổi để dân biết thực hiện.

d. Xây dựng phương án chuyển đổi ruộng đất

- Trên cơ sở hiện trạng ruộng đất và các quy hoạch về giao thông, thủy lợi nội đồng, quy hoạch sản xuất xây dựng phương án chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn chung cho tồn xã, hợp tác xã (những nơi có hợp tác xã); dự kiến quy tập đất cơng ích (đất 5%), xây dựng hệ số quy đổi cho từng loại đất, phân hạng đất, số thửa cho 1 hộ, diện tích bình qn cho một thửa.

- Xây dựng phương án chi tiết đến hộ nông dân ở từng thôn.

Lưu ý khi xây dựng phương án chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn theo cách “rút bù diện tích” khơng nên phân đất thành nhiều loại, hạng đất trong 1 thôn mà nên căn cứ vào năng suất sản lượng để hình thành từ 2 đến 4 nhóm đất chính để khi dồn ghép giao đất cho hộ nông dân để thu nhỏ số thửa đất.

- Tổ chức lấy ý kiến phương án chuyển đổi ruộng đất sau khi xây dựng thông qua hội nghị nông dân, để tu sửa hoàn chỉnh cho đến khi đạt được sự thống nhất theo quy chế dân chủ ở cơ sở thì trình cấp có thẩm quyền để phê duyệt phương án.

e. Tổ chức cho hộ nông dân đăng ký chuyển đổi ruộng đất cho nhau

Tổ chức cho các hộ nhận ruộng đất trên phương án và trên hồ sơ sổ sách: có thể áp dụng hình thức đăng ký hoặc bốc thăm nhận ruộng; cho phép các hộ chọn ghép theo dòng họ hoặc theo thuận lơi tiện canh tiện cư để đăng ký hoặc bốc thăm nhận ruộng. Lưu ý dù tổ chức đăng ký hoặc bốc thăm thì cũng phải tiến hành theo thứ tự: đăng ký hoặc bốc thăm ruộng xấu trước, ruộng tốt sau.

f. Tổ chức dồn điền đổi thửa gắn với huy động lao động cơng ích để kiến thiết lại giao thơng nội đồng và bờ vùng bờ thửatheo quy hoạch.

Bước 4: Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn giao ruộng ngoài thực địa

Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo xã cùng hộ sử dụng đất tiến hành đo đạc, cắm mốc, giao ruộng đất theo số lượng diện tích chuyển đổi hoặc theo mã bốc thăm để giao đất ngoài thực địa.

Lập biên bản giao đất ngồi thực địa và phiếu trích đo thửa đất để làm cơ sở hồn thiện hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 5: Hoàn chỉnh hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyển sử dụng đất

Căn cứ vào phiếu nhận ruộng, biên bản giao, nhận ruộng đất của từng hộ ngoài thực địa, Ban chỉ đạo xã có trách nhiệm giúp UBND xã hoàn chỉnh, thiết lập hồ sơ đất đai theo quy định hiện hành về hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ. (Phòng Tài nguyên&Môi trường huyện Yên Thủy, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 25 - 27)