Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác dồn diền đổi thửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 27 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác dồn diền đổi thửa

Thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình dồn điền đổi thửa nhưng chủ yếu nhất vẫn tập trung vào một số yếu tố chính nhất, chung nhất sau:

- Chính sách của Nhà nước

Chính sách giao đất nơng nghiệp ổn định lâu dài theo Nghị định 64/CP của Chính phủ đã làm cho thực tế tại các địa phương có những khó khăn trong quá trình chỉ đạo thực hiện DĐĐT như: khẩu được giao đất nay đã chết hoặc đã có nghề nghiệp khác, chuyển đi nơi khác nhưng ruộng đất được giao vẫn không rút được, sinh đẻ sau giao đất theo Nghị định 64/CP năm 1993 thì lại khơng có ruộng để giao cho họ sản xuất. Khẩu được giao đất nhưng nay đã chuyển đến địa

phương khác sinh sống hoặc từ địa phương khác chuyển đến nhưng chưa có giải pháp điều chỉnh rút hoặc giao đất cho họ.

Mặt khác, sự đền bù đất đai trong thời gian qua đang gây nên tình trạng, người dân kỳ vọng về chính sách đối với đất đai của Chính phủ trong tương lai. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế hiện nay của đất nước, khi Việt Nam có nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp đầu tư vào nước ngoài là việc đương nhiên. Nhưng khi đó diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho nhà máy, xí nghiệp mọc lên. Khi đó người dân đã bán ruộng đất để lấy một khoản tiền. Vì thế nhiều người hy vọng ruộng đất của mình được đền bù khi thu hồi đất, nên họ nghĩ không cần phải tham gia vào DĐĐT.

Trong khi đó trình độ, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ về công tác dồn đổi rất hạn chế và yếu kém nên chưa tạo được sức thuyết phục và chưa củng cố được lòng tin của người dân khi đứng trước một quyết định thay đổi có ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ.

- Vị trí địa lý, địa hình

Một số địa phương có địa hình ruộng bậc thang, khơng bằng phẳng, khơng chủ động được việc tưới tiêu, vị trí các thửa đất sản xuất có cả gần và xa đi lại khơng thuận tiện, có chỗ đất tốt có chỗ đất xấu nên khó khăn về việc cải tạo ruộng đồng. Do đó cơng tác vận động chuyển đổi gặp nhiều khó khăn.

- Yếu tố tâm lý của người dân

Từ khi góp ruộng vào HTX, rồi giao ruộng về cho hộ theo định suất, khoán 10 người nông dân đã quá quen với tập tục sản xuất nhỏ lẻ theo lối cũ nên khi đứng trước vấn đề chuyển đổi đất đai họ rất e ngại, nhất là đối với những nông hộ đang sở hữu những chân ruộng tốt, thuận lợi cho việc sản xuất, mặt khác thực tế ruộng đất nông nghiệp rất manh mún, một nơng hộ có thể có nhiều ruộng đất ở các vùng, các xứ đồng trong cùng một địa phương. Do vậy yếu tố quan trọng và gây ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất vẫn là sự chưa nhận thức được rõ vấn đề dẫn đến sự chưa đồng thuận trong nhân dân. Ở một số địa phương cơ sở với hàng nghìn hộ dân nhưng chỉ cần một vài hộ dân khơng đồng lịng thuận ý dồn đổi cũng sẽ làm cho tiến độ của cả vùng bị chậm, thậm chí là khơng thực hiện được. Chính vì thế điều quan trọng là phải làm sao để dân hiều, đồng lòng, cùng bàn cùng làm để đạt được hiệu quả và tiến độ cao trong công tác dồn đổi.

những thửa ruộng nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân chia tài sản. Vì thế mà người nơng dân rất quý trọng ruộng đất, ruộng đất là di sản thiêng liêng mà tổ tiên, ông cha để lại, con cháu là người được thừa kế. Để thuận tiện cho việc thừa kế cần có nhiều ơ thửa để phân chia cho nhiều người, từ đó diện tích của mỗi thửa dần dần nhỏ đi.

- Cơ sở hạ tầng

Nguồn ngân sách của địa phương cịn hạn hẹp nên kinh phí đầu tư cho việc xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng phục vụ cho chuyển đổi còn hạn chế, nhỏ giọt, nên hệ thống giao thơng đi lại khó khăn nhất là những ruộng ở xã khu dân cư, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất chưa đồng bộ chủ yếu là nước tự nhiên thông qua các con suối nhỏ dẫn về ruộng, có chỗ đã được kiên cố hóa, có chỗ mương máng đắp bằng đất, bằng ống bương, tre do nhân dân tự làm để dẫn nước vềcũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dồn điền đổi thửa ở một số địa phương.

- Năng lực cán bộ quản lý

Năng lực cán bộ quản lý cấp xã, cấp thơn xóm ở địa phương cịn có nhiều hạn chế do vậy chưa đưa ra được những phương án tối ưu nhất phù hợp với tình hình thực tế dồn điền đổi thửa, quá trình thực hiện phân chia, sắp xếp lại ruộng đất, và làm các thủ tục còn nhiều lúng túng, chưa khoa học cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác dồn điền đổi thửa.

- Các thủ tục chuyển đổi, cấp giấy chứng nhận QSD đất.

Sau khi dồn đổi công tác lập hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD đất lại theo kết quả mới địi hỏi các hộ gia đình phải kê khai đầy đủ các mẫu đơn, hồ sơ, xác định lại nhân thân trong hộ khẩu, chứng minh nhân dân để đưa vào hồ sơ đăng ký xét cấp giấy chứng nhận QSD đất mới. Một số GCN-QSD đất của các thửa đất cũ của hộ cần phải nộp lại thì đang thế chấp tại ngân hàng lấy vốn sản xuấtcũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác dồn điền đổi thửa.

- Mức độ sản xuất hàng hóa, hình thức tổ chức sản xuất.

Cơng tác dồn điền đổi thửa nhằm thúc đẩy mạnh mẽ người dân chuyển đổi diện tích, cải tạo đất, chủ động về thuỷ lợi, đầu tư các giống năng suất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thay đổi cơ cấu mùa vụ, tổ chức sản xuất những sản phẩm mang tính hàng hóa có giá trị cao là mong muốn của đại đa số các hộ.

Tuy nhiên có một số hộ từ trước đến nay do khơng có sức lao động nên chỉ gieo trồng những cây truyền thống, chăm sóc nhỏ lẻ, khơng có vốn để đầu tư vào

mảnh ruộng lớn nên không muốn thực hiện dồn đổi. Việc phải tìm những cây trồng mang tính chất hàng hóa cao, tổ chức sản xuất tập trung, vốn đầu tư phải lớn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác dồn điền đổi thửa.

- Mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp

Dồn điền đổi thửa đã ảnh hưởng lớn đến việc sắp xếp và phân công lại lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động hoạt động trong các lĩnh vực khác. Có một số hộ sản xuất nơng nghiệp đã nhượng, cho mượn hoặc cho thuê lại một phần diện tích sản xuất của gia đình mình cho những hộ khác khi lao động của hộ đã có việc làm ổn định ở nhiều nơi khác. Sự phân loại lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và lao động thương mại - dịch vụ chỉ có tính chất tương đối theo nguồn gốc thu nhập chính và thời gian tham gia sản xuất. Trên thực tế thì lao động trong các hộ dù đã tham gia vào các ngành nghề khác nhưng vẫn có một số thời gian tham gia sản xuất nơng nghiệp. Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động đã có sư thay đổi đáng kể theo hướng giảm lao động sản xuất nông nghiệp, tăng lao động trong các ngành nghề phi nơng nghiệp.

- Giải phóng lao động

Hiện nay, cùng với sự phát triển của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đòi hỏi cần một lực lượng lao động rất lớn. Thực tế ở các vùng nông thôn hiện nay xu hướng lao động trẻ, khỏe di cư đến các thành phố có nên cơng nghiệp phát triển ngày càng cao. Đây là thực tế đòi hỏi cần có sự giải phóng và chuyển dịch cơ cấu lao động. Chuyển dịch cơ cấu lao động nơng nghiệp cịn có vai trị cực kì quan trọngđối với phát triển nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp theo hướng đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn là giải pháp duy nhất tạoviệc làm, nâng cao thu nhập, giảm đói nghèo và phát triển nơng thơn tồn diện. Điều này sẽ dẫn đến tỷtrọng lao động nông thôn giảm và để phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế thì địi hỏi phảicó thời gian và những điều kiện vật chất nhấtđịnh.

- Kinh phí thực hiện

Một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nữa là thiếu vốn cho thực hiện dồn điền đổi thửa nhanh tạo điều kiện phát triển sản xuất nhưng do thiếu kinh phí trong đo đạc, dụng cụ, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất… nên tiến độ dồn điền đổi thửa bịchậm (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 27 - 31)